HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
17/2007/NQ-HĐND
|
Quảng
Ngãi, ngày 16 tháng 7 năm 2007
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI MIỀN
NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số
36/2006/NQ-HĐND ngày 15/5/2006 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội 5 năm giai đoạn 2006 – 2010;
Trên cơ sở xem xét Tờ trình số
1920/TTr-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2007 của UBND tỉnh về việc đề nghị HĐND tỉnh
thông qua Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
2006 - 2010; báo cáo thẩm tra của Ban Dân tộc HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu
HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông
qua Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 -
2010, với những nội dung quan trọng sau đây:
I. Mục tiêu tổng quát
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế,
phấn đấu đến năm 2010 đưa các huyện miền núi cơ bản thoát khỏi tình trạng sản
xuất tự cung, tự cấp, từng bước tiến đến sản xuất hàng hoá; tập trung đầu tư
xây dựng và phát huy hiệu quả kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là giao
thông, thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình, trường học,
trạm xá… Trên cơ sở phát huy lợi thế về đất đai, tài nguyên rừng, phát triển mạnh
chương trình kinh tế rừng. Tập trung nâng cao dân trí, đẩy lùi các tập tục lạc
hậu, thực hiện chương trình giảm nghèo cho đồng bào miền núi. Thực hiện tốt
chương trình 134, 135 của Chính phủ, phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo
quốc phòng – an ninh, bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường sinh thái.
II. Các chỉ tiêu chủ yếu
1. Về kinh tế:
- Giá trị sản xuất bình quân đầu người
đến năm 2010 khoảng 5,4 triệu đồng.
- Sản lượng lương thực bình quân đầu
người đến năm 2010: 300kg/người/năm.
- Sản lượng một số cây trồng chính đến
năm 2010:
+ Lúa : 53.000 tấn.
+ Ngô : 3.330 tấn.
+ Mía : 69.090 tấn.
+ Mì : 105.800 tấn.
- Gia súc, gia cầm đến năm 2010:
+ Đàn trâu : 36.335 con.
+ Đàn bò : 47.000 con.
+ Đàn lợn : 94.400 con.
+ Đàn gia cầm: 322.845 con.
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình
quân giai đoạn 2006 - 2010 từ 12,5 – 13%. Trong đó:
+ Nông - Lâm - Ngư nghiệp : 8,8%
+ Công nghiệp - Xây dựng : 20,7%
+ Thương mại - Dịch vụ : 14%
- Cơ cấu kinh tế theo giá trị sản xuất
đến năm 2010:
+ Nông - Lâm - Ngư nghiệp : 54,7%
+ Công nghiệp - Xây dựng : 29,4%
+ Thương mại - Dịch vụ : 15,9%
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm
2010 là 12,5 tỷ đồng.
- Tổng chi ngân sách của vùng năm
2010 khoảng 217 tỷ đồng.
- Tổng mức đầu tư cho các huyện miền
núi giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 7.500 tỷ đồng.
- Giao thông: đến năm 2010, thâm nhập
nhựa 100% các tuyến đường từ trung tâm huyện đến trung tâm xã, trung tâm cụm
xã.
- Phấn đấu đến năm 2010, tăng năng lực
tưới đạt khoảng 1.000 ha.
2. Về văn hoá - xã hội:
- Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến
trường đến năm 2010: Mẫu giáo đạt 80 – 85%; Tiểu học đạt 95%; THCS đạt 90%;
THPT đạt 80%.
- Số trường đạt chuẩn Quốc gia ở các
cấp đến năm 2010: Mẫu giáo đạt 6 trường (mỗi huyện có 01 trường), Tiểu học đạt
18 trường, THCS đạt 19 trường, THPT đạt 4 trường.
- Đến cuối năm 2007 hoặc đầu năm 2008
hoàn thành phổ cập giáo dục THCS toàn vùng.
- Đến năm 2010 có 68 – 76% hộ gia
đình; 60 - 67% thôn, tổ dân phố; 84 – 90% cơ quan; 15% xã, thị trấn đạt tiêu
chuẩn văn hoá.
