CHÍNH
PHỦ-ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
19/2008/NQLT/CP-UBTUMTTQVN
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2008
|
NGHỊ QUYẾT LIÊN TỊCH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP CÔNG TÁC CỦA
CHÍNH PHỦ VÀ ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
CHÍNH PHỦ - ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC
VIỆT NAM
Căn cứ Luật Tổ
chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày
16 tháng 12 năm 2002;
Để tăng cường sự phối hợp công tác đối với các nhiệm vụ có liên quan, nhằm nâng
cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam trong thời kỳ mới,
QUYẾT NGHỊ
Điều 1. Ban hành kèm
theo Nghị quyết này Quy chế phối hợp công tác của Chính phủ và Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Điều 2. Nghị quyết
này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quy
chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam ban hành ngày 24 tháng 4 năm 1996.
Điều 3. Các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Ban Thường trực,
các ban, đơn vị liên quan của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thi hành Nghị
quyết này.
Trong quá trình tổ
chức thực hiện Nghị quyết, Văn phòng Chính phủ, Ban Thường trực Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm kiến nghị Chính phủ và Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xem xét sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.
TM.
ỦY BAN TW MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
CHỦ TỊCH
Huỳnh Đảm
|
TM.
CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, TH (5b), UBTWMTTQVN (3b).
|
|
|
|
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP CÔNG TÁC CỦA CHÍNH PHỦ VÀ ỦY BAN
TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 19/2008/NQLT/CP-UBTUMTTQVN ngày
22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam)
Điều 1. Về phối hợp tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
1. Chính phủ và Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp chặt chẽ trong việc tập hợp,
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với việc phát huy dân chủ trong đời
sống xã hội, xây dựng đồng bộ các chính sách để phát huy mọi khả năng sáng tạo
của các tầng lớp nhân dân, động viên nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành chính
sách, pháp luật và thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Đảng, Nhà nước và chương trình hành động của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp, tạo điều kiện để Ban Thường trực Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức việc vận động, tập hợp các
nhân sĩ, trí thức, cá nhân tiêu biểu trong các dân tộc, các tôn giáo, chuyên
gia trên các lĩnh vực tham gia các hoạt động của Mặt trận tạo sự đồng thuận
trong xã hội; tuyên truyền, vận động người Việt Nam ở nước ngoài hướng về quê
hương, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.
3. Hàng năm, đại
diện của Chính phủ tham dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc do Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức.
Điều 2. Về phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân
1. Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi dự thảo kế hoạch tuyên truyền, vận động nhân
dân đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động mang tính toàn dân,
toàn diện đến Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để phối
hợp xây dựng. Cơ quan nhận được yêu cầu phối hợp có trách nhiệm tham gia ý kiến
để bảo đảm kế hoạch có tính khả thi cao.
2. Đối với các cuộc
vận động nhân dân mà Chính phủ xét thấy Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam nên chủ trì thì Thủ tướng Chính phủ trao đổi, thống nhất với Chủ tịch Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về mục đích, yêu cầu, nội dung và các
bước tiến hành, đồng thời tạo điều kiện để Mặt trận tổ chức thực hiện. Đối với
cuộc vận động nhân dân do Chính phủ chủ trì thì Chính phủ mời đại diện Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia.
Đối với cuộc vận động
nhân dân do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề xướng và chủ trì,
Chính phủ phối hợp, tạo điều kiện để Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tổ chức triển khai thực hiện.
Đối với cuộc vận động
nhân dân do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phát động cần có sự
phối hợp của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc
cuộc vận động nhân dân do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam phát động cần có sự phối hợp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ thì lãnh đạo hai bên thảo luận về mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc vận
động, các bước tiến hành và phối hợp cùng chỉ đạo triển khai thực hiện.
Điều 3. Về phối hợp xây dựng pháp luật
1. Hàng năm, Bộ Tư
pháp thông báo dự kiến chương trình, kế hoạch xây dựng luật, pháp lệnh của
Chính phủ để Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham
gia ý kiến chậm nhất là 15 ngày, trước khi dự thảo chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh được trình cơ quan có thẩm quyền.
Hàng năm, Ban Thường
trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi văn bản kiến nghị xây dựng
luật, pháp lệnh đến Bộ Tư pháp để trình Chính phủ cho ý kiến.
2. Chính phủ tham
gia ý kiến bằng văn bản đối với các dự án luật, pháp lệnh do Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì soạn thảo trước khi trình cơ quan có thẩm quyền
xem xét, quyết định.
3. Khi xây dựng mới,
sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ cơ bản
của công dân, đến các tầng lớp nhân dân do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam trực tiếp vận động; đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam; đến tổ chức bộ máy Nhà nước thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì
soạn thảo gửi dự thảo văn bản để Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tham gia ý kiến.
4. Khi xây dựng mới,
sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, chế độ, chính sách đối với cán bộ Mặt trận thì cơ quan chủ trì soạn
thảo gửi dự thảo để Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia ý kiến.
5. Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, góp ý kiến bằng văn bản về các dự thảo nêu tại
khoản 3, khoản 4 Điều này gửi các cơ quan soạn thảo và Thủ tướng Chính phủ; cơ
quan soạn thảo có trách nhiệm tiếp thu, giải trình theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Về phối hợp thực hiện công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp
1. Căn cứ Luật Bầu
cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
Chính phủ ban hành Nghị quyết liên tịch hướng dẫn quy trình hiệp thương lựa chọn,
giới thiệu những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân; tổ chức hội nghị lấy
ý kiến cử tri nơi công tác, nơi cư trú đối với những người ứng cử đại biểu Hội
đồng nhân dân; việc vận động bầu cử; những vấn đề phát sinh trong quá trình tiến
hành bầu cử, bảo đảm sự thống nhất trong việc chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân
dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp ở địa phương thực hiện công tác bầu cử
theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Nội vụ chủ
trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
hướng dẫn cơ cấu, thành phần của các tổ chức thành viên Mặt trận tham gia các tổ
chức phụ trách bầu cử; tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công
tác bầu cử; tổ chức hội nghị giao ban theo vùng, miền; chỉ đạo, kiểm tra công
tác bầu cử; tổng kết công tác bầu cử.
3. Bộ Tài chính chủ
trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam hướng dẫn việc sử dụng kinh phí bầu cử đối với các địa phương.
Điều 5. Về kiến nghị và trả lời kiến nghị của Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam
1. Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, kiến nghị của
nhân dân để phản ánh với Chính phủ. Chính phủ có trách nhiệm xem xét, xử lý và
có văn bản trả lời Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Chính phủ, Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khi nhận được đơn khiếu nại, tố cáo của
công dân do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chuyển
đến thuộc trách nhiệm giải quyết của mình, có trách nhiệm xem xét, giải quyết
và trả lời bằng văn bản đến Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Thời hạn
trả lời theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Định kỳ hàng
tháng, Thanh tra Chính phủ thông báo đến Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tổng hợp tình hình công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
3. Chính phủ, các
Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm nghiên cứu xem xét, xử lý và trả lời đối với
những kiến nghị của nhân dân về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc
đình chỉ thi hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của mình không
còn phù hợp với thực tế do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổng hợp
gửi đến.
Điều 6. Về các hoạt động giám sát và phản biện xã hội
1. Trong quá trình
tham gia giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nếu phát hiện có biểu hiện vi
phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức thuộc thẩm
quyền quản lý của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thì Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị bằng văn bản với các cơ quan
đó. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm xem xét và trả lời kiến nghị của Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo luật định.
2. Trong trường hợp
Chính phủ tổ chức hoạt động kiểm tra liên ngành về một lĩnh vực cụ thể trong phạm
vi một địa phương hoặc nhiều địa phương, khi cần thiết Chính phủ mời đại diện Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia đoàn kiểm tra đối với những vấn
đề liên quan đến quyền giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
3. Chính phủ phối
hợp, tạo điều kiện để Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện hoạt
động giám sát, phản biện xã hội theo quy định.
Điều 7. Về phối hợp ban hành văn bản liên tịch; gửi văn bản mới ban
hành
1. Chính phủ phối
hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Nghị quyết liên tịch
để hướng dẫn thi hành những vấn đề mà pháp luật quy định trách nhiệm tham gia
quản lý nhà nước của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo đề nghị của mỗi bên.
Bộ, cơ quan ngang
Bộ phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban
hành văn bản liên tịch để thực hiện những vấn đề có liên quan đến quyền, trách
nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp ở địa phương theo đề nghị của mỗi
bên.
2. Bộ, cơ quan
ngang Bộ phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam ban hành Quy chế phối hợp công tác để tổ chức thực hiện những công việc
liên quan theo đề nghị của mỗi bên.
3. Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ gửi Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành.
Điều 8. Về kinh phí hoạt động
1. Kinh phí hoạt động
của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do ngân sách Trung ương bảo đảm.
Hàng năm, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lập dự
toán ngân sách năm kế hoạch của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước
và các văn bản hướng dẫn Luật.
2. Trường hợp có
hoạt động đột xuất phát sinh chưa được bố trí trong dự toán kinh phí hoạt động
của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì Ban Thường trực Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng dự toán chi tiết gửi Bộ Tài
chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải quyết
theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 9. Về việc tham gia các kỳ họp, phiên họp
1. Chủ tịch Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được mời dự các phiên họp của Chính phủ,
cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ bàn về những vấn đề liên quan.
2. Thủ tướng, Phó
Thủ tướng Chính phủ hoặc các thành viên khác của Chính phủ được mời dự các kỳ họp
của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để phối hợp thực hiện các chương trình công tác
có liên quan.
Điều
10. Về trao đổi thông tin và làm việc liên tịch
1. Chính phủ, Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thường xuyên trao đổi thông tin về những vấn
đề có liên quan để bảo đảm hiệu quả trong phối hợp công tác.
Chính phủ gửi Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các báo cáo định kỳ về tình hình kinh
tế - xã hội và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam gửi Chính phủ các báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện
chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam.
2. Thủ tướng Chính
phủ và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức họp liên tịch
định kỳ hàng năm để kiểm điểm việc thực hiện Quy chế phối hợp công tác và bàn
nhiệm vụ phối hợp của năm sau.
3. Khi cần thiết,
Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam họp
để bàn về nội dung phối hợp công tác hoặc xử lý đề xuất, kiến nghị của mỗi bên.
Điều 11. Tổ chức thực hiện
Văn phòng Chính phủ,
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm theo
dõi, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này.