HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
311/2010/NQ-HĐND
|
Vinh, ngày 10
tháng 07 năm 2010
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG
QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2011-2015, CÓ XÉT ĐẾN
NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 18
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày
17/8/2005 của Chính phủ về hoạt động điện lực và sử dụng điện; Nghị định số
12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư và xây dựng
công trình;
Căn cứ Quyết định số 42/2005/QĐ-BCN ngày
30/12/2005 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc ban hành quy
trình nội dung, trình tự và thủ tục quy hoạch phát triển điện lực;
Xét đề nghị của UBND tỉnh Nghệ An tại Tờ trình
số 3600/TTr.UBND, ngày 18/6/2010 về việc Thông qua Quy hoạch phát triển điện
lực tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020;
Trên cơ sở Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế -
Ngân sách và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành, thông qua Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Nghệ
An giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020 (có bản Quy hoạch phát triển
điện lực tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020 kèm theo).
Điều 2. Giao cho Ủy ban
nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết này và các quy định hiện hành của pháp luật,
lập hồ sơ đề nghị Bộ Công Thương phê duyệt để triển khai thực hiện trên địa bàn
tỉnh. Giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và
đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp giám sát việc triển khai thực hiện
Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Nghệ An khóa XV, kỳ họp thứ 18
thông qua và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2011-2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 311/2010/NQ-HĐND ngày
10/7/2010 của HĐND tỉnh khóa XV, kỳ họp
thứ 18)
I. TÌNH HÌNH CUNG CẤP ĐIỆN HIỆN
TRẠNG
- Điện thương phẩm của tỉnh Nghệ An, năm 2009 là
1,193 tỷ kWh, kế hoạch năm 2010 là 1,326 tỷ kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương
phẩm giai đoạn 2006-2010 là 10,2%/năm. Điện thương phẩm bình quân đầu người năm
2010 ước đạt 416 kWh/người, bằng 42,6% bình quân chung của cả nước.
- Các trạm nguồn 110kV thực hiện đạt 61,2% so với
quy hoạch đề ra. Về phần xây dựng mới đường dây 110kV đạt 27% so với quy hoạch
đề ra.
- Về trạm biến áp phân phối xây dựng mới chỉ đạt
50,4%, đường dây trung thế xây dựng mới đạt 35,9%. Việc cải tạo lưới 6,10kV->22kV
đang được triển khai thực hiện, tuy nhiên tỷ lệ thực hiện đạt thấp (21,3% về
trạm và 26,6% về đường dây).
II. DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN
1. Giai đoạn 2011-2015
Năm 2015: Công suất cực đại Pmax = 660MW, điện
thương phẩm 3,288 tỷ kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai
đoạn 2011-2015 là 19,9%/năm, điện thương phẩm bình quân trên đầu người là 974
kWh/người/năm.
2. Giai đoạn 2016-2020
Năm 2020: Công suất cực đại Pmax = 1.290MW, điện
thương phẩm 6,929 tỷ kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai
đoạn 2016-2020 là 16,1%/năm, điện thương phẩm bình quân trên đầu người là 1.968
kWh/người/năm.
III. PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN
1. Tiêu chuẩn thiết kế
Lưới truyền tải
Phù hợp với mật độ phụ
tải, tiết diện dây dẫn và gam máy biến áp được lựa chọn như sau:
Tiết diện dây dẫn: Đối
với lưới 220kV dùng loại dây dẫn trần AC có tiết diện ³ 400mm2 hoặc
dây phân pha tương đương. Tiết diện dây dẫn đường dây 110kV dùng loại dây dẫn
trần AC có tiết diện ³ 185mm2.
Gam máy biến áp 220kV:
Lựa chọn có quy mô 2x125MVA hoặc 2x250MVA.
- Gam máy biến áp 110kV:
16MVA, 25MVA, 40MVA, 63MVA, phù hợp với mật độ phụ tải của khu vực.
- Yêu cầu về công suất dự
phòng đều được tính tại các trạm 110kV, mức độ mang tải các trạm từ 70-80% công
suất. Ngoài ra sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các trạm 110kV còn được thực hiện trong
lưới trung thế bằng các đường dây 35, 22kV liên lạc.
