Nghị quyết liên tịch số 02/2000/NQLT-MTTW-UBATGTQG về việc vận động toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong cả nước do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia ban hành

Số hiệu 02/2000/NQLT-MTTW-UBATGTQG
Ngày ban hành 19/05/2000
Ngày có hiệu lực 03/06/2000
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia,Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Người ký Lê Ngọc Hoàn,Trần Văn Đăng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải,Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VN - UỶ BAN AN TOÀN
GIAO THÔNG QUỐC GIA
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/2000/NQLT-MTTW-UBATGTQG

Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2000 

 

NGHỊ QUYẾT LIÊN TỊCH

VỀ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA BAN THƯỜNG TRỰC ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ ỦY BAN AN TOÀN GIAO THÔNG QUỐC GIA VẬN ĐỘNG "TOÀN DÂN THAM GIA BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG” TRONG CẢ NƯỚC  

Tai nạn giao thông là một vấn đề xã hội bức bách, gây thiệt hại nhiều về tài sản của Nhà nước, tính mạng tài sản của nhân dân. Thời gian qua tuy được sự quan tâm của Nhà nước trong việc cải thiện nâng cao chất lượng các công trình giao thông và phương tiện giao thông, cũng như đã ban hành hàng loạt văn bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông : Nghị định 36/CP, 39/CP, 40/CP... nhưng ý thức chấp hành cũng như sự hiểu biết pháp luật của mọi người dân chưa cao nên tai nạn giao thông ngày càng gia tăng rất đáng lo ngại; 80% nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do lỗi của người tham gia giao thông, trong TNGT thì TNGT đường bộ chiếm tỉ lệ cao 96% về số vụ, 95% về số người chết và 98% số người bị thương.

Xuất phát từ những diễn biến phức tạp về tai nạn giao thông; từ quan điểm coi vấn đề trật tự an toàn giao thông mang tính xã hội sâu sắc; Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia phối hợp vận động "Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toán giao thông" trong cả nước. Nội dung vận động cần tập trung :

1 - Giáo dục mọi người dân hiểu biết về pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông nói chung, để họ "sống và làm việc theo pháp luật". Thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả các Nghị định 36/CP, 39/CP và 40/CP... qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

2- Mọi người dân có trách nhiệm tham gia bảo vệ các công trình giao thông và hành lang an toàn giao thông : cầu, đường, sân bay, bến cảng, nhà ga, luồng tầu...và phương tiện giao thông vận tải : ô tô, tàu hoả, máy bay, tầu thuỷ, phà và các phương tiện giao thông cá nhân để đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

3- Nâng cao chất lượng phương tiện giao thông và các công trình giao thông; giáo dục người tham gia giao thông có ý thức bảo vệ, bảo quản công trình, phương tiện và sử dụng nó một cách an toàn để giảm bớt tai nạn giao thông đặc biệt là giao thông đường bộ, đường sông và đường sắt.

Để thực hiện các nội dung trên, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc việt Nam và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia phối hợp thực hiện những công việc sau đây :

A/1 Uỷ ban Trung ương Mặt trận TỔ Quốc Việt Nam:

1 Thông qua cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư" và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Có nhiều hình thức, biện pháp để tuyên truyền, giáo dục nhân dân hiểu và thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về Trật tự an toàn giao thông; tạo dư luận mạnh mẽ lên án những hành vi và việc làm của những tập thể, cá nhân vi phạm luật lệ giao thông và gây ra tai nạn giao thông.

2- Phối hợp giữa các tổ chức thành viên của Mặt trận nhất là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Bộ Quốc phòng... thường xuyên tuyên truyền giáo dục đoàn viên, đội viên Đội Thiếu niên và Nhi đồng, hội viên, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.

Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc việt Nam thông qua hệ thống của mình lấy "Khu dân cư" làm địa bàn chỉ đạo để tuyên truyền, giáo dục và vận động "Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông"; thực hiện tốt các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông cũng như sử dụng phương tiện giao thông an toàn nhất.

Ở địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn, cơ quan, xí nghiệp, đơn vị quân đội thành lập "Hội đồng tự quản trật tự an toàn giao thông" để vận động cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, công chức, viên chức và nhân dân bảo vệ công trình, phương tiện giao thông an toàn. Xây dựng các mô hình quần chúng tham gia tự quản giao thông như "Đoạn đường tự quản", "Cung đường tự quản", "Bến phà tự quản, "Sân ga tự quản", "Đoàn tầu an toàn", "Chuyến bay an toàn", "Đầu xe an toàn"... Những nơi có giao thông đường sắt cần tiếp tục mở rộng và phát triển phong trào "Em yêu đường sắt quê em". .

3- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phối hợp cùng với ngành giao thông, ngành công an và các cơ quan Nhà nước bảo đảm an .toàn giao thông và hoàn thành nhiệm vụ vận tải; mặt khác có trách nhiệm giám sát, đấu tranh để ngăn chặn những vi phạm pháp luật Nhà nước nói chung và pháp luật an toàn giao thông nói riêng làm thiệt hại đến tài sản và tính mạng của.người dân.

Định kỳ 3 đến 6 tháng, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Phường, Xã, Thị trấn chủ trì tổ chức hội nghị đại biểu đại diện các đoàn thể, đơn vị quân đội (nếu có), Trưởng ban Mặt trận và các hộ gia đình tiêu biểu góp ý kiến xây dựng, phê bình những đơn vị, cá nhân vi phạm pháp luật giao thông và sử dụng phương tiện giao thông không an toàn; kiểm điểm vai trò trách nhiệm và ý thức bảo vệ giao thông tại phường, xã, thị trấn, đơn vị và khu dân cư.

4- Hàng năm, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn cán bộ chủ chốt Mặt trận để thông tin tình hình trật tự an toàn giao thông, những hiểu biết về Luật giao thông và đánh giá việc tổ chức phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông".

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố cùng với Ban An toàn giao thông địa phương hàng năm tổ chức kiểm tra, tổng kết đánh giá kết quả phong trào và xét khen thưởng những xã, phường, thị trấn, đơn vị, khu dân cư, những cá nhân sử dụng phương tiện giao thông có thành tích xuất sắc tham gia phong trào này.

B/- Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia :

1 Phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt nam tập huấn cho cán bộ chủ chốt của Mặt trận ở các tỉnh, thành phố hiểu biết về nội dung Luật An toàn giao thông..., cung cấp các tài liệu về luật giao thông để tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Thường xuyên thông báo với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận các chủ trương pháp luật của Nhà nước về An toàn giao thông và thông tin tình hình trật tự, an toàn giao thông trong cả nước.

2- Các cơ quan thành viên của Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia chỉ đạo cán bộ công chức, công nhân lao động trong ngành hưởng ứng thực hiện có kết quả phong trào "Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông". Nâng cao chất lượng công trình, chất lượng phương tiện, sử dụng phương tiện an toàn... 3.- Chủ trì tổ chức giao ban (3 tháng một lần)' để nghe các ban, ngành, đoàn thể và Mặt trận thông báo tình hình toàn dân thực hiện bảo đảm trật tự an toàn giao thông và thông báo tổng hợp tình hình vi phạm an toàn trật tự giao thông để cùng bàn hướng tiếp tục phối hợp chỉ đạo. Tổ chức các đoàn kiểm tra để đôn đốc toàn dân thực hiện tốt quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

4- Hỗ trợ những điều kiện cần thiết cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để : Tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về an toàn giao thông, phát động phong trào "Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông", phối hợp với Mặt trận tập huấn cán bộ chủ chốt về nội dung Luật an toàn giao thông và khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc.

C/ Chỉ đạo thực hiện :

1- Sau khi ban hành Nghị quyết phối hợp "Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông", Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia có kế hoạch hướng dẫn chỉ đạo hệ thống của mình tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

2- Ở các tỉnh, thành phố: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng với Ban An toàn giao thông địa phương xây dựng chương trình hành động "Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông" và phân công trách nhiệm cho từng tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình này.

3- Sáu tháng một lần, Ban Thường trực Uỷ ban Trưng ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì họp với các tổ chức thành viên Mặt trận và lãnh đạo Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia để đánh giá tình hình phối hợp chỉ đạo phong trào và thông báo cho địa phương biết về các hoạt động chung của cả nước.

4- Hàng năm gắn với việc xét duyệt khu dân cư tiên tiến xuất sắc trong cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên ở tỉnh, thành phố, quận, huyện, phường, xã; thị trấn cùng với Ban An toàn giao thông tiến hành kiểm tra, đánh giá phân loại vá xét chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia hoạt động phong trào và bảo đảm an toàn giao thông .

5- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố có.trách nhiệm báo cáo với cấp uỷ Đảng nội dung: Nghị quyết và chương trình hành động hưởng ứng thực hiện phong trào "Toàn dân tham gia bảo đảm an toàn giao thông"; lấy tháng 9 hàng nắm chỉ đạo cao điểm "Toàn dân tham gia bảo đảm giao thông không để xây ra tai nạn".

6- Ban Phong trào Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia chịu trách nhiệm giúp Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt nam và lãnh đạo Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Nghị quyết này có kết quả.

[...]