HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 84/2016/NQ-HĐND
|
Đồng
Tháp, ngày 08 tháng 12 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ CAO LÃNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6
năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1581/QĐ-TTg
ngày 09 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Đồng
bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2050;
Căn cứ Nghị quyết số
142/2013/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2013 của HĐND Tỉnh về việc thông qua Đồ
án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh
Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Xét Tờ trình số 126/TTr-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Tỉnh; Báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng
nhân dân Tỉnh; ý kiến
thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh tại kỳ
họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua nội dung phát triển kinh tế - xã hội
thành phố Cao Lãnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với một số nội dung như
sau:
1. Mục đích
- Xây dựng thành phố Cao Lãnh xứng tầm
là Trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa
của Tỉnh, trở thành thành phố xanh, từng bước hiện đại, đạt tiêu chí đô thị loại
II vào năm 2020 và đô thị loại I vào năm 2030; là trung tâm nghiên cứu, phát
triển và sáng tạo; là nơi khởi nghiệp của doanh nghiệp; kinh tế - xã hội phát
triển toàn diện, bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; phát triển các loại
hình dịch vụ đa dạng, chất lượng cao; phát triển kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ,
xây dựng nếp sống văn minh, con người thân thiện, bảo đảm vai trò là động lực
thúc đẩy kinh tế - xã hội toàn Tỉnh.
- Phát huy, khai thác hiệu quả các
giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa, trở
thành trung tâm dịch vụ du lịch của Tỉnh; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội,
công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; phát huy dân chủ và sức mạnh tổng
hợp của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.
2. Nhiệm vụ, giải
pháp
a) Về công tác
quy hoạch
- Tập trung đẩy nhanh công tác điều
chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Cao Lãnh đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 hướng ra sông Tiền.
- Huy động tổng hợp các nguồn lực để
tập trung hoàn thành sớm các dự án nâng cấp đô thị, các công trình cơ sở hạ tầng
thiết yếu (hệ thống giao thông thủy, bộ;
hệ thống điện, thông tin, cấp thoát nước;
các khu, cụm công nghiệp; kè bảo vệ bờ sông,....), đảm bảo điều kiện để nâng cấp
thành phố Cao Lãnh lên đô thị loại II vào năm 2020 và đô thị loại I trong giai
đoạn đến năm 2030.
b) Về phát triển
kinh tế
- Xây dựng các cơ chế, chính sách để
thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và
ngoài nước phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, hạ tầng du lịch,
hạ tầng thương mại, ưu tiên mở rộng chợ Trung tâm Cao Lãnh. Đẩy mạnh công tác
xã hội hóa lĩnh vực y tế, giáo dục.
- Thực hiện các chương trình liên kết
với các đơn vị, địa phương trong và ngoài tỉnh để khai thác
hiệu quả, bền vững các tiềm năng, lợi thế của thành phố Cao Lãnh về giao thông thủy, về du lịch sinh thái,..
- Phát triển các mô hình nông nghiệp
đô thị, nông nghiệp xanh gắn xây dựng nông thôn mới, tiếp tục phát huy vai trò
các Hội quán trong liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản giữa các doanh nghiệp với
các hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để
thành phố trở thành trung tâm dịch vụ, kết nối du lịch trong Tỉnh.
c) Về phát triển
văn hóa - xã hội; bảo đảm quốc phòng - an
ninh
- Tạo lập môi trường thuận lợi thu
hút có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển giáo dục - đào
tạo, y tế, khoa học - công nghệ; phát triển các trung tâm nghiên cứu, sáng tạo,
khu chức năng đô thị giáo dục - đào tạo; xây dựng thành phố là nơi khởi nghiệp;
- Khơi dậy vai trò chủ thể của cộng đồng
xã hội trong công tác tôn tạo, bảo tồn và phát huy các điểm di tích, giá trị lịch
sử, văn hóa, truyền thống; kiên trì tuyên
truyền, vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị, xây dựng hình ảnh
con người Cao Lãnh - Đồng Tháp văn minh, thân thiện, nghĩa tình.
- Xây dựng các giải pháp chủ động,
linh hoạt để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực có trình độ cao để
thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo
đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng khu vực phòng thủ vững
chắc trong tình hình mới.
d) Về xây dựng
chính quyền
Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của thành phố Cao Lãnh đảm bảo
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác. Duy trì và nâng cao chất
lượng cung ứng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; tăng cường kỷ luật, kỷ cương
hành chính để nâng cao hiệu quả bộ máy chính quyền phục vụ,
có tính năng động, sâu sát yêu cầu thực tiễn, phục vụ tốt nhất yêu cầu của tổ
chức, công dân.