- 100% trạm y tế xã có bác sỹ vào năm
2010.
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới
5 tuổi đến năm 2010 dưới 25%.
- Giảm tỷ suất sinh bình quân hàng
năm: 0,55‰ - 0,6‰.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010
: 1,1%.
- Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng dưới 35%
vào năm 2010.
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện đến năm 2010
là 85 - 90%.
- Đến năm 2010 phủ sóng phát thanh -
truyền hình 100% khu dân cư ở miền núi.
- Đến năm 2010 đạt bình quân 12 - 14
máy điện thoại/100 dân.
3. Về Tài nguyên - Môi trường:
- Hoàn thành cấp giấy CNQSD đất ở, đất
nông nghiệp, đất lâm nghiệp vào năm 2008.
- Công tác quy hoạch sử dụng đất giai
đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2015 của huyện hoàn thành vào năm 2007;
của xã, thị trấn hoàn thành vào cuối năm 2008.
- Năm 2010, độ che phủ rừng của vùng
đạt 57,6%.
- Năm 2010, 60 – 65% hộ sử dụng nước
sinh hoạt hợp vệ sinh.
- Năm 2010, 50% hộ có hố xí.
III. Các nhiệm vụ chủ yếu
1. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với
bảo vệ môi trường sinh thái:
1.1. Phát triển Nông, Lâm, Ngư nghiệp:
Phát triển Nông – Lâm – Ngư nghiệp giữ
vai trò đặc biệt quan trọng đối với các huyện miền núi trong giai đoạn 2006 -
2010.
- Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn
mới là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh giá trị sản xuất
lâm nghiệp và chăn nuôi trên cơ sở phát huy các lợi thế về đất đai, tài nguyên
rừng. Đẩy mạnh công tác khuyến lâm, khuyến nông, phát triển kinh tế hộ gia
đình, kinh tế trang trại.
- Đầu tư phát triển vốn rừng, bao gồm
cả trồng mới và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; hoàn thành công tác giao đất,
giao rừng để bảo vệ rừng và phát triển rừng kinh tế, nhất là rừng nguyên liệu
giấy, chú trọng trồng cây lâu năm để lấy gỗ; bảo vệ và tái sinh rừng phòng hộ ở
khu vực đầu nguồn tạo môi trường thực sự bền vững.
- Đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất
lúa, ngô, đáp ứng nhu cầu lương thực. Mở rộng diện tích các loại cây trồng như:
lạc, quế, mây, cau, chè, hồ tiêu, cây ăn quả... phù hợp với từng địa phương gắn
với sản xuất công nghiệp chế biến. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc và
gia cầm, nhất là chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn hàng hoá với quy mô thích hợp. Thực
hiện tốt Sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn. Khai thác có hiệu quả các ao, hồ để
nuôi cá và thuỷ sản nước ngọt, góp phần tăng nguồn thực phẩm thuỷ sản.
1.2 Phát triển Công nghiệp và Tiểu thủ
công nghiệp:
Ưu tiên phát triển các ngành nghề sử
dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có tại chỗ và thu hút nhiều lao động tại địa
phương; từng bước thí điểm hình thành và phát triển các Cụm công nghiệp gắn với
Làng nghề ở các huyện có điều kiện nhằm thu hút các nhà đầu tư vào các Cụm công
nghiệp. Chú trọng, phát triển các cơ sở sản xuất các mặt hàng cơ khí thủ công tại
các trung tâm xã và trung tâm cụm xã đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho người dân
trong vùng.
1.3. Phát triển Thương mại - Dịch vụ
- Du lịch
Khuyến khích việc xã hội hoá thực hiện
các chính sách thương mại ưu đãi như tiêu thụ hàng hoá nông, lâm sản và cung ứng
các hàng hoá thiết yếu cho nhân dân. Đồng thời, duy trì, củng cố một số doanh
nghiệp hoạt động công ích thiết thực và hiệu quả. Phát triển các dịch vụ tài
chính, tín dụng, bưu điện, vận tải, sửa chữa ô tô, xe máy, điện - điện tử, chợ,
dịch vụ ăn uống giải khát. Bước đầu hình thành và phát triển các loại hình du lịch
như du lịch sinh thái, du lịch tham quan di tích lịch sử… gắn với các tuyến du
lịch trong tỉnh và trong vùng.
