HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
68/2006/NQ-HĐND
|
Thanh
Hoá, ngày 27 tháng 12 năm 2006
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TỈNH THANH
HOÁ ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
KHOÁ XV, KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày
26/11/2003; Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về quy hoạch xây dựng, Nghị
định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 về việc phân loại và phân cấp quản lí đô
thị của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số
10/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng qui
hoạch tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số
24/2002/QĐ-TTg ngày 01/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng
thể kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010 (điều chỉnh);
Sau khi xem xet Tờ trình số:
5247/ TTr- UBND ngày 11 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh về điều chỉnh Quy hoạch
tổng thể Hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 398/
PC- HĐND ngày 21 tháng 12 năm 2006 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh
Thanh Hoá và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Tán thành
tờ trình số 5247/ TTr- UBND ngày 11 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh về điều chỉnh
Quy hoạch tổng thể Hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 với các nội dung
chủ yếu sau:
I. Mục tiêu và
Quan điểm phát triển.
1. Mục tiêu:
Từng bước xây dựng hoàn chỉnh Hệ
thống đô thị Thanh Hoá có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và kỹ thuật tiên tiến,
môi trường đô thị trong sạch, được phân bố và phát triển hợp lý trên địa bàn
toàn tỉnh, bảo đảm cho mỗi đô thị theo vị trí và chức năng của mình phát huy được
đầy đủ các thế mạnh, góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, đưa tỉnh ta cơ bản
trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.
2. Quan điểm phát triển:
Việc hình thành và phát triển Hệ
thống đô thị của tỉnh đến năm 2020 phải đảm bảo:
+ Phát triển Hệ thống đô thị phải
trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với sự phân bổ và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất của tỉnh, bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững;
+ Phát triển Hệ thông đô thị
theo hướng văn minh, hiện đại; Có kết cấu hạ tầng đồng bộ và phù hợp với yêu cầu
khai thác sử dụng của từng đô thị; Đồng thời phải chú trọng giữ gìn bản sắc văn
hóa địa phương, bảo đảm an ninh - quốc phòng, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường
sinh thái;
+ Phân bố hợp lý Hệ thống các
các đô thị, đặc biệt là các đô thị động lực tạo ra sự phát triển cân đối giữa
các vùng, kết hợp với đẩy mạnh đô thị hoá nông thôn và xây dựng nông thôn mới;
+ Huy động được mọi nguồn vốn để
xây dựng và cải tạo đô thị; Tăng cường kiểm soát sự phát triển đô thị theo đúng
quy hoạch và giữ gìn trật tự kỷ cương theo quy định của pháp luật.
II. Về định hướng
phát triển hệ thống đô thị.
1. Mức tăng trưởng dân số đô thị:
a) Hiện trạng dân số toàn tỉnh đến
năm 2005 là: 3.673.225 người; Trong đó dân số đô thị là 359.720 người; Tỷ lệ đô
thị hoá đạt 9,8% .
b) Qui hoạch:
+ Đến năm 2010: Dân số toàn tỉnh
dự báo là 3.806.000 người; Tỷ lệ đô thị hoá đạt 20-25%; Dự báo dân số đô thị là
920.000 người;
+ Đến năm 2020: Dân số toàn tỉnh
dự báo là 4.082.000 người; Tỷ lệ đô thị hóa đạt 36% trở lên;Đự báo dân số đô thị
là 1.800.000 người.
2. Số lượng đô thị:
- Đến năm 2010 có 51 đô thị,
trong đó có 01 đô thị loại II, 01 đô thị loại III, 05 đô thị loại IV và 44 đô
thị loại V.
- Đến năm 2020 có 70-75 đô thị,
trong đó có 01 đô thị loại I, 02 đô thị loại II, 03 đô thị loại III, 15 đô thị
loại IV và 50-55 đô thị loại V.
3. Nhu cầu sử dụng đất đô thị:
- Đến năm 2010 là 21.873 ha;
- Đến năm 2020 là 46.000 ha.
4. Chức năng của các đô thị
- Thành phố Thanh Hoá là trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh; Các đô thị Nghi
Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng, Bỉm Sơn - Thạch Thành, Sầm Sơn, Ngọc Lặc là những
trung tâm kinh tế của tỉnh, cùng với thành phố Thanh Hoá hình thành các liên đô
thị động lực phát triển kinh tế toàn tỉnh.
- Các đô thị huyện lỵ là trung
tâm chính trị - kinh tế văn hoá của cả huyện.
- Các đô thị khác, tuỳ theo vị
trí, chức năng, quy mô, được xây dựng trở thành trung tâm kinh tế - văn hoá, là
hạt nhân, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của vùng và vùng nông
thôn lân cận.