đ) Đẩy mạnh thu hút đầu tư, huy động,
sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển
- Tranh thủ, sử dụng hiệu quả các nguồn
vốn đầu tư của Trung ương và chú trọng công tác kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài vào các dự án quan trọng về hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn
thành phố; hình thành các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và khai thác hiệu
quả của các cụm công nghiệp giáp thành phố Cao Lãnh; phát triển các ngành nghề
tiểu thủ công nghiệp ngoài khu vực đô thị.
- Tăng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách
nhà nước để mở rộng đô thị, xây dựng hạ tầng nông nghiệp, nông nghiệp đô thị;
xây dựng các công trình, dự án giao thông trọng điểm kết nối với đường dẫn vào
cầu Cao Lãnh, tuyến tránh Quốc lộ 30; đầu tư hạ tầng các điểm du lịch, khu nghỉ
dưỡng.
- Hỗ trợ thành phố trong công tác kêu gọi đầu tư các dự án; thực hiện cơ
chế đặc thù đô thị trung tâm của Tỉnh về kinh phí thực hiện công tác kiến thiết
thị chính, điện chiếu sáng công cộng và vệ sinh môi trường; thực hiện thí điểm
xã hội hóa đối với một số cơ sở giáo dục
công lập theo hình thức đối tác công tư; xây dựng trung tâm phát triển, nghiên
cứu, sáng tạo; quan tâm đầu tư hạ tầng công nghệ, thông tin
phục vụ phát triển; thu hút đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp.
3. Nguồn lực thực
hiện
Nguồn lực thực hiện trên cơ sở nguồn
vốn đầu tư công, nguồn vốn ngân sách Tỉnh hỗ trợ, nguồn lực xã hội hóa. Trong
đó:
- Nguồn vốn ngân sách Tỉnh hỗ trợ
giai đoạn 2016 - 2020 cho thành phố Cao Lãnh khoảng 800 tỷ đồng để bố trí thực
hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, các công trình, dự án trọng điểm để mở rộng đô
thị, xây dựng hạ tầng giao thông, đô thị tạo sự kết nối và tạo điều kiện để
các thành phần kinh tế đầu tư (kèm theo phụ lục).
- Đối với các dự án, công trình đầu
tư chưa cân đối được nguồn vốn, nhưng do yêu cầu phát triển cần phải đầu tư, Ủy ban nhân dân Thành phố, các sở, ngành liên quan
đến dự án, công trình đầu tư cần có giải pháp thu hút đầu tư, tranh thủ các nguồn
vốn khác, vốn xã hội hóa để cân đối thực hiện, trong đó chú trọng tranh thủ các
chương trình hỗ trợ đầu tư của Trung ương, vốn ODA, PPP...
Điều 2. Giao Ủy ban
nhân dân Tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể hóa triển khai thực hiện Nghị quyết, sơ
kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân Tỉnh.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng
nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết
này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Đồng Tháp Khóa IX, Kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2016 và
có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017./.
Nơi nhận:
- VPQH, VPCP (I, II);
Ban Công tác Đại biểu;
- Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- TT/TU, UBND Tỉnh, UBMTTQ VN Tỉnh;
- Đoàn ĐBQH Tỉnh; Đại biểu HĐND Tỉnh;
- Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể Tỉnh;
- TT/HĐND, UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Công báo Tỉnh;
- Lưu: VT, TH. (T).
|
CHỦ TỊCH
Phan Văn Thắng
|
PHỤ LỤC
(Kèm theo Nghị quyết số 84/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12
năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
ĐVT: Tỷ đồng
STT
|
Danh
mục đầu tư
|
Chủ
đầu tư
|
Tổng mức đầu tư
|
Nhu
cầu vốn 2016-2020
|
Dự
kiến kế hoạch 2016- 2020
|
Ngân
sách Trung ương
|
Ngân
sách Tỉnh
|
Ngân
sách thành phố Cao Lãnh
|
Ghi
chú
|
Tổng số
|
Trong
đó:
|
NSTT
|
XSKT
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
|
Tổng
số
|
|
1.762
|
1.529
|
1.268
|
460
|
800
|
-
|
800
|
8
|
|
I
|
Danh mục chưa cân đối trong kế hoạch trung
hạn theo QĐ số 444/QĐ-UBND.HC ngày
15/4/2016 của UBND Tỉnh
|
|
1.562
|
1.343
|
1.082
|
400
|
682
|
-
|
682
|
-
|
|
1
|
- Đối ứng dự
án Nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL - Tiểu dự
án thành phố Cao Lãnh (vốn WB)
|
UBND
TPCL
|
103
|
103
|
103
|
|
103
|
|
103
|
|
- Dự án có TMĐT là 1.460 tỷ đồng, gồm ODA 1.040 tỷ,
NSNN đối ứng 420 tỷ (NSTW 210 tỷ, NSĐP 210 tỷ). Tuy
nhiên, nhu cầu vốn đối ứng thực tế là 523 tỷ, vượt tổng mức ban đầu là 103 tỷ.