1.4. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội:
Tiếp tục đầu tư từ nhiều nguồn vốn,
chú ý nguồn vốn ngân sách Nhà nước để hoàn thiện, xây dựng mới các công trình lớn,
công trình quan trọng; đồng thời huy động các nguồn vốn từ doanh nghiệp, các
thành phần kinh tế khác để xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội, đảm bảo sự liên kết với hạ tầng kinh tế - xã hội toàn tỉnh. Chú ý đầu
tư các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, nước sinh hoạt, điện, trường
học, trạm y tế, bưu điện... nhằm phục vụ đời sống và sản xuất cho nhân dân.
Tăng cường công tác quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả các công trình đã
xây dựng.
1.5. Bảo vệ môi trường sinh thái:
Phát triển kinh tế - xã hội gắn với
việc giữ vững cân bằng sinh thái, đa dạng hoá sinh học, khai thác và sử dụng hợp
lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tăng cường các biện pháp cấp bách và lâu dài
nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; kiên quyết
không để xảy ra tình trạng chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, khai thác, vận
chuyển lâm sản trái phép; chủ động đề phòng các thiên tai bão, lụt, sạt lở đất.
2. Phát triển văn hoá - xã hội, thực
hiện tốt các chính sách đối với miền núi:
- Phát triển trường lớp, nhất là hệ
thống trường mẫu giáo, trung học cơ sở và bán trú dân nuôi, nhằm bảo đảm cho học
sinh theo học các cấp học phổ thông ngay tại địa phương. Thực hiện tốt công tác
huy động trẻ em đến trường; tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận
thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức các huyện, xã, thị trấn
miền núi. Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên, bác sĩ, cán
bộ lãnh đạo, quản lý tại chỗ từ nguồn của trường THPT trong vùng và các trường
nội trú dân tộc tỉnh, huyện. Thực hiện tốt chính sách ưu tiên, cử tuyển dành
cho con em người dân tộc vào học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề nhưng phải đảm bảo cân đối giữa đào tạo và sử dụng.
- Xã hội hóa công tác bảo vệ sức khỏe
toàn dân theo quan điểm tích cực phòng bệnh đi đôi với rèn luyện thân thể để
nâng cao hiệu quả điều trị bệnh; tăng cường giáo dục cho nhân dân về dinh dưỡng
và chăm sóc sức khỏe ban đầu, hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng; tăng cường mạng
lưới y tế cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Nâng cao cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trong vùng.
- Sưu tầm, bảo tồn và phát triển đa dạng
hóa nền văn hóa của các dân tộc trong vùng, hướng các lễ hội truyền thống của
các dân tộc vào các hoạt động lành mạnh làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần
của nhân dân, đẩy lùi các tập tục lạc hậu; đẩy mạnh và củng cố các hoạt động thể
dục - thể thao, văn hóa, văn nghệ truyền thống, các chương trình tuyên truyền
giáo dục thường xuyên; đầu tư xây dựng và nâng cấp các công trình văn hóa, các
di tích lịch sử, bảo tồn những kiến trúc văn hóa dân tộc.
- Quy hoạch dân cư gắn với điều kiện
sản xuất và phát triển văn hoá - xã hội, phù hợp với phong tục tập quán của địa
phương, trên cơ sở đó thực hiện tốt công tác định canh, định cư, nâng cao mức sống
cho các hộ đã định cư và tiếp tục tái định canh, định cư cho các hộ do thiên
tai hoặc để xây dựng các công trình trọng điểm. Chú ý đến đời sống nhân dân sau
tái định canh, định cư.
