Quyết định 1581/QĐ-TTg năm 2009 về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1581/QĐ-TTg
Ngày ban hành 09/10/2009
Ngày có hiệu lực 09/10/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Hoàng Trung Hải
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 1581/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính sau:

1. Phạm vi lập quy hoạch:

Phạm vi lập quy hoạch Vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

Diện tích tự nhiên khoảng 40.604,7km2, đường biên giới với Campuchia khoảng 330 km, đường bờ biển dài trên 700 km và khoảng 360.000 km2 vùng biển thuộc chủ quyền.

Phạm vi nghiên cứu bao gồm cả Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và các khu vực liên quan đến không gian phát triển kinh tế xã hội của vùng trong tầm nhìn hướng tới 2050.

2. Mục tiêu phát triển:

- Phát huy vai trò, vị thế và tiềm năng của Vùng theo mô hình đa cực tập trung kết hợp các hành lang kinh tế đô thị, với thành phố Cần Thơ là đô thị hạt nhân và trung tâm của vùng;

- Phát triển cấu trúc không gian toàn Vùng với hành lang kinh tế sông Tiền, sông Hậu, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, cụm các đô thị trung tâm và các đô thị nhỏ được phân bố đều dựa trên các vùng nông nghiệp, công nghiệp và du lịch;

- Phát triển các đô thị mới có tính chất, chức năng dịch vụ phát triển công nghiệp, du lịch, thương mại gắn với đặc thù từng vùng;

- Xây dựng hệ thống đô thị trên toàn Vùng, liên kết, hỗ trợ giữa các vùng đô thị trung tâm và các trục hành lang kinh tế đô thị;

- Phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp tập trung chuyên môn hóa; hình thành các trục hành lang kinh tế công nghiệp và dịch vụ, tạo động lực cho các tỉnh trong Vùng phát triển nhanh và bền vững;

- Phát triển các vùng du lịch, các trung tâm du lịch tầm quốc tế, quốc gia gắn với đặc trưng văn hóa, đô thị và cảnh quan tự nhiên;

- Phát triển cân bằng, hài hòa giữa đô thị và nông thôn;

- Hình thành hệ thống hạ tầng xã hội đa dạng và linh hoạt trên cơ sở hệ thống hạ tầng kỹ thuật gắn kết hệ thống dân cư, đô thị trên toàn vùng, kiểm soát môi trường chặt chẽ, có các đầu mối xử lý chất thải, nghĩa trang, nguồn nước sạch, năng lượng, kết hợp kiểm soát lũ tại vùng với các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng thay đổi bất thường của thiên nhiên đối với các đô thị ven biển, ven sông.

- Hình thành các chương trình, dự án chiến lược có sức lan tỏa và thúc đẩy sự phát triển vùng;

- Xây dựng khung thể chế bao gồm mô hình quản lý và kiểm soát phát triển không gian, kiến trúc cảnh quan vùng có hiệu quả.

3. Tầm nhìn đến 2050:

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2050 sẽ là vùng nông sản lớn trong mạng lưới sản xuất toàn cầu; là vùng kinh tế phát triển năng động, bền vững, có môi trường đầu tư thuận lợi; có điều kiện và chất lượng sống đô thị và nông thôn cao; là trung tâm văn hóa – lịch sử và du lịch, dịch vụ ẩm thực lớn với các vùng nông – lâm và sinh thái đặc thù; có cảnh quan và môi trường tốt.

4. Các dự báo phát triển vùng:

a) Về dân số:

- Dự kiến dân số trong vùng đến năm 2020 khoảng 20 – 21 triệu người; trong đó dân số đô thị khoảng 7,0 – 7,5 triệu người, với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 33 – 35%.

- Dự kiến dân số trong vùng đến năm 2050 với khoảng 30 – 32 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 25 – 27 triệu người, với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 40 – 50%.

b) Về đất xây dựng đô thị và công nghiệp:

[...]