- Các trạm chuyên dùng
cho các phụ tải quan trọng như: Xi măng, thép... cần xem xét đặt thêm 1 máy dự
phòng.
Lưới điện trung thế
Lưới điện trung thế tỉnh
Nghệ An về lâu dài sử dụng cấp điện áp 35, 22, 10kV.
+ Đối với khu vực có
nguồn 22kV như: TP Vinh, thị xã Cửa Lò, khu vực huyện Nghi Lộc, Diễn Châu và
Quỳnh Lưu lưới 10kV được cải tạo dần lên 22kV.
+ Đối với khu vực trung
du miền núi lưới phân phối chủ đạo sẽ là 35kV. Trong giai đoạn tới duy trì phát
triển lưới 35kV và các trạm 35/0,4kV để cấp điện cho các khu vực miền núi xa
xôi có bán kính cấp điện lớn, mức độ tiêu thụ điện nhỏ và phân tán.
+ Các vùng còn lại để tận
dụng triệt để lưới điện hiện hữu còn khả năng cung cấp, đề nghị cho duy trì
điện áp 35, 10kV và các trạm trung gian 35/10kV.Tuy nhiên đường dây xây dựng
mới ở khu vực lưới 10kV theo tiêu chuẩn 22kV vận hành tạm ở điện áp 10kV, máy
biến áp hạ thế 10/0,4kV được luân chuyển ở các khu vực được cải tạo thành
22/0,4kV.
- Ngầm hóa dần
lưới trung thế khu vực trung tâm TP. Vinh, TX. Cửa Lò, các khu đô thị.
- Lưới điện trung thế đối với TP. Vinh, TX. Cửa Lò,
các khu đô thị mới và các khu công nghiệp được thiết kế mạch vòng vận hành hở.
Đối với khu vực nông thôn được thiết kế hình tia, tạo các liên kết mạch vòng
35kV giữa các trạm 110kV.
- Các đường trục trung thế mạch vòng (vận hành hở)
trong thành phố, khu đô thị mới, khu công nghiệp ở chế độ làm việc bình thường
chỉ mang tải từ (60-70)% công suất so với công suất mang tải cực đại để đảm bảo
an toàn cấp điện khi sự cố.
Gam máy biến áp phân phối
+ Chọn phổ biến loại 31,5; 50; 75; 100; 160; 250kVA
cho vùng nông thôn và 160; 250; 320; 400kVA cho khu vực thành phố, đô thị.
+ Các trạm chuyên dùng của khách hàng theo quy mô
phụ tải sẽ được thiết kế với gam máy thích hợp.
Tổn thất điệp áp lưới trung thế cho phép
+ Các đường dây trung thế mạch vòng khi vận hành hở
thiết kế sao cho tổn thất điện áp tại hộ xa nhất £ 5% ở chế độ vận hành bình
thường và không quá 10% ở chế độ sau sự cố.
2. Phát triển lưới điện
a) Lưới truyền tải
Giai đoạn 2011-2015
Lưới
cao thế 220kV
- Nâng công suất trạm 220kV Hưng Đông lên
(125+250)MVA.
- Xây dựng trạm 220kV Đô Lương quy mô 2x125MVA (vị
trí trạm 220kV Đô Lương được xây dựng tại thôn Xuân Bài, xã Xuân Sơn, huyện Đô
Lương), dự kiến máy 1 đưa vào vận hành năm 2011, máy 2 vận hành năm 2013-2014.
- Xây dựng trạm 220kV Quỳnh Lưu, quy mô (2x250)MVA,
trước mắt đến 2015 lắp đặt 1 máy.
- Xây dựng đường dây 220kV Hưng Đông, Nghi Sơn mạch
2, dây dẫn ACSR2x330 dài 73km.
- Xây dựng đường dây 220kV mạch kép dây dẫn
2ACSR330, dài 1km cấp điện cho trạm 220kV Quỳnh Lưu.
Lưới
cao thế 110kV
*Về trạm biến áp
- Giữ nguyên công suất các trạm hiện có: Bến Thủy (25+40)MVA, Cửa Lò (25+40)MVA, Quỳnh Lưu (2x25)MVA, XM Hoàng Mai (2x25)MVA, Tương
Dương (1x25)MVA.
