Pháp lệnh Lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam năm 1987 do Hội đồng Nhà nước ban hành
Số hiệu | 1-LCT/HĐNN8 |
Ngày ban hành | 02/11/1987 |
Ngày có hiệu lực | 14/11/1987 |
Loại văn bản | Pháp lệnh |
Cơ quan ban hành | Hội đồng Nhà nước |
Người ký | Võ Chí Công |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
HỘI
ĐỒNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1-LCT/HĐNN8 |
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 1987 |
VỀ LỰC LƯỢNG AN NINH NHÂN DÂN VIỆT NAM
Để tăng cường bảo vệ an ninh
quốc gia;
Để xây dựng lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam vững mạnh, góp phần xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này quy về Lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam.
Các cơ quan Nhà nước, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội và mỗi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ bảo vệ an ninh của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Lực lượng An ninh nhân dân hoạt động theo đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Các lực lượng vũ trang, cơ quan Nhà nước, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội và mỗi công dân có trách nhiệm cộng tác, giúp đỡ lực lượng An ninh nhân dân làm tròn nhiệm vụ.
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA LƯỢNG LƯỢNG AN NINH NHÂN DÂN VIỆT NAM
HỘI
ĐỒNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1-LCT/HĐNN8 |
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 1987 |
VỀ LỰC LƯỢNG AN NINH NHÂN DÂN VIỆT NAM
Để tăng cường bảo vệ an ninh
quốc gia;
Để xây dựng lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam vững mạnh, góp phần xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này quy về Lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam.
Các cơ quan Nhà nước, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội và mỗi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ bảo vệ an ninh của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Lực lượng An ninh nhân dân hoạt động theo đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Các lực lượng vũ trang, cơ quan Nhà nước, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội và mỗi công dân có trách nhiệm cộng tác, giúp đỡ lực lượng An ninh nhân dân làm tròn nhiệm vụ.
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA LƯỢNG LƯỢNG AN NINH NHÂN DÂN VIỆT NAM
TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG AN NINH NHÂN DÂN VIỆT NAM
Tổ chức bộ máy, trang bị phương tiện kỹ thuật về chuyên môn - nghiệp vụ và các phương tiện hoạt động khác của lực lượng An ninh nhân dân do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng quy định.
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ trong Lực lượng An ninh nhân dân được coi là làm nghĩa vụ quân sự.
Chế độ nghĩa vụ trong Lực lượng An ninh nhân dân áp dụng như chế độ nghĩa vụ quân sự do Luật nghĩa vụ quân sự quy định.
Hệ thống cấp bậc hàm quy định như sau:
Cấp tướng có 4 bậc:
Đại tướng,
Thượng tướng,
Trung tướng,
Thiếu tướng;
Cấp tá có 3 bậc:
Đại tá,
Trung tá,
Thiếu tá;
Cấp uý có 4 bậc:
Đại uý,
Thượng uý,
Trung uý,
Thiếu uý;
Cấp hạ sĩ quan có 3 bậc:
Thượng sĩ,
Trung sĩ,
Hạ sĩ;
Cấp chiến sĩ có 2 bậc:
Chiến sĩ bậc 1,
Chiến sĩ bậc 2.
Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm đối với sĩ quan quy định như sau:
Thiếu uý lên trung uý: 2 năm,
Trung uý lên thượng uý: 2 năm,
Thượng uý lên đại uý: 3 năm,
Đại uý lên thiếu tá: 4 năm,
Thiếu tá lên trung tá: 4 năm,
Trung tá lên đại tá: 5 năm. Việc xét thăng bậc hàm cấp tướng không quy định thời hạn.
Quyền phong và thăng cấp bậc hàm trong Lực lượng An ninh nhân dân quy định như sau:
Hội đồng Nhà nước phong, thăng bậc hàm đại tướng, thượng tướng;
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, thăng bậc hàm trung tướng, thiếu tướng;
Bộ trưởng Bộ Nội vụ phong, thăng cấp bậc hàm từ đại tá đến thiếu uý.
Cấp có quyền phong, thăng cấp bậc hàm nào thì được quyền tước, giáng cấp bậc hàm ấy.
Việc thăng hoặc giáng cấp bậc sĩ quan, mỗi lần chỉ được một bậc; trong trường hợp đặc biệt mới được thăng hoặc giáng nhiều bậc.
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA SĨ QUAN, HẠ SĨ QUAN, CHIẾN SĨ AN NINH NHÂN DÂN
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ An ninh nhân dân có nghĩa vụ:
1- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng với Nhà nước và nhân dân;
2- Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của lực lượng An ninh nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên;
3- Nêu cao tính trung thực, dũng cảm, bình tĩnh, linh hoạt, nhạy bén, yêu nghề, mài sắc tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao;
4- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, năng lực chuyên môn - nghiệp vụ, thường xuyên trau dồi phẩm chất cách mạng, tính tổ chức kỷ luật và rèn luyện thể lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Sĩ quan An ninh nhân dân chưa hết hạn tuổi phục vụ, vì lý do sức khoẻ và nếu có đủ số năm công tác theo quy định của Hội đồng bộ trưởng thì được hưởng chế độ hưu.
Sĩ quan an ninh nhân dân đã hết hạn tuổi phục vụ, khi có yêu cầu công tác, thì tiếp tục phục vụ trong lực lượng An ninh nhân dân, theo quyết định của Bộ trưởng Bộ nội vụ.
Hạ sĩ quan, chiến sĩ An ninh nhân dân phục vụ theo chế độ, nghĩa vụ được hưởng chế độ cung cấp theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.
Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 1987
|
Võ Chí Công (Đã ký) |