Nghị quyết 45/NQ-HĐND năm 2022 về quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm 2023 do thành phố Cần Thơ ban hành

Số hiệu 45/NQ-HĐND
Ngày ban hành 09/12/2022
Ngày có hiệu lực 09/12/2022
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Phạm Văn Hiểu
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/NQ-HĐND

Cần Thơ, ngày 09 tháng 12 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC QUYẾT ĐỊNH DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN, THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2023

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ CHÍN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1506/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2023;

Căn cứ Quyết định số 2581/QĐ-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023;

Xét Tờ trình số 256/TTr-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm 2023; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm 2023 của thành phố Cần Thơ, như sau:

I. Về dự toán thu, chi ngân sách:

ĐVT: Triệu đồng

 

Trung ương giao

HĐNDTP giao

1. Tổng thu ngân sách nhà nước theo chỉ tiêu giao

11.039.000

11.039.000

- Thu nội địa:

10.762.000

10.762.000

- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu:

277.000

277.000

2. Tổng thu ngân sách địa phương:

13.608.735

13.764.635

- Thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp:

10.024.610

10.024.610

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên:

3.584.125

3.584.125

+ Bổ sung cân đối

799.615

799.615

+ Bổ sung có mục tiêu

2.784.510

2.784.510

- Thu kết dư ngân sách cấp thành phố:

 

155.900

3. Tổng chi ngân sách địa phương

14.937.735

15.093.635

- Tổng chi cân đối ngân sách địa phương

12.153.225

12.214.625

Gồm:

 

 

+ Từ nguồn ngân sách địa phương được hưởng:

10.024.610

10.024.610

+ Từ nguồn bù đắp bội chi ngân sách (Chính phủ vay về cho vay lại)

1.329.000

1.329.000

+ Từ nguồn kết dư ngân sách thành phố

 

61.400

+ Từ nguồn bổ sung cân đối của trung ương

799.615

799.615

- Chi thực hiện các chương trình mục tiêu:

2.784.510

2.784.510

+ Bổ sung vốn đầu tư để thực hiện các dự án:

2.730.250

2.730.250

+ Bổ sung vốn sự nghiệp thực hiện các chế độ chính sách:

54.260

54.260

- Chi trả nợ gốc của ngân sách địa phương:

 

94.500

4. Bội chi ngân sách địa phương:

 

1.329.000

(Kèm theo Phụ lục I, II, III)

II. Về kế hoạch vay, trả nợ năm 2023:

1. Tổng số chi trả nợ gốc các khoản vay của thành phố: 94.500 triệu đồng

2. Tổng mức vay của thành phố năm 2023: 1.329.000 triệu đồng; trong đó:

- Vay để bù đắp bội chi ngân sách: 1.329.000 triệu đồng

- Vay để trả nợ gốc:

(Kèm theo Phụ lục IV)

Điều 2. Các giải pháp thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm 2023

Giao Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các ngành, các cấp của thành phố thực hiện một số giải pháp thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm 2023, cụ thể như sau:

1. Đối với công tác thu ngân sách

- Bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính và Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố để triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp tăng thu, chống thất thu ngân sách. Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thu, phân tích, đánh giá và dự báo nguồn thu, phân tích cụ thể các nguyên nhân tác động làm tăng, giảm nguồn thu theo từng địa bàn, từng lĩnh vực, tổng hợp báo cáo kịp thời, đề xuất các giải pháp quản lý có hiệu quả.

- Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng nhằm thúc đẩy tăng trưởng cao và bền vững, tạo nguồn thu ngân sách ổn định, vững chắc. Bám sát thực tiễn, phân tích, dự báo tình hình dịch bệnh, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo quy định, phục hồi tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện, cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh phát triển nhằm nuôi dưỡng và tạo nguồn thu cho ngân sách.

- Tiếp tục triển khai mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính về thuế, đẩy mạnh điện tử hóa quản lý thuế. Đẩy mạnh triển khai thanh toán thuế điện tử 24/7 và phương pháp nhờ thu qua các ngân hàng thương mại, đảm bảo việc thu nộp thuế được mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện; ứng dụng quản lý nợ thuế theo phương thức điện tử; thực hiện nhanh chóng, kịp thời các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ thuế. Kiểm soát chặt chẽ số hoàn thuế, đảm bảo hoàn thuế đúng đối tượng, đúng chính sách pháp luật của nhà nước.

- Tăng cường công tác quản lý thu phù hợp với từng lĩnh vực, địa bàn, đối tượng thu; đẩy mạnh chống thất thu, chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế... bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước.

- Tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế và tổ chức, thực hiện có chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở đối với người nộp thuế. Tăng cường đôn đốc nộp thuế sau thanh tra, kiểm tra.

[...]