- Nâng công suất 6 trạm 110kV: Diễn Châu lên
(16+40)MVA, Hưng Đông lên (2x63)MVA, Nghĩa Đàn lên (2x25)MVA, Đô Lương lên
(25+40)MVA, Quỳ Hợp lên (16+25)MVA, Truông Bành lên (2x40)MVA. Trong đó đặc
biệt lưu ý trạm 110kV Diễn Châu: Lắp thêm máy 40MVA vào cuối 2010, đầu 2011 để
chống quá tải cho khu vực Diễn Châu, Quỳnh Lưu.
- Xây dựng mới các trạm 110kV: Nam Cấm (1x40)MVA;
Hưng Hoà 1x25MVA-110/22kV; Nam Đàn 1x25MVA-110/35/10(22)kV; Yên Thành 2x25MVA; Hoàng Mai (1x40)MVA - 110/35/22kV; KCN. Hoàng Mai (1x40)MVA -
110/35/22kV; Bắc Á (2x25)MVA-110/35/6kV; XM. Hoàng Mai 2 (2x25)MVA - 110/6kV; XM. Tân Thắng (1x40)MVA - 110/6kV; Thép Kobe (2x63)MVA - 110/22kV; XM. Đô Lương (2x25)MVA - 110/6kV; XM. Dầu khí 12/9 (2x25)MVA - 110/6kV; Anh Sơn (1x25)MVA -
110/35/6kV; Tân Kỳ (1x25)MVA -
110/35/10-22kV; XM. Tân Kỳ (2x25)MVA -
110/6kV; Khu CN Thọ Lộc (1x40)MVA; Kỳ Sơn (1x25)MVA
- 110/35/6kV; TĐ. Sông Quang 2x16MVA - 110/6kV; TĐ. Nậm Pông 2x25MVA -
110/6kV; TĐ. Chi Khê 2x40MVA - 110/6kV; TĐ. Khe Thơi 2x16MVA - 110/6kV;
TĐ. Bản Mồng (2x40)MVA - 110/6kV.
*Về đường dây:
- Khẩn trương hoàn thành đường dây Diễn Châu - Cửa
Lò, dây dẫn AC -185, chiều dài 22km.
- Xây dựng nhánh rẽ 110kV TĐ. Khe
Thơi, mạch kép dài 2,5km, dây dẫn AC185.
- Xây dựng mới đường dây 110kV Chi Khê - Tân Kỳ,
dây dẫn AC185, chiều dài 45km.
- Xây dựng mới đường dây 110kV TĐ. Sông Quang -
Truông Bành, dây dẫn AC185, chiều dài 30km.
- Xây dựng mới nhánh rẽ 110kV TĐ. Nậm Pông mạch
kép, dây dẫn AC185, chiều dài 0,5km.
- Xây dựng mới đường dây 110kV Bản Mồng - XM. Tân
Kỳ, dây dẫn AC185, chiều dài 65km.
- Cải tạo đường dây 2 mạch Quỳnh Lưu - Nghĩa Đàn -
Ngã ba Săng Lẻ từ AC120 lên AC240.
- Xây dựng mới nhánh rẽ trạm Hưng Hoà, dây dẫn
2AC185 dài 8,5km
- Xây dựng mới nhánh rẽ trạm Nam Đàn, dây dẫn
2AC185 dài 1km.
- Xây dựng mới đường dây 110kV mạch kép trạm 220kV
Đô Lương - XM Đô Lương - Yên Thành, dây dẫn 2AC240 dài 22km.
- Xây dựng mới nhánh rẽ trạm Hoàng Mai, dây dẫn
AC-240, chiều dài 0,5km.
- Xây dựng mới nhánh rẽ trạm Thép Kobe, dây dẫn
2ACSR300 dài 2km.
- Xây dựng mới đường dây 110kV mạch kép trạm 220kV
Quỳnh Lưu - XM. Hoàng Mai 2 - XM. Tân Thắng, dây dẫn 2AC240 dài 15km.
- Xây dựng mới đường dây 110kV 4 mạch, dây dẫn
2AC300, chiều dài 3km từ trạm 220kV Quỳnh Lưu cắt đôi đường dây 2 mạch Quỳnh
Lưu - Nghi Sơn.