5. Về sử dụng đất phát triển đô
thị:
Trên cơ sở khai thác triệt để quỹ
đất đô thị hiện có chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả, từng bước mở rộng đô
thị ra vùng xung quanh nhưng phải tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả đất đai phù
hợp với quy hoạch. Đẩy mạnh việc xây dựng các đô thị mới tại các vùng chưa phát
triển, các tụ điểm kinh tế trên các tuyến giao thông mới hình thành ( đường Hồ
Chí Minh, đường hành lang biên giới...); đồng thời tiến hành đô thị hoá các khu
dân cư nông thôn mà hạt nhân là các trung tâm cụm xã, trung tâm tiểu vùng, các
điểm thị tứ, khu công nghiệp, làng nghề có điều kiện phát triển.
6. Về tổ chức không gian Hệ thống
đô thị.
- Mạng lưới đô thị Thanh Hoá được
hình thành trên cơ sở các cụm đô thị động lực như: Thành phố Thanh Hoá - Sầm
Sơn; Bỉm Sơn - Thạch Thành; Lam Sơn - Sao Vàng; Nghi Sơn và Đô thị Trung tâm
vùng miền núi phía Tây Thanh Hoá (tại Ngọc Lặc). Ngoài ra các đô thị có vị trí
quan trọng khác như: Bãi Trành, Đồng Tâm, Na Mèo, Thạch Quảng được xem như là
các đô thị động lực tiềm năng trong hệ thống đô thị sẽ được quan tâm phát triển.
- Các đô thị là trung tâm huyện
lỵ được ổn định và phát triển trên cơ sở đô thị hiện nay, từng bước cải tạo
không gian cảnh quan kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật theo hướng hiện đại, đồng bộ
và bền vững.
- Các khu vực đặc trưng tại các
vùng có khả năng phát triển như: Bến En, Cửa Đạt, Tiên Trang, Hải Tiến, Hải
Hoà... được xác định trong hệ thống đô thị, nhằm khai thác tiểm năng lợi thế tự
nhiên để hình thành và phát triển đô thị.
- Các đô thị dọc các tuyến giao
thông (QL1A, QL45, QL47, QL 217, đường Hồ Chí Minh, đường hành lang biên giới...)
tạo sự giao lưu đa chiều, nhằm khai thác lợi thế các tuyến giao thông huyết mạch
vào phát triển từng đô thị; đồng thời thức đẩy các đô thị liên vùng cùng phát
triển .
7. Về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật.
- Ưu tiên phát triển, hiện đại
hoá cơ sở hạ tầng liên các đô thị và khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh, tạo
tiền đề hình thành, phát triển các đô thị và đô thị hoá nông thôn, đảm bảo liên
hệ mật thiết giữa đồng bằng với vùng núi trong tỉnh và các vùng miền cả nước;
Cân đối việc cung cấp điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc theo yêu cầu
và mức độ phát triển của từng đô thị.
- Cải tạo và xây dựng mới cơ sở
hạ tầng kỹ thuật trong các đô thị như: giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước
bẩn, thông tin liên lạc theo hướng đồng bộ, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu và
mức độ phát triển của từng khu đô thị, đáp ứng tối đa nhu cầu sản xuất và đời sống
xã hội.
8. Về bảo vệ môi trường và cảnh
quan thiên nhiên;
- Tập trung đánh giá, phân loại
nguồn ô nhiễm, gây độc hại trong đô thị, lập và triển khai các dự án xử lý chất
thải, nước thải bẩn đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị theo hướng quy hoạch xây
dựng các điểm xử lý tập trung một cách hợp lý cho từng cụm đô thị; xây dựng cơ
chế kiểm soát chất thải, nhất là các đô thị trọng điểm.
- Đánh gía và có kế hoạch bảo vệ,
sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vào mục đích xây dựng đô thị.
- Áp dụng kỹ thuật tiên tiến
trong xử lý các chất thải độc hại, giải quyết cơ bản tình trạng suy thoái môi
trường do sản xuất gây ra. Trồng cây, xanh hoá đô thị, bảo vệ thiên nhiên, an
toàn môi trường sinh thái.
Điều 2:
Giao UBND
tỉnh căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành tổ chức thực hiện, định kỳ báo
cáo kết quả với HĐND tỉnh.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh
khoá XV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 27/12/ 2006.
Nơi nhận:
- VPQH, VPCP, VPCTN;
- Bộ Tư pháp;
- TT/TU, UBND tỉnh;
- ĐBQH, ĐB HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- MTTQ và các đoàn thể;
- TT/HĐND và UBND các huyện, thị xã TP;
- VP/ TU, UBND tỉnh;
- Lưu: VT .
|
CHỦ
TỊCH
Phạm Văn Tích
|