Quyết định 14/2010/QĐ-UBND phê duyệt đề án xuất khẩu lao động tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010 - 2015

Số hiệu 14/2010/QĐ-UBND
Ngày ban hành 23/06/2010
Ngày có hiệu lực 03/07/2010
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Lê Diễn
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐĂK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2010/QĐ-UBND

Gia Nghĩa, ngày 23 tháng 6 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TỈNH ĐĂK NÔNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐĂK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 số 72/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 126/2007/NĐ-CP, ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tại Tờ trình số 119/TTr - LĐTBXH, ngày 03 tháng 02 năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án xuất khẩu lao động tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2010 - 2015.

Điều 2. Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động tỉnh Đăk Nông có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện công tác xuất khẩu lao động theo mục tiêu và các nội dung ghi tại Đề án này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo xuất khẩu lao động tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ban hành./.

 

 

TM.Y BAN NHÂN N
CHỦ TCH




Diễn

 

ĐỀ ÁN

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TỈNH ĐĂK NÔNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định s 14/2010/-UBND, ngày 23 tng 6 năm 2010 ca y ban nhân dân tnh Đăk Nông)

Tỉnh Đăk Nông hiện nay gồm có 29 dân tộc, dân số khoảng 494 ngàn người, trong đó dân tộc thiểu số khoảng 33%, dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 11%. Diện tích tự nhiên 651.438 ha, dân số trong độ tuổi lao động khoảng 267 ngàn người chiếm 54% so với dân số. Lao động tham gia trong các thành phần kinh tế quốc dân khoảng 227 ngàn người chiếm 85% so với dân số ở độ tuổi lao động. Về cơ cấu lao động, số người làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao 72,3%, công nghiệp xây dựng 7,7%, thương mại dịch vụ 20%. Tỷ lệ hộ nghèo 13,28%, thu nhập bình quân đầu người 12 triệu đồng/năm. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn 85,25%, tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị 1,15%, tỷ lệ lao động qua đào tạo 24,25%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 16,69%.

Trong 5 năm qua được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự tham mưu điều hành của các Sở, Ban, ngành cùng với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương từ cơ sở, công tác xuất khẩu lao động của tỉnh bước đầu đạt được một số kết quả nhất định.

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TỈNH ĐĂK NÔNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2015.

1. Tình hình triển khai Đề án xuất khẩu lao động tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2004 - 2009.

Được sự quan tâm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Quản lý Lao động và Trung tâm Lao động ngoài nước, sự phối hợp chặt chẽ và thiện chí của các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động với Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã. Trong 5 năm 2004 - 2009 tỉnh ta có 1.659 người tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (Số người tham gia xuất khẩu lao động bình quân hàng năm từ 250 - 300 người, đạt chỉ tiêu đề ra trong Đề án xuất khẩu lao động), gồm các nước như Malaysia, Đài Loan, Ma Cao, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào…. Trong đó lao động nam 1.077 người chiếm 64,92%, lao động nữ 582 người chiếm 35,08%, lao động là dân tộc thiểu số 137 người chiếm 8,26%, lao động là dân tộc thiểu số tại chỗ 32 người chiếm 1,93%. Một số ngành nghề chủ yếu như may công nghiệp, cơ khí, lắp ráp điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, giúp việc gia đình, điều dưỡng viên, xây dựng công trình, lao động phổ thông trong các nhà máy và trang trại, nông trại trồng trọt, chăn nuôi…

Tính từ năm 2004 đến năm 2009: Số tiền Ngân hàng Chính sách xã hội và các Ngân hàng thương mại đã cho người lao động vay đi xuất khẩu lao động là 2.180.000.000đ với tổng số 117 lượt người vay, bình quân mỗi người lao động được vay số tiền là 18.500.000đ.

Theo số liệu thống kê của các đơn vị xuất khẩu lao động và các Ngân hàng thương mại của tỉnh Đăk Nông, bình quân mỗi năm số lao động làm việc ở nước ngoài gửi tiền về cho gia đình từ 5 đến 7 tỷ đồng.

Thực sự xuất khẩu lao động trong những năm qua đã giải quyết được việc làm, cải thiện và tăng thu nhập đáng kể cho người lao động, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo và ổn định trật tự xã hội.

2. Sự cần thiết phải tiếp tục xây dựng Đề án xuất khẩu lao động tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2010 - 2015.

Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác xuất khẩu lao động, đây cũng chính là thể hiện ý chí và nguyện vọng của đông đảo tầng lớp nhân dân lao động.

[...]