|
2
|
- Đường Lý Thường
Kiệt (đoạn từ kênh 16 đến nút giao với đường Sở Tư pháp qua Tịnh Thới)
|
Sở
GTVT
|
270
|
225
|
203
|
|
203
|
|
203
|
|
- Chiều dài tuyến khoảng L=1,507km; lộ giới 35m (5-11,25-2,5-11,25-5).
+ Sở GTVT: TMĐT khoảng 270,274
tỷ đồng, bao gồm: dự phòng 45,75 tỷ, chi phí XD 168,374 tỷ (trong đó: cầu
Km0+900, cầu Km 1+007: 70,211 tỷ), chi phí đền bù 39,231.
- TTPTQNĐ tỉnh: TMĐT
khoảng 106,24 tỷ đồng, bao gồm: chi phí đền bù 32,92 tỷ (chưa tính hỗ
trợ di dời vật kiến trúc), chi phí XD 73,32 tỷ (chưa tính cầu).
Dự kiến xem xét lại quy mô khi thực
hiện để cân đối vốn cho phù
|
3
|
- Đường từ Sở Tư pháp đến nhánh rẻ
lên cầu Cao Lãnh
|
Sở
GTVT
|
502
|
417
|
376
|
|
376
|
|
376
|
|
- Chiều dài
tuyến khoảng L=2,209km; lộ giới 26m (5-7-2-7-5).
- Sở GTVT: TMĐT khoảng 501,528
tỷ đồng bao gồm: dự phòng 84,248 tỷ, chi phí XD 349,483 tỷ (trong đó phần
cầu 278,661 tỷ: Đình Trung, Rạch Bảy, Cao Lãnh, Khai Long, cầu Km1+367, cầu Sông Tiên), chi phí đền bù 36,652 tỷ.
- TTPTQNĐ tỉnh: TMĐT khoảng 375,51
tỷ đồng bao gồm: chi phí đền bù 74,61 tỷ đồng (do tính cả đền bù thêm một
đoạn đường Tân Việt Hòa dài 837m), chi phí XD 300,9 tỷ (trong đó phần cầu
164,92 tỷ: Đình Trung, Cao Lãnh).
Dự kiến xem xét lại quy mô khi thực
hiện để cân đối vốn cho phù
|
4
|
- Nâng cấp tuyến đê bao, kè chống sạt
lở dọc sông Tiền bảo vệ dân cư thành phố
Cao Lãnh
|
Sở
GTVT
|
687
|
598
|
400
|
400
|
|
|
|
|
Chiều dài
L=12,6km; nên rộng B=12m, mặt rộng B=11m, hệ cầu có bề rộng 11m tải trọng HL93.
Dự kiến xem xét lại quy mô khi thực hiện để cân đối vốn cho phù hợp; trường hợp
không cân đối được sẽ phân kỳ đầu tư chuyển sang giai đoạn sau
|
II
|
Danh mục đã cân đối trong kế hoạch trung hạn
theo QĐ số 444/QĐ-UBND.HC ngày
15/4/2016 của UBND Tỉnh
|
|
200
|
186
|
186
|
60
|
118
|
-
|
118
|
8
|
|
1
|
- Mở rộng đường
vào Sở chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
(đoạn từ Quốc lộ 30 đến cầu Bình Trị)
|
UBND
TPCL
|
12
|
12
|
12
|
|
12
|
|
12
|
|
|
2
|
- Đường Lê Đại
Hành giai đoạn 2 (đoạn từ đường Trần Quang Diệu đến đường Phù Đổng)
|
UBND TPCL
|
17
|
17
|
17
|
|
17
|
|
17
|
|
|
3
|
- Đường Tân Việt
Hòa đoạn từ đường Phạm Hữu Lầu đến điểm đấu nối với cầu Cao Lãnh)
|
UBND TPCL
|
29
|
29
|
29
|
|
21
|
|
21
|
8
|
|
4
|
- Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học (giai đoạn năm 2016-2020)
|
UBND TPCL
|
142
|
128
|
128
|
60
|
68
|
|
68
|
|
Tổng số
14 điểm trường, gồm:
03 trường mầm non, 06 trường tiểu học,
05 trường trung học cơ sở
|