Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Nghị quyết 33/NQ-HĐND năm 2020 về kết quả giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh năm 2018, năm 2019

Số hiệu 33/NQ-HĐND
Ngày ban hành 21/12/2020
Ngày có hiệu lực 21/12/2020
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Huyện Cần Giờ
Người ký Lê Minh Dũng
Lĩnh vực Bất động sản

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
HUYỆN CẦN GIỜ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/NQ-HĐND

Cần Giờ, ngày 21 tháng 12 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NĂM 2018, NĂM 2019

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIỜ
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 13

(Ngày 17, 18 tháng 12 năm 2020)

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ vù Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2019 của Hi đồng nhân dân huyện về chương trình hoạt động giám sát năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân huyện về thành lập Đoàn giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện năm 2018, năm 2019;

Qua xem xét Báo cáo số 278/BC-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện về kết quả giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện năm 2018, năm 2019 và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân huyện tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành nội dung Báo cáo số 278/BC-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện về kết quả giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện năm 2018, năm 2019. Hội đồng nhân dân huyện ghi nhận:

1. Những mặt làm được

- Công tác quản lý nhà nước về đất đai ngày càng chặt chẽ, đảm bảo theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hạn chế được những sai sót trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất...

- Các công trình, dự án phê duyệt theo kế hoạch hàng năm được tập trung kiểm tra, giám sát, tranh thủ các nguồn lực, vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện góp phần hoàn thiện hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư đảm bảo đúng quy định, luôn lắng nghe, giải thích, không để người dân phản ánh, tố cáo về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được quan tâm nhằm nâng cao nhận thức của người dân; tạo điều kiện cho người dân nắm được các quy định của Nhà nước về pháp luật đất đai, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, Phòng Tài nguyên và Môi trường có sự chuẩn bị nghiêm túc, nội dung báo cáo đầy đủ, bám sát đề cương và gửi cho Đoàn giám sát đúng thời gian yêu cầu.

2. Những tồn tại, hạn chế

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và Quy hoạch chung xây dựng của huyện chưa thống nhất. Còn một số chỉ tiêu sử dụng đất chưa đạt kế hoạch đề ra như: đất trồng lúa, đất làm muối, đất ở nông thôn, đất ở đô thị... (đính kèm phụ lục).

- Công tác giải quyết hồ sơ hành chính trên lĩnh vực đất đai, giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp tuy có nhiều nỗ lực cố gắng nhưng còn trễ hạn nhiều, tỷ lệ hồ sơ trễ hạn năm sau tăng cao hơn năm trước, đặc biệt đối với hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu luôn trễ hạn 100%.

- Công tác lập và trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm còn chậm ảnh hưởng tiến độ thực hiện các dự án và nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất của người dân.

- Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về kế hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng yêu cầu và thông báo chủ sử dụng đất đăng ký nhu cầu chuyển mục đích tại các xã, thị trấn còn gặp nhiều khó khăn.

- Công tác phối hợp thực hiện hồ sơ hành chính về giải quyết thủ tục đất đai đối với các đơn vị có liên quan (Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, phòng Tài nguyên Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Tổ tiếp nhận hoàn trả hồ sơ hành chính thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện, Chi cục Thuế huyện) chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ.

- Việc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất do Nhà nước trực tiếp quản lý để sản xuất nông nghiệp còn chậm thực hiện và vướng một số quy định về thể chế như: phải đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đấu giá quyền sử dụng đất thuê, đất đưa vào quản lý, sắp xếp lại theo Nghị định 167/NĐ-CP của Chính phủ...).

- Việc tổ chức cắm mốc trên các vị trí đất công do nhà nước trực tiếp quản lý (giai đoạn 2) đến nay còn chậm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất đai.

- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng kéo dài, ảnh hưởng tiến độ thi công và chậm giải ngân một số dự án.

- Việc cập nhật biến động hồ sơ địa chính của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện còn chậm; cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai chưa đồng bộ, chưa đầy đủ.

[...]