- Treo mạch 2 đường dây 110kV Quỳnh Lưu - Diễn Châu
- Cửa Lò, dây dẫn AC -185, chiều dài 46km.
- Xây dựng mới đường dây mạch kép 110kV dây dẫn
2AC240, chiều dài 27km từ trạm 220kV Đô Lương - Tân Kỳ - XM. Tân Kỳ, trước mắt
đến 2015 treo 1 mạch.
- Xây dựng mới đường dây 110kV mạch kép, dây dẫn
2AC240, chiều dài 2km từ trạm 220kV Đô Lương ra cắt đôi đường dây 110kV Hưng
Đông - Đô Lương - Tương Dương.
- Xây dựng mới nhánh rẽ XM Đô Lương, dây dẫn AC240,
dài 2km.
- Xây dựng mới đường dây 110kV Tương Dương - Kỳ
Sơn, dây dẫn AC240, chiều dài 55km.
- Xây dựng mới đường dây 110kV mạch kép rẽ Bắc Á,
dây dẫn AC240, chiều dài 10km.
- Xây dựng mới rẽ Anh Sơn, dây dẫn AC240, chiều dài
2x0,5km.
- Xây dựng mới rẽ trạm KCN Thọ Lộc, dây dẫn AC185
dài 5 km.
Giai đoạn
2016-2020
Lưới
cao thế 220kV
- Nâng công suất trạm 220kV Hưng Đông từ
(125+250)MVA lên (2x250)MVA.
- Nâng công suất trạm 220kV Quỳnh Lưu từ (1x250)MVA
lên (2x250)MVA.
- Xây dựng mới trạm 220kV Nam Cấm, quy mô
(2x250)MVA, trước mắt đến 2020 đặt 1 máy.
- Xây dựng mới trạm 220kV Nậm Mô, dự kiến công suất
125MVA.
- Xây dựng mới đường dây 220kV mạch kép, dây dẫn ACSR2x330,
chiều dài 2,5km cấp điện cho trạm 220kV Nam Cấm.
- Xây dựng mới đường dây 220kV mạch kép, dây dẫn
ACSR2x330, chiều dài 1km cấp điện cho trạm 220kV Nậm Mô.
Lưới
cao thế 110kV
- Cải tạo đường dây 110kV trạm 220kV Quỳnh Lưu -
NM. Thép Kobe thành đường dây 4 mạch, dây dẫn 2AC300 và 2AC240, trong đó 2 mạch
cấp cho NM. Thép Kobe (2AC300), 2 mạch (2AC240) cấp cho 4 trạm 110kV là Hoàng
Mai, XM. Hoàng Mai, KCN. Hoàng Mai và Đông Hồi.
- Xây dựng mới đường dây 110kV mạch kép, dây dẫn
AC240, dài 15km trạm 220kV Quỳnh Lưu ra cắt đường dây 110kV Quỳnh Lưu - Nghĩa
Đàn, tách các trạm trục Nghĩa Đàn - Quỳ Hợp - Quế Phong về cấp thẳng từ 220kV
Quỳnh Lưu.
- Xây dựng mới đường dây 110kV mạch kép Yên Thành -
Diễn Châu nhằm hỗ trợ cấp điện giữa các trạm 220kV Đô Lương, Quỳnh Lưu, Nam Cấm.
- Xây dựng mới đường dây 110kV Kỳ Sơn - trạm 220kV
Nậm Mô, dây dẫn AC185, chiều dài 8km.
- Treo mạch 2 đường dây 110kV Đô Lương - Tân Kỳ -
XM Tân Kỳ.
- Duy trì công suất 15 trạm 110kV có tới 2015: Hưng
Đông (2x63), Cửa Lò (40+25)MVA, XM. Hoàng Mai (2x25)MVA, XM. Hoàng Mai 2
(2x25)MVA, Đô Lương (25+40)MVA, Bắc Á (2x25)MVA, XM. Đô Lương (2x25)MVA, XM.
Dầu khí 12/9 (2x25)MVA, XM. Tân Kỳ (2x25)MVA, TĐ. Sông Quang
(2x16)MVA, TĐ. Nậm Pông (2x25)MVA, TĐ. Bản Mồng (2x40)MVA, TĐ. Khe Thơi (2x16)MVA,
TĐ. Chi Khê (2x40)MVA, Truông Bành (2x40)MVA.
