HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH
ĐẮK NÔNG
---------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 32/2011/NQ-HĐND
|
Đắk
Nông, ngày 09 tháng 12 năm 2011
|
Nghị quyết này đã được Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Nông khóa II, kỳ họp
thứ
3 thông qua
ngày 09 tháng 12 năm 2011./.
CHƯƠNG TRÌNH VÀ QUỸ GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM
TỈNH ĐẮK NÔNG NĂM 2012
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 32/2011/NQ-HĐND
ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh Đắk
Nông)
PHẦN THỨ NHẤT
CHƯƠNG TRÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
I. QUAN ĐIỂM
- Giải quyết việc làm là một trong những chương trình trọng điểm phát triển kinh tế xã hội, là chính sách xã hội; tăng việc làm nhằm phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu có việc làm của người lao
động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân; thúc đẩy quá trình chuyển dịch
cơ cấu lao động xã hội phù hợp với cơ cấu kinh tế; tạo môi trường, điều kiện thuận
lợi
để mọi tổ chức kinh tế, tổ chức đoàn thể, xã
hội, cá
nhân đầu tư và tạo mở việc làm, phát triển thị trường lao động trong tỉnh, trong nước và nước ngoài; tăng
cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp giải quyết việc làm nhất là tín dụng ưu đãi
việc
làm.
- Phát huy nội lực
là chủ yếu, đồng thời tăng cường sự hợp tác
quốc tế
để tăng
thêm
nguồn lực cho giải quyết việc
làm
địa phương.
- Tạo việc làm trên cơ sở phát triển thị trường lao động trong nước và mở rộng thị trường lao động nước ngoài, tập trung ưu tiên cho những đối tượng yếu thế trong thị trường lao động, nâng cao trách nhiệm các cấp, các ngành trong công
tác
hỗ trợ việc làm
cho
người lao động. Đồng thời, huy động tối đa và phát huy có
hiệu quả nguồn lực
sẵn có trong dân để
tạo
thêm nhiều việc
làm
mới.
II. MỤC TIÊU
1.Mục tiêu chung
Hỗ trợ phát triển tạo việc làm trong năm 2012 nhằm đáp ứng yêu cầu phát
triển
kinh tế - xã
hội của
địa phương, nâng cao chất lượng lao động, đặc
biệt ở khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các
ngành, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh.
2. Mục tiêu
cụ thể
- Phấn đấu năm 2012, ổn định việc làm
cho 248.461 lao động đã có việc làm; giải quyết việc làm cho khoảng 17.250 lao động, được phân bổ theo các nhóm ngành như sau: Công nghiệp - xây dựng 4.067 lao động, chiếm 23,58%; Nông – Lâm
nghiệp 7.913 lao động, chiếm 45,87%; Thương mại – dịch vụ 5.270 lao động, chiếm 30,55%. Trong đó, giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số nói chung khoảng
5.692 người, chiếm 33% lao động được giải quyết việc làm.
- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị 1,3%, nâng mức tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực
nông thôn từ 85,5% năm 2011 lên 85,75%.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Dự án
vay vốn tạo việc làm
Doanh số cho vay vốn giải quyết việc làm trong năm 2012 là 20 tỷ đồng,
trong đó kinh phí trung ương 5,5 tỷ đồng,
kinh phí địa phương 14,5 tỷ
đồng, giải quyết việc làm cho 2.100 lao động.
2. Dự án hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (Xuất khẩu lao động)
Phấn đấu năm 2012 xuất khẩu khoảng 270 lao động đảm bảo tiêu chuẩn điều kiện và chất lượng sang các
nước làm việc như: Malaysia, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan…
Tổng kinh phí hỗ trợ đầu tư dự án hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn
ở nước ngoài là: 01 tỷ
đồng, trong đó kinh phí Trung ương 500 triệu đồng, kinh phí
địa
phương 500 triệu đồng; (thực hiện theo Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 23/6/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt “Đề án xuất khẩu lao động tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010 – 2015”).
3. Điều tra, thống kê thị trường lao động và xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động
- Nắm bắt diễn biến của thị trường lao động làm cơ sở cho việc hoạch định và điều chỉnh kế hoạch, chính sách việc làm và thị trường lao động.
- Cung cấp được thông tin về lao động, việc làm
và thất nghiệp ở khu vực
thành thị; Tình hình lao động, việc làm
và sử dụng thời gian lao động ở nông thôn.
- Tổ chức điều tra khảo sát, thu thập, xử
lý các thông tin về thị trường lao
động; Thông tin về lao động - việc làm qua các cuộc điều tra.
Tổng kinh phí thực
hiện Điều tra 340 triệu đồng kinh phí Trung ương.
4. Hoạt động nâng cao năng lực quản lý Lao động – Việc làm (cho cán bộ
cấp xã trở
lên)
Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ từ cấp xã trở lên làm công tác Lao động – Việc làm cho 350 người, trong đó cán bộ cấp huyện 24 người và cán bộ cấp xã
326 người; Với tổng kinh phí từ nguồn Trung ương đầu tư là
90
triệu đồng.
5. Kiểm tra, giám sát
Chương trình Lao động – Việc làm
Tổ chức giám sát, kiểm
tra
độc lập và liên ngành về tình hình thực hiện
Chương trình và Quỹ giải quyết việc làm trên cơ sở đánh giá, kiểm tra, giám sát để
tìm ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót và triển khai thực hiện tốt hơn các mục tiêu đã đề ra. Với tổng kinh phí 100 triệu đồng kinh phí Trung ương.
6. Hội chợ, phiên
chợ việc làm
Hoạt động truyền thông: Tuyên truyền, tư vấn, phổ biến thông tin về
việc
làm,
thị trường lao động. Qua đó, số lao động tìm
kiếm
được việc làm
khoảng 300 lao động; Tổng kinh phí tổ chức Hội chợ, phiên chợ việc làm
100
triệu đồng kinh phí
Trung ương.
7. Tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng
lao
động
Giới thiệu việc làm và cung ứng lao động thành công cho 970 người.
8. Dự án Dạy nghề
Năm 2012, tổ chức dạy nghề gắn với việc làm
cho
700 người (thực hiện theo Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020”).
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
Tăng cường phổ biến, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà
nước về lao động – việc làm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tạo điều kiện thuận lợi về môi trường đầu tư, cơ chế, thủ tục hành chính để
phát triển và mở rộng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, nông trang
trại…để tạo việc
làm, thu hút nhiều lao động.
Theo dõi tiến độ thực hiện, tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên; Phân
tích đánh giá kết quả, đề xuất kiến nghị tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo kết quả định kỳ 6 tháng, 1 năm theo đúng quy định.
Điều tra, khảo sát những phát sinh về cung – cầu lao động, xây
dựng cơ sở dữ liệu thông tin thị trường lao động của tỉnh. Tạo điều kiện cho những người thất nghiệp, thiếu việc làm tiếp cận được với hệ thống thông tin thị trường lao động để
họ
đăng ký tìm
việc
làm hoặc tự tìm việc làm. Trong đó, đặc biệt quan tâm
đến
đối tượng lao động thuộc diện chính sách có công, dân tộc
thiểu số. Nâng cao chất
lượng việc làm, lao động và thu nhập.
Chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà
nước
và các tổ chức
đoàn thể
triển khai các chương trình, đề án, dự án tạo việc làm
cho
người lao động tại địa phương. Cụ thể
như:
1. Phát triển kinh tế - xã hội, tạo mở
việc
làm
Đây là hướng cơ bản quan trọng nhất quyết định việc tăng, giảm chỗ làm việc. Do vậy phải thực hiện hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tạo mở
việc làm, nhằm ổn định việc làm cho những người đang làm
việc và tạo ra 12.910
chỗ
làm việc trong năm 2012. Cần tập trung chỉ đạo một số chương trình phát triển
kinh tế trọng điểm tạo nhiều việc
làm, thu hút nhiều lao động như sau:
- Các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn:
Tập trung trồng mới, cải tạo và thâm canh đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ
cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng, miền trong tỉnh. Phát
triển công nghiệp nhỏ ở nông thôn gắn với việc quy hoạch vùng nguyên liệu, dược liệu; tập trung đầu tư tạo ra những sản phẩm chủ lực theo hướng sản xuất hàng hóa; phát triển kinh tế trang trại, đảm
bảo
việc làm cho 7.913 lao động, nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang dịch vụ, du lịch và thương mại;
tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn từ 85,5% lên 85,75% năm
2012,
góp phần xây
dựng nông thôn mới theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội hiện
nay.
- Các chương trình phát triển công nghiệp và thương mại -
dịch vụ:
Tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực: Công nghiệp, dịch vụ, du lịch, các
sản
phẩm có lợi thế, phát triển các doanh nghiệp với kỹ thuật và công nghệ cao để
tạo
ra ngành mũi nhọn tăng trưởng; Đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển các ngành
nghề đầu tư ít vốn, sử
dụng nhiều lao
động, nhất là các doanh
nghiệp vừa và
nhỏ. Góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho khoảng 9.337 lao
động.
