Thứ 6, Ngày 08/11/2024

Nghị quyết 36/2015/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh 5 năm giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Tây Ninh ban hành

Số hiệu 36/2015/NQ-HĐND
Ngày ban hành 11/12/2015
Ngày có hiệu lực 21/12/2015
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Tây Ninh
Người ký Trần Lưu Quang
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/2015/NQ-HĐND

Tây Ninh, ngày 11 tháng 12 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TÂY NINH 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2016-2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 17

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Thực hiện Quyết định số 2044/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020;

Sau khi xem xét Tờ trình số 3656/TTr-UBND, ngày 07 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh 5 năm 2016 - 2020, Báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Về đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015

Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành những nội dung đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các khâu đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế và cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực, phấn đấu tăng trưởng cao hơn 5 năm trước. Phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch tương xứng với tiềm năng, lợi thế, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông phục vụ tốt nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phương. Tạo bước chuyển mạnh mẽ trong xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi nhanh bộ mặt nông thôn; thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị. Xây dựng môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, văn minh; bảo đảm an sinh xã hội; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Quan tâm xây dựng nền tảng để sớm đưa tỉnh nhà cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

a) Chỉ tiêu kinh tế

- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng bình quân hàng năm (theo giá so sánh 2010): 8% trở lên.

- GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2020: 3.800 USD/người.

- Cơ cấu ngành kinh tế trong GRDP năm cuối giai đoạn (giá hiện hành):

+ Nông - lâm – thủy sản: 25 - 26%.

+ Công nghiệp - xây dựng: 41 - 42%.

+ Dịch vụ: 27 - 28% (chưa tính thuế sản phẩm, khoảng 4-7%).

- Giá trị sản xuất nông - lâm – thủy sản tăng bình quân hằng năm: 4,5% trở lên.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hằng năm: 14,5% trở lên.

- Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân hằng năm: 6% trở lên.

- Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân hằng năm: trên 9%; trong đó, thu nội địa tăng bình quân trên 12%/năm.

- Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn bằng 35% GRDP (Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 5 năm khoảng 139.000 tỷ đồng).

- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân: 20 - 23%/năm.

- Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân: 20%/năm.

b) Chỉ tiêu văn hóa - xã hội

[...]