Nghị quyết 81/2017/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

Số hiệu 81/2017/NQ-HĐND
Ngày ban hành 07/12/2017
Ngày có hiệu lực 18/12/2017
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Trịnh Văn Chiến
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 81/2017/NQ-HĐND

Thanh Hóa, ngày 07 tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỞ THÀNH KHÂU ĐỘT PHÁ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định 95/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ;

Xét Tờ trình số 186/TTr-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 964/BC-HĐND ngày 01 tháng 12 năm 2017 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành chính sách khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, với những nội dung như sau:

I. NỘI DUNG HỖ TRỢ

1. Hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi

1.1. Đối tượng, điều kiện hỗ trợ

a) Đi tượng

Các tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh có đăng ký hoạt động nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

b) Điều kiện

- Đối với chọn tạo, du nhập, khảo nghiệm, sản xuất giống cây trồng mới

+ Các giống mới được chọn tạo, du nhập, khảo nghiệm gồm: cam, bưởi, dứa, khoai tây, lạc, đậu tương.

+ Giống mi phải có năng suất tăng 15% hoặc có hiệu quả kinh tế tăng 15% trở lên so với giống đang được sản xuất đại trà.

+ Diện tích được trồng bằng giống mới tối thiểu 30 ha/giống đối với cam, bưởi, dứa; 100 ha/giống đối vi khoai tây; 200 ha/giống đối với lạc, đậu tưong; được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01/01/2018 đến 31/12/2020.

- Đối với phục tráng, sản xuất giống cây ăn quả đặc sản

+ Giống đưa vào phục tráng phải thuộc một trong các giống cây ăn quả đặc sản Thanh Hóa: cam Vân Du, quýt Bá Thước, quýt vòi Ngọc Lặc.

+ Diện tích trồng bằng giống được phục tráng tối thiểu 30 ha/giống; được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01/01/2018 đến 31/12/2020.

- Đối với sản xuất cây giống lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô

+ Sản xuất được bằng phương pháp nuôi cấy mô một trong các giống cây: keo lai, xoan chịu hạn, quế Thường Xuân, giổi ăn hạt.

+ Toàn bộ quy trình sản xuất cây giống được thực hiện trên địa bàn tỉnh.

+ Diện tích rừng trồng bằng cây giống đã được sản xuất theo phương pháp nuôi cấy mô ít nhất là 30 ha/giống; tỷ lệ sống từ 85% trở lên; cây sinh trưởng phát triển tốt; được thực hiện trong khoảng thi gian từ 01/01/2018 đến 31/12/2020.

[...]