Đẩy nhanh tốc độ phát triển các cụm, khu công nghiệp (Tâm thắng, Nhân cơ, Thị xã Gia Nghĩa, Đắk Mil, Thuận an, Đắk Ha…), phát triển công nghiệp chế
biến nông, lâm sản và hàng tiêu dùng từ nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương.
Triển khai quy hoạch phát triển “du lịch xanh” gắn với văn hóa và lễ hội Tây
Nguyên.
Phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ theo hướng khôi phục, phát triển nghề truyền thống, hình thành các làng nghề.
2. Tổ chức
cho
lao động vay vốn
theo các dự án hộ gia đình
hoặc
trang trại, cơ sở sản xuất kinh doanh giải quyết việc làm thông qua Quỹ Quốc gia hỗ trợ
việc làm, tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau
- Ưu tiên các dự án mô hình kinh tế trang trại, cơ
sở sản xuất kinh doanh làm ăn hiệu quả, khả thi, dựa trên thu nhập hàng năm chứ không căn cứ vào diện tích cây
trồng, vật nuôi vay vốn, để tạo việc làm ổn định cho người thất nghiệp, người chưa có
việc làm, thiếu việc làm; phê duyệt dự án vay vốn tạo việc làm theo đúng mục đích,
hiệu quả
của Chương trình; Gắn với sự phát triển kinh tế trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp chế biến hàng nông sản, hàng gỗ gia dụng, hàng xuất khẩu để giải quyết thêm nhiều việc làm cho người lao động.
- Cho vay ưu đãi đối với các nhóm lao động yếu thế như: Người đồng bào dân tộc thiểu số, người tàn tật, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, cơ sở dạy
nghề dành riêng cho người tàn tật nhằm tránh nguy cơ mất việc làm, ổn định cuộc sống và hoà nhập cộng đồng.
- Xây dựng cơ chế ưu tiên cho vay nguồn vốn giải quyết việc làm đối với các đối tượng thuộc vùng được chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông
nghiệp
sang để phục
vụ
làm các khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp.
- Tổ chức cho những người thất nghiệp, thiếu việc làm vay vốn tạo việc làm mới
hoặc tự tạo việc làm có hiệu quả hơn, gắn với các hình thức khuyến nông, khuyến
lâm, khuyến ngư để chuyển giao công nghệ, hướng dẫn cách làm ăn cho nông dân và phát triển ngành nghề.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực giải quyết việc làm để từ đó có một cái nhìn toàn diện về công tác giải quyết việc làm, đánh giá đúng và đạt các
chỉ tiêu đặt ra. Tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn kinh phí giải quyết việc làm và đào đạo
nghề
từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đồng thời tiếp tục trình Hội đồng nhân dân tỉnh cân đối nguồn ngân sách địa phương để bổ sung vào nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm địa phương, nhằm đáp ứng nhu cầu cần vay vốn ngày càng cao cho người lao động.
3. Dự án hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (Xuất
khẩu lao động)
Hỗ trợ cho người lao động vay
vốn
khi tham gia xuất khẩu lao động như: vay vốn học giáo dục định hướng, ngoại ngữ, chi phí đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
(thực hiện theo Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 23/6/2010 của Ủy
ban nhân dân
tỉnh
Đắk Nông về việc phê duyệt “Đề án xuất khẩu lao động tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010 – 2015”).
4. Điều tra, thống kê
thị
trường lao động và xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động (Điều tra cung – cầu và ghi chép thông tin lao động)
- Đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời những diễn biến của thị trường lao động làm cơ sở cho việc hoạch định và điều chỉnh kế hoạch, chính sách
việc làm và thị trường lao động.
- Cung cấp được thông tin về lao động, việc làm
và thất nghiệp ở khu vực
thành thị; tình hình lao động, việc làm và sử dụng thời gian lao động ở nông
thôn
hàng năm; cung cấp thông tin thị
trường lao động định
kỳ và đột
xuất theo yêu cầu của tỉnh cụ thể:
+ Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin quản lý lao động - việc làm.
+ Tổ chức điều tra khảo sát, thu thập, xử lý các thông tin về thị trường lao động; thông tin về lao động - việc làm qua các cuộc điều tra.
5. Hoạt động nâng cao năng lực quản lý Lao động – Việc làm (cho cán bộ cấp xã trở lên)
Tập huấn nghiệp vụ công tác Lao động – Việc làm cho cán bộ xã, phường,
thị
trấn và cấp huyện để nâng cao năng lực quản lý nhà
nước trong công tác Lao
động
– Việc làm, đưa ra những giải pháp kịp thời góp phần hoàn thành tốt các chỉ tiêu của ngành được giao.