- Đẩy mạnh chương trình giảm nghèo gắn
với việc thực hiện các chương trình 134, 135 của Chính phủ, coi đây là nhiệm vụ
trọng tâm, bức xúc cần tập trung chỉ đạo thực hiện đạt kết quả thiết thực, bền
vững.
3. Bảo đảm quốc phòng – an ninh:
- Xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh
về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu
của lực lượng vũ trang đủ khả năng phòng chống có hiệu quả, chủ động phòng ngừa,
ngăn chặn kịp thời những yếu tố có thể phát sinh phức tạp, không để xảy ra điểm
nóng, không để xảy ra án đặc biệt nghiệm trọng, phòng chống các tệ nạn xã hội
có hiệu quả.
- Tiếp tục triển khai nhiệm vụ xây dựng
cơ sở xã, thị trấn vững mạnh toàn diện và vững mạnh về quốc phòng – an ninh, đẩy
mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng lực lượng dân quân
tự vệ đủ số lượng, chất lượng và độ tin cậy ngày càng cao với phương châm vững
mạnh rộng khắp. Thường xuyên xây dựng và quản lý chặt chẽ lực lượng dự bị động
viên và thực hiện tốt công tác gọi công dân nhập ngũ hàng năm.
III. Một số giải pháp chính thực
hiện phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi giai đoạn 2006 - 2010
1. Tập trung đào tạo nâng cao năng lực
quản lý của cán bộ trong hệ thống chính trị ở cấp huyện, cấp xã ở các huyện miền
núi. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, đặc biệt là cán bộ người đồng
bào thiểu số, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội,
là chiến lược phát triển con người nhằm nâng cao trình độ dân trí, bồi dưỡng
nhân tài thông qua đó để sử dụng nguồn nhân lực đúng đắn, bảo đảm về cơ cấu, vững
về trình độ chuyên môn.
2. Điều chỉnh qui hoạch phát triển
kinh tế - xã hội các huyện miền núi giai đoạn 2006 – 2010, qui hoạch chung, qui
hoạch ngành; quản lý và thực hiện đúng các qui hoạch đã được duyệt. Thực hiện
ngay và có hiệu quả việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia
đình phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, bảo đảm cho từng hộ dân có điều kiện
sản xuất và được hưởng lợi từ rừng và đất rừng.
3. Tăng cường áp dụng các tiến bộ
khoa học công nghệ vào sản xuất, nhằm tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí; đẩy
mạnh công tác khuyến nông - khuyến lâm, đặc biệt là xây dựng mạng lưới thú y. Đồng
thời, nghiên cứu từng bước khôi phục, phát triển một số vật nuôi có tính chất đặc
thù của miền núi theo hướng sản xuất hàng hoá, có hiệu quả kinh tế cao.
4. Tăng cường nguồn vốn qua Ngân hàng
chính sách để cho vay đối với đồng bào miền núi, đặc biệt là đồng bào dân tộc
thiểu số; tạo điều kiện thuận lợi để cho nhân dân, các đơn vị kinh tế làm ăn có
hiệu quả.
5. Khuyến khích các doanh nghiệp, cá
nhân lưu thông hàng hóa giữa đồng bằng và miền núi, từng bước xây dựng mạng lưới
dịch vụ thu mua sản phẩm và cung ứng vật tư cho người sản xuất; thúc đẩy các Cụm
công nghiệp phát triển.
6. Chú trọng đến công tác dân số kế
hoạch hóa gia đình, thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt
việc sinh đẻ có kế hoạch.
7. Xây dựng cơ chế, chính sách đặc
thù, nhằm thực hiện đạt các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, nhất là các lĩnh vực xã
hội (giáo dục, y tế, xoá đói, giảm nghèo...).
Điều 2. Giao cho UBND tỉnh
tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Thường trực HĐND
tỉnh, các Ban HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh thường xuyên kiểm tra, đôn đốc,
giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được HĐND tỉnh Quảng
Ngãi khoá X, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2007.
Nghị quyết có hiệu lực thi hành sau
10 ngày, kể từ ngày thông qua./.