Nghị quyết 46/NQ-HĐND năm 2023 phê duyệt dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2024 do tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 46/NQ-HĐND
Ngày ban hành 28/12/2023
Ngày có hiệu lực 28/12/2023
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Nguyễn Tiến Thành
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/NQ-HĐND

Thái Bình, ngày 08 tháng 12 năm 2023

 

NGHỊ QUYẾT

PHÊ DUYỆT DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN VÀ DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2024

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHOÁ XVII KỲ HỌP THỨ BẢY

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Thực hiện Kết luận số 256-KL/TU ngày 30 tháng 11 năm 2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XX về kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2024;

Xét Báo cáo s 142/BC-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2023 và phân bổ dự toán ngân sách năm 2024; Báo cáo thẩm tra s 62/BC-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2023 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và dự toán thu, chi ngân sách địa phương tỉnh Thái Bình năm 2024 như sau:

1. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 9.878.143 triệu đồng, bao gồm:

a) Thu nội địa:

8.608.143 triệu đồng.

b) Thu thuế xuất, nhập khẩu:

1.270.000 triệu đồng.

2. Tổng thu ngân sách địa phương: 17.872.631 triệu đồng, bao gồm:

a) Thu nội địa được cân đối:

8.254.903 triệu đồng.

b) Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương:

9.617.728 triệu đồng.

3. Tổng chi ngân sách địa phương quản lý:

17.882.931 triệu đồng.

a) Phân bổ chi ngân sách địa phương cho các cấp ngân sách:

- Chi ngân sách cấp tỉnh:

7.619.375 triệu đồng. 

- Chi ngân sách cấp huyện:

7.486.922 triệu đồng.

- Chi ngân sách cấp xã:

2.776.634 triệu đồng.

b) Phân bổ chi ngân sách địa phương cho các lĩnh vực:

- Chi phát triển kinh tế:

6.772.893 triệu đồng.

+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản:

5.085.954 triệu đồng.

+ Chi sự nghiệp tài nguyên và môi trường:

542.424 triệu đồng.

+ Chi trợ giá:

15.500 triệu đồng.

+ Chi sự nghiệp kinh tế:

1.129.015 triệu đồng.

- Chi tiêu dùng thường xuyên:

10.537.503 triệu đồng.

- Chi trả lãi, chi phí tiền vay của chính quyền cấp tỉnh:

4.100 triệu đồng.

- Chi bổ sung Quỹ Dự trữ tài chính:

1.450 triệu đồng.

- Chi dự phòng ngân sách:

290.584 triệu đồng.

- Chi chương trình mục tiêu quốc gia:

276.401 triệu đồng.

c) Phân bổ ngân sách cấp tỉnh:

7.619.375 triệu đồng.

- Chi phát triển kinh tế:

3.761.575 triệu đồng.

+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản:

2.995.758 triệu đồng.

+ Chi sự nghiệp tài nguyên và môi trường:

227.448 triệu đồng.

+ Chi trợ giá:

15.500 triệu đồng.

+ Chi sự nghiệp kinh tế:

522.869 triệu đồng.

- Chi tiêu dùng thường xuyên:

3.427.466 triệu đồng.

- Chi trả lãi, chi phí tiền vay của chính quyền cấp tỉnh:

4.100 triệu đồng.

- Chi bổ sung Quỹ Dự trữ tài chính:

1.450 triệu đồng.

- Chi dự phòng ngân sách:

148.383 triệu đồng.

- Chi chương trình mục tiêu quốc gia:

276.401 triệu đồng

4. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh: 10.300 triệu đồng.

5. Tổng số vay trong năm: 48.000 triệu đồng.

Phân bổ dự toán chi cho các ngành, địa phương và các đơn vị thụ hưởng ngân sách (có phụ lục kèm theo).

6. Tập trung chỉ đạo quyết liệt cộng tác quản lý thu ngân sách nhà nước; tăng cường quản lý thu, cơ cấu lại nguồn thu bo đảm tính bền vng; nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu, mở rộng cơ sở thu; thực hiện quyết lit, hiệu quả các giải pháp chống thất thu, chuyển giao, trốn thuế; gian lận thương mại, đặc biệt trong các hoạt động thương mại dựa trên nền tảng s; đôn đốc thu hồi các khoản nợ đọng thuế, giảm tỷ lệ nơ đọng thuế; tiếp tục triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế, đy mạnh điện t hóa quản lý thuế; thực hiện nghiêm quy định về đấu giá khi thực hiện chuyển nhượng, cho thuê tài sản công, giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật. Có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm hiệu quả, chặt chẽ, tránh gây thất thoát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2024.

Đối với nguồn thu hồi vốn từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, người nghèo chậm trả năm 2024 với số tiền là 30.143 triệu đồng, bổ sung nguồn vốn chi đầu tư phát triển để thực hiện Nghị định số 148/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp.

Đối với nguồn thu tiền sử dụng đất ngân sách cấp tỉnh năm 2024 thực hiện điều hành giải ngân thanh toán cho các dự án theo tiến độ nộp ngân sách cấp tỉnh tiền sử dụng đất theo tỷ lệ phân chia nguồn thu.

Sử dụng nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết cho đầu tư phát triển; trong đó, ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp (bao gồm cả mua sắm thiết bị dạy học phục vụ chương trình đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông), lĩnh vực y tế; phần còn lại ưu tiên bố trí thực hiện các nhiệm vụ đầu tư phát triển quan trọng, cấp bách khác thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách địa phương.

Đối với phần tăng thu ngân sách địa phương thực hiện năm 2024 so với dự toán năm 2024 (nếu có), sau khi dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định, địa phương thực hiện phân bổ theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.

7. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm người đng đầu trong quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách; điều hành chi ngân sách nhà nước theo dự toán, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, các khoản chi chưa thực sự cần thiết để bảo đảm nguồn lực cho phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bổ sung vốn đầu tư phát triển và hỗ trợ phục hồi kinh tế; phấn đấu tăng cao hơn nữa tỷ lệ chi đầu tư phát triển; chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; phân bổ và giao dự toán đúng thời hạn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, khắc phục hạn chế trong chậm triển khai thực hiện dự án đầu tư công, chậm giải ngân vốn đầu tư công; kiên quyết điều chuyển vốn của các dự án chậm tiến độ sang các dự án có khả năng thực hiện và giải ngân nhung thiếu vốn, hạn chế tối đa việc chuyển nguồn.

Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập.

8. Tiếp tục thực hiện quy định của pháp luật về chính sách tạo nguồn để cải cách tiền lương trong năm 2024 từ: Một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan, đơn vị; nguồn thực hiện cải cách tin lương đến hết năm 2023 còn dư chuyển sang (nếu có); tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2024 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ); 70% nguồn tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương so với dự toán năm 2023 để thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

Các địa phương quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương, quyết định phân bdự toán ngân sách địa phương theo thẩm quyền, đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Trong quá trình điều hành, nếu phát sinh những vấn đề ngoài dự toán đã được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt và các nguồn vốn bổ sung thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh chưa được phân bổ chi tiết thì Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.

[...]