6. Kiểm tra, giám sát chương trình
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát độc lập và liên ngành về tình hình thực hiện Chương trình giải quyết việc làm, nhằm
kịp thời chấn chỉnh những tồn
tại và đẩy mạnh các hoạt động có hiệu quả của Chương trình những năm tiếp
theo.
7. Hội chợ, phiên chợ việc làm
- Tăng cường hoạt động truyền thông: Tuyên truyền, tư vấn, phổ
biến thông tin về việc làm, thị trường lao động đến tận nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tìm kiếm, lựa chọn việc làm
phù hợp với khả năng, năng
lực và sức khỏe của bản thân.
- Tổ chức Phiên chợ việc làm theo cụm huyện, qua đó người dân dễ dàng
tiếp cận thị trường lao động - việc làm. Đồng thời, thúc đẩy sự ham học hỏi,
nâng cao tay nghề để có môi trường làm việc ổn định, thu nhập cao.
8. Tư
vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động
Tập trung vào các hoạt động sau:
- Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của người lao động đối với việc học
nghề.
- Tổ chức cho người lao động thất nghiệp, người thiếu việc làm đăng ký
tìm việc làm.
- Cung cấp các dịch vụ việc làm đối với người lao động thất nghiệp, người thiếu việc làm đăng ký tìm
việc làm. Tư vấn lựa chọn việc làm, nơi làm việc lựa chọn nghề học, hình thức học và nơi học nghề, tư vấn về pháp luật lao động liên quan đến việc làm, các dịch vụ việc làm khác.
- Tổ chức cung ứng các dịch vụ việc làm cho người sử dụng lao động theo hợp đồng bao gồm: Cung ứng lao động, giúp tuyển lao động, tư vấn pháp luật lao động, trao đổi thông tin về thị trường lao động.
- Tổ chức dạy nghề gắn với giải quyết việc làm: Tổ chức dạy nghề theo hợp đồng gắn với giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc
làm đã đăng ký tìm việc làm tại Trung tâm giới thiệu việc làm hoặc các cơ sở
dạy nghề trong tỉnh.
9. Dự án Dạy nghề
Thực hiện theo Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2011
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020.”
V. NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH
Tổng nguồn vốn để thực hiện Chương trình: 20,630 tỷ đồng; trong đó:
- Nguồn từ trung ương hỗ trợ, bổ sung 6,130 tỷ đồng.
- Nguồn từ địa phương hỗ trợ, bổ sung 14,5 tỷ đồng. (Như vậy, năm 2012 ngân sách địa phương bổ sung 14,5 tỷ
- 12,5 tỷ = 2 tỷ
đồng thông qua Quỹ giải quyết việc làm.
PHẦN THỨ HAI
QUỸ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TỈNH ĐẮK
NÔNG NĂM 2012
I. QUY ĐỊNH CHUNG
Quy định việc cho vay, sử dụng Quỹ giải quyết việc làm tỉnh Đắk Nông (sau đây gọi là Quỹ việc làm địa phương), phần vốn ủy thác qua Ngân hàng
Chính sách xã hội nhằm khuyến khích đầu tư tạo việc làm mới cho người lao
động,
góp
phần thực
hiện có hiệu quả các mục tiêu của Chương trình giải quyết
việc làm
của tỉnh Đắk Nông.
II. LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ VIỆC LÀM ĐỊA PHƯƠNG
1. Lập Quỹ việc
làm địa phương với tổng số tiền 14,5 tỷ
đồng (Bằng chữ: mười
bốn
tỷ năm trăm triệu đồng chẵn), được
hình thành từ các nguồn sau:
- Ngân sách địa phương: 14,5 tỷ
đồng. Trong đó: 12,5 tỷ
đồng vốn thu hồi trong năm
2012 để cho vay quay vòng, 02 tỷ đồng được bổ sung cho vốn vay giải quyết việc làm năm 2012.
- Các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác.
Quỹ giải quyết việc làm được sử dụng đúng mục tiêu của Chương trình giải quyết việc làm của tỉnh.
2. Quản lý và sử dụng Quỹ việc làm địa phương:
Giao UBND tỉnh căn cứ vào Khoản 2, Phần I Thông tư số 73/2008/TT- BTC ngày 01/8/2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng Quỹ giải quyết việc làm
địa
phương và tình hình thực tế của địa phương, ban hành Quy
chế
quản lý và sử dụng Quỹ việc
làm
địa phương cho phù hợp.