Thứ 6, Ngày 15/11/2024

Nghị quyết 55/2012/NQ-HĐND về Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 - 2016 và định hướng đến năm 2020

Số hiệu 55/2012/NQ-HĐND
Ngày ban hành 19/09/2012
Ngày có hiệu lực 29/09/2012
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Nguyễn Văn Sỹ
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 55/2012/NQ-HĐND

Quảng Nam, ngày 19 tháng 9 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2013-2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 05

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Sau khi xem xét Tờ trình số 3313/TTr-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đề nghị thông qua Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 - 2016 và định hướng đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thống nhất thông qua Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 - 2016 và định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu

a) Mục tiêu:

- Tăng cường cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ dân trí cho người dân sinh sống tại miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững; thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về quy mô và chất lượng giáo dục – đào tạo, đào tạo nghề; phát triển hệ thống mạng lưới y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân; quan tâm giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nông thôn, miền núi.

- Bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái; bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường công tác quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội.

b) Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đến năm 2016 và 2020:

Stt

Nội dung

Đến năm 2016

Đến năm 2020

01

Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn

36%

22%

02

Thu nhập bình quân đầu người đạt

11 triệu đồng

18 triệu đồng

03

Sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt

275 kg

300 kg

04

Xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt

98%

100%

05

Nâng tỷ lệ xã có điện đạt

99%

100%

06

Tỷ lệ hộ được sử dụng điện đạt

93%

98%

07

Số xã đạt tiêu chí nông thôn mới

17 xã

35 xã

08

Có chợ khu vực cụm xã đạt

50%

100%

09

Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt

70%

80%

10

Tỷ lệ thôn văn hóa đạt

65%

75%

11

Tỷ lệ xã đạt chuẩn văn hóa đạt

30%

60%

12

Số giường bệnh/vạn dân đạt

25

27

13

Số bác sỹ/vạn dân đạt

6,5

08

14

Tỷ lệ trạm y tế đạt chuẩn quốc gia đạt

32%

50%

15

Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học tiểu học đạt

99%

100%

16

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt

31%

38,5%

17

Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt

87%

94%

18

Tỷ lệ hộ được xem truyền hình đạt

82%

95%

19

Nâng tỷ lệ độ che phủ rừng

60%

65%

2. Các giải pháp thực hiện

a) Giải pháp về công tác quy hoạch:

Hoàn thiện, nâng cao chất lượng quy hoạch, đảm bảo sự phù hợp và tính liên kết giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với quy hoạch phát triển kinh tế vùng, quy hoạch ngành; điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng; quy hoạch thủy điện. Nghiên cứu lập quy hoạch các vùng nguyên liệu, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với các sản phẩm có sức cạnh tranh và giá trị kinh tế cao; quy hoạch xây dựng phát triển các khu dân cư, điểm dân cư tập trung, rà soát lại quỹ đất, bố trí sắp xếp lại dân cư và phát triển theo mô hình nông thôn mới, phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương.

b) Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách:

- Cơ chế phân cấp:

Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về lồng ghép các dự án và chương trình giảm nghèo vào kế hoạch đầu tư phát triển chung của địa phương nhằm hạn chế tối đa việc phân tán nguồn lực, tránh chồng chéo trong quản lý và tạo sự chủ động cho các địa phương trong quá trình xây dựng các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội; xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các ngành và địa phương.

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các chính sách nâng cao dân trí, hỗ trợ sản xuất và giảm nghèo đối với khu vực miền núi:

+ Đầu tư xây dựng phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú và trợ cấp ăn học đối với học sinh người dân tộc thiểu số, nhất là đối với cấp học trung học phổ thông; hỗ trợ đào tạo đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn các huyện miền núi.

+ Điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng, giao đất để nhân dân trồng rừng, phát triển rừng; cải thiện chính sách khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và hưởng lợi; hỗ trợ đầu tư khai hoang, phục hoá ruộng lúa nước; hỗ trợ giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.

+ Hỗ trợ đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động.

+ Cho vay vốn, hỗ trợ lãi suất để phát triển sản xuất.

+ Ưu đãi, khuyến khích thu hút các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động đầu tư trên địa bàn các huyện miền núi.

+ Để lại một phần nguồn thu từ việc khai thác tài nguyên trên địa bàn miền núi (rừng, khoáng sản, nước, đất...).

c) Giải pháp về huy động và sử dụng nguồn lực đầu tư:

[...]