- Nâng công suất 15 trạm 110kV: Bến Thủy, Nam Cấm, Diễn Châu, KCN. Hoàng Mai lên (2x40)MVA;
Hưng Hoà, Nam Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Tương Dương, Kỳ Sơn lên (2x25)MVA; Quỳnh
Lưu lên (25+63)MVA; Yên Thành, Hoàng Mai lên (25+40)MVA, XM. Tân Thắng lên
(3x40)MVA, Thép Kobe lên (4x63)MVA.
- Xây dựng mới 12 trạm 110kV:
+ Hưng Nguyên (1x25)MVA. Trạm 110kV Hưng Nguyên
được đấu chuyển tiếp trên đường dây 110kV Hưng Đông - Hà Tĩnh
+ Nam Cấm NC, là trạm nối cấp của 220kV Nam Cấm,
công suất (2x40)MVA.
+ Nam Cấm 2 (2x40)MVA. Trạm Nam Cấm 2 được đấu
chuyển tiếp trên đường dây 110kV Hưng Đông - Nam Cấm.
+ Đông Hồi thuộc KCN. Đông Hồi (1x25) MVA. Trạm
Đông Hồi đấu chuyển tiếp trên đường dây 2 mạch trạm 220kV Nghi Sơn - trạm 220kV
Quỳnh Lưu.
+ Thọ Lộc (2x40)MVA, cấp điện bằng đường dây mạch
kép xây dựng mới trạm 220kV Nam Cấm - KCN. Thọ Lộc.
+ Phủ Quỳ (1x40)MVA, rẽ nhánh trên 2 đường dây
Nghĩa Đàn - Quỳ Hợp.
+ Quỳ Châu (1x16) MVA. Trạm Quỳ Châu được đấu
chuyển tiếp trên đường dây 110kV Truông Bành - Ngã ba Săng Lẻ.
+ Sông Dinh (1x25)MVA, đấu rẽ nhánh trên 2 đường
dây 110kV Quỳ Hợp - Nghĩa Đàn.
+ KCN. Tân Kỳ (1x25)MVA, đấu rẽ nhánh trên đường
dây 110kV XM. Tân Kỳ - Bản Mồng.
+ Con Cuông (1x25)MVA, đấu rẽ nhánh
trên đường dây 110kV Tương Dương - Đô Lương.
+ TĐ. Tân Sơn (42MW) - (2x40) MVA rẽ
nhánh trên đường dây 110kV Chi Khê - Tân Kỳ.
+ TĐ. Nậm Mô 1 đấu vào cuộn hạ áp
trạm 220kV Nậm Mô.
b) Lưới trung thế và hạ thế
- Trong giai đoạn từ nay tới 2015 cải tạo lưới 6,
10kV khu vực thành phố Vinh, TX. Cửa Lò, một phần huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu,
Nam Đàn, Yên Thành, Đô Lương, Thanh Chương lên 22kV.
- Cải tạo một phần lưới điện 10kV tiết diện nhỏ,
đường dây dài, tổn thất lớn ở các huyện miền núi lên cấp điện áp 35kV.
- Khối lượng lưới trung áp giai đoạn 2011-2015.
Đường dây: Xây dựng mới 1.661km đường dây 35kV và
22KV, cải tạo 466km đường dây 10kV ->22, 35kV, nâng tiết diện 331km đường
dây 10, 35kV.
Trạm biến áp: Xây dựng mới 588MVA, cải tạo 298MVA
trạm 6, 10kV thành trạm 22, 35kV, nâng công suất 18,8MVA.
- Lưới hạ áp: Trong giai đoạn 2011- 2015 xây dựng
mới 2.820km đường dây, cải tạo 600km đường dây hạ thế, lắp đặt 66.210 công tơ
điện.
IV. VỐN ĐẦU TƯ
Tổng
vốn đầu tư cho phát triển điện lực đến 2015 là 5.539,5 tỷ đồng, trong đó:
- Lưới
220kV: 623,3 tỷ đồng
- Lưới
110kV: 2.178,2 tỷ đồng
- Lưới
trung thế: 1.970,6 tỷ đồng
- Lưới
hạ thế: 767,4 tỷ đồng
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN