Quyết định 1011/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035, hợp phần quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV
Số hiệu | 1011/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 25/03/2015 |
Ngày có hiệu lực | 25/03/2015 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Định |
Người ký | Phan Cao Thắng |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1011/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 25 tháng 3 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;
Căn cứ Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ Công Thương về việc quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 158/SKHĐT-KTN ngày 26/02/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035, hợp phần quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV; với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên đồ án: Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035, hợp phần quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV.
2. Chủ đầu tư: Sở Công Thương Bình Định.
3. Nội dung Đề cương: Theo phụ lục chi tiết kèm theo.
4. Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Bình Định.
5. Thời gian thực hiện: Năm 2015.
Điều 2. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức lập Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035, hợp phần quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV theo nội dung Đề cương đã được phê duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI
ĐOẠN 2016 - 2025, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2035, HỢP PHẦN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
ĐIỆN 110KV
(Kèm theo
Quyết định số 1011/QĐ-UBND ngày 25/3/2015của Chủ tịch UBND tỉnh)
- Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
- Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;
- Căn cứ Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ Công Thương về việc quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực ;
- Căn cứ Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII);
- Căn cứ Quyết định số 6310/QĐ-BCT ngày 25/10/2012 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020 »;
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1011/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 25 tháng 3 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;
Căn cứ Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ Công Thương về việc quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 158/SKHĐT-KTN ngày 26/02/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035, hợp phần quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV; với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên đồ án: Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035, hợp phần quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV.
2. Chủ đầu tư: Sở Công Thương Bình Định.
3. Nội dung Đề cương: Theo phụ lục chi tiết kèm theo.
4. Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Bình Định.
5. Thời gian thực hiện: Năm 2015.
Điều 2. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức lập Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035, hợp phần quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV theo nội dung Đề cương đã được phê duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI
ĐOẠN 2016 - 2025, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2035, HỢP PHẦN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
ĐIỆN 110KV
(Kèm theo
Quyết định số 1011/QĐ-UBND ngày 25/3/2015của Chủ tịch UBND tỉnh)
- Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
- Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;
- Căn cứ Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ Công Thương về việc quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực ;
- Căn cứ Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII);
- Căn cứ Quyết định số 6310/QĐ-BCT ngày 25/10/2012 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020 »;
- Căn cứ Công văn số 5046/BCT-TCNL ngày 09/6/2014 về việc lập quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Căn cứ Văn bản số 2641/UBND-KTN ngày 25/6/2014 của UBND tỉnh về việc lập quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2025.
Để đảm bảo nguồn và lưới điện phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, đồng bộ với quy hoạch các ngành của tỉnh Bình Định, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định, cần thiết lập quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2025 có xét đến năm 2035, làm cơ sở cho việc triển khai xây dựng các công trình lưới điện trên địa bàn tỉnh trong các năm tiếp theo. Đề án được tiến hành lập nhằm đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:
- Trên cơ sở các kết quả đạt được về phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 - 2010, 2011 - 2015 và định hướng mục tiêu phát triển giai đoạn 2016 - 2025 của tỉnh Bình Định, tiến hành nghiên cứu tính toán nhu cầu sử dụng điện trên phạm vi toàn tỉnh theo từng giai đoạn quy hoạch để đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Bình Định.
- Đánh giá quá trình phát triển lưới điện trên địa bàn tỉnh từ năm 2005 đến năm 2015 về nguồn, lưới điện và phụ tải tiêu thụ điện, đánh giá các ưu, nhược điểm của lưới điện hiện trạng.
- Tiến hành tính toán, dự báo nhu cầu điện, thiết kế sơ đồ cải tạo và phát triển lưới điện của tỉnh đến giai đoạn quy hoạch, đưa ra các giải pháp phát triển ngắn hạn và dài hạn của nguồn điện, lưới điện tỉnh bao gồm:
+ Các trung tâm cấp nguồn trạm 220kV, 110kV tại các khu vực trong tỉnh phù hợp với từng vùng phụ tải.
+ Hệ thống đường trục lưới trung áp xây mới và cải tạo sau các trạm 110kV tại các khu vực để giảm tổn thất điện năng, nâng cao chất lượng cung cấp điện.
+ Xác định mục tiêu cung cấp điện cho khu vực nông thôn qua các giai đoạn đến năm 2025, 2035 trong đó bao gồm cả các giải pháp cấp điện cho vùng sâu, vùng xa mà lưới điện chưa vươn tới được.
+ Dự kiến khối lượng, vốn đầu tư và tiến độ xây dựng lưới điện gồm xây dựng mới và cải tạo trong từng giai đoạn. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất cho các công trình điện, đưa ra cơ chế bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong phát triển điện lực tỉnh.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội phương án phát triển điện lực tỉnh;
- Cơ chế thực hiện quy hoạch, bao gồm: cơ chế tổ chức thực hiện, cơ chế tài chính;
- Các kết luận và kiến nghị.
Đề án được lập trên quy mô toàn tỉnh bao gồm 09 huyện, thị xã An Nhơn và thành phố Quy Nhơn.
IV. DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ CÔNG VIỆC VÀ QUAN HỆ
1. Tiến độ
Đề án sẽ được tiến hành triển khai sau khi hợp đồng được ký kết 10 ngày và thực hiện trong vòng 6 tháng (không kể thời gian chờ Bộ Công Thương phê duyệt), bao gồm các bước sau:
a. Giai đoạn thu thập số liệu: 20 - 25 ngày tại tỉnh Bình Định.
Đơn vị tư vấn tiến hành thu thập số liệu tại các cơ quan liên quan, các huyện, thị xã và thành phố:
+ Làm việc với UBND tỉnh và các Sở : Công Thương, Kế hoạch - Đầu tư, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý Khu kinh tế, các khu công nghiệp, khu đô thị mới của tỉnh, Công ty Điện lực Bình Định và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh…
+ Làm việc với UBND các huyện, thị xã và thành phố Quy Nhơn.
b. Giai đoạn tính toán, xử lý số liệu, thiết kế sơ đồ lưới điện 220kV, 110kV, 22kV Bình Định:
- Dự báo nhu cầu điện tỉnh Bình Định (1 tháng), bao gồm dự báo nhu cầu theo từng huyện, thành phố; theo từng ngành; tổng hợp nhu cầu công suất và điện năng cho toàn tỉnh.
- Thiết kế sơ đồ lưới điện: 2 tháng, bao gồm các công việc sau:
+ Lưới 220kV, 110kV tới 2015, 2020: 1 tháng
+ Lưới 22kV tới 2015 các huyện và thành phố: 15 ngày
- Tổng hợp khối lượng xây dựng mới 220, 110, 22kV: 15 ngày
- Phân tích tài chính kinh tế dự án: 15 ngày
- Viết thuyết minh tổng hợp toàn bộ dự án: (30-45) ngày
c. Báo cáo dự thảo đề án dự kiến vào tháng 9 năm 2015.
d. Hiệu chỉnh đề án sau khi báo cáo bản thảo tại tỉnh: tháng 9/2015 (sau 15 ngày).
e. Trình đề án lấy ý kiến đóng góp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam: tháng 10/2015.
f. Trình phê duyệt đề án với Bộ Công Thương: Tháng 11/2015 và chờ phê duyệt.
|
Thu thập số liệu 20-25 ngày tại tỉnh Bình Định Tính toán, xử lý số liệu, thiết kế sơ đồ lưới điện Dự báo nhu cầu điện 1 tháng, Thiết kế sơ đồ lưới điện: 2 tháng, Tổng hợp khối lượng XDM, cải tạo: 15 ngày; Phân tích tài chính kinh tế dự án: 15 ngày; Viết thuyết minh tổng hợp toàn bộ dự án: (30-45) ngày Báo cáo dự thảo đề án Tháng 9 năm 2015 Hiệu chỉnh đề án sau khi báo cáo bản thảo tại tỉnh Cuối tháng 9/2015 (15 ngày sau báo cáo) Trình đề án lấy ý kiến đóng góp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam Tháng 10/2015 Trình phê duyệt đề án với Bộ Công Thương Tháng 11-12/2015 và chờ phê duyệt |
2. Quan hệ công việc
Trên cơ sở hợp đồng kinh tế, trong đó:
Sở Công Thương Bình Định (Bên A)
Đơn vị tư vấn lập Quy hoạch (Bên B)
Theo Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ Công Thương về việc quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực gồm 3 phần.
- Thuyết minh chung
- Phụ lục
- Bản vẽ
A. PHẦN THUYẾT MINH
Lời mở đầu: Giới thiệu tổng quát và các căn cứ pháp lý liên quan đến việc lập quy hoạch phát triển điện lực.
1. Hiện trạng phát triển điện lực tỉnh:
a. Hiện trạng theo số liệu thống kê:
- Các nguồn cung cấp điện:
+ Thống kê công suất đặt, công suất mang tải của các trạm nguồn từ lưới điện quốc gia;
+ Xác định khả năng nhận điện từ lưới điện quốc gia;
+ Thống kê các nguồn điện độc lập đang vận hành (thủy điện nhỏ, các nguồn năng lượng tái tạo ...);
+ Phân tích, tổng hợp các nguồn điện độc lập có khả năng khai thác tại tỉnh.
- Lưới điện:
+ Thống kê lưới điện hiện trạng theo các cấp điện áp và chủ sở hữu, bao gồm tiết diện, chiều dài đối với đường dây, số trạm, số máy, dung lượng đối với trạm biến áp;
+ Thống kê tình hình vận hành lưới điện, bao gồm thông số kỹ thuật và mang tải các đường dây và trạm biến áp theo các cấp điện áp;
+ Thống kê tình hình sự cố lưới điện 5 năm gần đây;
+ Diễn biến tiêu thụ điện năng qua các năm theo các thành phần phụ tải và giá bán điện bình quân;
+ Thống kê và phân tích tình hình tổn thất điện năng trong 5 năm gần đây.
b. Đánh giá hiện trạng theo kết quả tính toán:
- Tính toán phân bố công suất và tổn thất kỹ thuật cho lưới điện trung áp cho một số chế độ điển hình như: Chế độ công suất Max, công suất Min theo mùa, lập bảng tổng hợp các kết quả tính toán;
- Đánh giá thực trạng lưới điện, khả năng mang tải thực tế và khả năng khai thác của các đường dây, máy biến áp. Phân tích tình hình quản lý vận hành, tổng hợp các ưu khuyết điểm của hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối.
2. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn trước:
a. Tổng hợp nhu cầu điện, tốc độ tăng trưởng, khối lượng lưới điện và vốn đầu tư thực hiện giai đoạn trước, so sánh với quy hoạch;
b. Đánh giá việc thực hiện chương trình phát triển nguồn, lưới điện.
3. Một số nhận xét, đánh giá:
a. Nhận xét về hiện trạng của lưới điện địa phương, đánh giá, phân loại các trạm biến áp, các đường dây theo các cấp điện áp về khả năng huy động, các yêu cầu cải tạo và phát triển;
b. Phân loại phụ tải theo các ngành kinh tế, cơ cấu tiêu thụ điện năng theo từng ngành, chú ý các phụ tải công nghiệp lớn, phụ tải phục vụ thủy lợi, phụ tải cho các khu vực còn nhiều khó khăn;
c. Đánh giá hiện trạng và cơ chế quản lý lưới điện hạ áp, tổn thất và giá bán điện tại các khu vực khác nhau của địa phương;
d. Đánh giá chung về tình hình thực hiện quy hoạch giai đoạn trước, những ưu nhược điểm chính, nguyên nhân và các bài học kinh nghiệm;
đ. Khả năng liên kết lưới điện khu vực theo các cấp điện áp.
HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH TRONG GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH
1. Đặc điểm tự nhiên:
2. Hiện trạng kinh tế - xã hội:
a. Những kết quả đạt được:
Tổng hợp, đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 10 năm gần đây.
b. Hiện trạng phát triển các ngành:
- Nông - lâm - thủy sản;
- Công nghiệp - xây dựng;
- Thương mại - du lịch.
3. Dự báo phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn quy hoạch:
Dựa trên Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch không gian đô thị, Quy hoạch xây dựng, Quy hoạch công nghiệp của tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổng hợp các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chính của tỉnh, trong đó cần nhấn mạnh các mặt sau:
a. Quan điểm phát triển.
b. Các chỉ tiêu chủ yếu theo các giai đoạn.
c. Phương hướng phát triển kinh tế các ngành:
- Phương hướng phát triển ngành nông - lâm - thủy sản;
- Phương hướng phát triển công nghiệp - xây dựng;
- Phương hướng phát triển dịch vụ - thương mại.
d. Định hướng phát triển không gian.
đ. Dự báo phát triển dân số.
e. Sự liên quan giữa phát triển kinh tế - xã hội và phát triển điện lực.
THÔNG SỐ ĐẦU VÀO CHO LẬP QUY HOẠCH VÀ CÁC TIÊU CHÍ CHO GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH
1. Thông số đầu vào cho lập quy hoạch:
a. Các thông số kinh tế.
b. Các thông số kỹ thuật.
2. Các tiêu chí cho giai đoạn quy hoạch:
a. Các tiêu chí chung.
b. Các tiêu chí về nguồn điện.
c. Các tiêu chí về lưới điện.
Căn cứ vào yêu cầu về độ an toàn cung cấp điện trong các quy định hiện hành, đề xuất các quan điểm và lựa chọn tiêu chuẩn thiết kế sơ đồ phát triển điện lực phù hợp theo từng cấp điện áp.
1. Phương pháp luận và cơ sở dự báo nhu cầu điện:
a. Giới thiệu các mô hình, phương pháp dự báo nhu cầu điện.
b. Lựa chọn mô hình và phương pháp dự báo nhu cầu điện phù hợp với hoàn cảnh của tỉnh Bình Định.
2. Phân vùng phụ tải điện:
Phân vùng phụ tải phải phù hợp với đặc điểm tự nhiên, phân vùng phát triển kinh tế hiện tại và dự kiến quy hoạch trong tương lai, khả năng cấp điện của các trung tâm nguồn trạm 220kV, 110kV hiện tại và phương thức vận hành lưới điện cũng như dự kiến xây dựng các nguồn trạm mới trong giai đoạn quy hoạch.
3. Tính toán nhu cầu điện:
Xác định 2 phương án tăng trưởng phụ tải (Phương án cao, phương án cơ sở) theo các vùng phụ tải. Đối với từng vùng phụ tải xác định các thông số cơ bản sau đây:
a. Công suất tiêu thụ theo từng huyện, thị xã, thành phố theo từng năm cho giai đoạn mười (10) năm đầu và các mốc năm (5) năm cho giai đoạn tiếp theo trong giai đoạn quy hoạch;
b. Nhu cầu điện năng theo từng huyện, thị xã, thành phố theo từng năm cho giai đoạn mười (10) năm đầu và các mốc năm (5) năm cho giai đoạn tiếp theo trong giai đoạn quy hoạch;
c. Tổng nhu cầu về công suất và điện năng theo từng năm cho giai đoạn mười (10) năm đầu và các mốc năm (5) năm cho giai đoạn tiếp theo trong giai đoạn quy hoạch.
4. Nhận xét về kết quả tính toán nhu cầu điện:
Nhận xét về khả năng đáp ứng phụ tải của các nguồn điện của tỉnh, các nguồn từ hệ thống điện quốc gia theo các năm quy hoạch và các kiến nghị dưới góc độ chuyên môn, kinh tế - kỹ thuật.
1. Quy hoạch phát triển các nguồn phát điện trên địa bàn tỉnh và các nguồn cấp điện cho tỉnh từ hệ thống truyền tải điện quốc gia:
a. Quy hoạch phát triển các nguồn phát điện trên địa bàn tỉnh:
- Tổng quan quy hoạch các nguồn phát điện lớn trên địa bàn tỉnh;
- Quy hoạch các nguồn phát điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh;
- Đánh giá tiềm năng và khả năng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
b. Các nguồn cấp điện cho tỉnh từ hệ thống truyền tải điện quốc gia.
2. Đánh giá liên kết lưới điện với các tỉnh lân cận.
3. Cân bằng cung cầu điện hệ thống điện:
Cân đối nguồn và phụ tải từng vùng của tỉnh, trao đổi với các tỉnh lân cận theo từng năm cho giai đoạn mười (10) năm đầu và các mốc năm (5) năm cho giai đoạn tiếp theo trong giai đoạn quy hoạch.
4. Phương án phát triển lưới điện:
a. Thiết kế sơ đồ phát triển lưới điện 220kV và 110kV:
- Đề xuất một số phương án phát triển điện lực;
- So sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các phương án:
+ Tổn thất công suất, điện áp, điện năng trong hệ thống lưới điện, phân bố công suất trên đường dây .v.v;
+ Các chỉ tiêu về kinh tế, tài chính, xã hội.
- Lựa chọn phương án: dựa vào các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, chính sách xã hội, lựa chọn phương án phát triển lưới điện;
- Tính toán kiểm tra về mặt kỹ thuật cho phương án chọn:
+ Tính toán chế độ bình thường, chế độ sự cố đối với phương án chọn;
+ Khả năng đáp ứng nhu cầu phụ tải theo phương án cao;
+ Trường hợp không đảm bảo về mặt kỹ thuật phải lựa chọn lại phương án phát triển lưới điện (thông số kỹ thuật các trạm biến áp, đường dây, phương án kết nối ...) để đảm bảo về mặt kỹ thuật, thuận lợi trong quản lý vận hành và phát triển trong giai đoạn quy hoạch sau.
- Tổng hợp khối lượng đường dây và trạm biến áp 220kV, 110kV cần đầu tư xây dựng trong giai đoạn quy hoạch theo phương án chọn.
b. Định hướng phát triển lưới điện trung áp:
Định hướng phát triển lưới điện trung áp sau các trạm 110kV, từ đó dự kiến tổng khối lượng đường dây trung áp và trạm biến áp trung áp cần đầu tư xây dựng trong giai đoạn quy hoạch.
QUY HOẠCH CẤP ĐIỆN CHO VÙNG SÂU VÙNG XA KHÔNG NỐI LƯỚI
1. Hiện trạng các nguồn cấp điện cho vùng sâu, vùng xa không nối lưới.
2. Tiềm năng thủy điện nhỏ và các dạng năng lượng tái tạo khác.
3. Các công trình dự kiến cấp điện cho vùng sâu, vùng xa không nối lưới.
4. Kiến nghị.
CƠ CHẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC
1. Các vấn đề về môi trường của chương trình phát triển nguồn, lưới điện.
2. Cơ chế bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong phát triển điện lực tỉnh.
TỔNG HỢP NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT CHO CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN
1. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất cho các công trình trạm biến áp, địa điểm bố trí trạm.
2. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất cho các công trình đường dây, hướng tuyến bố trí đường dây.
TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG ĐẦU TƯ VÀ NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ
1. Khối lượng đầu tư xây dựng mới và cải tạo.
2. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC
1. Điều kiện phân tích:
a. Các quan điểm, phương pháp luận tính toán;
b. Các điều kiện, giả thiết về số liệu đưa vào tính toán.
2. Phân tích kinh tế:
a. Phân tích hiệu quả kinh tế vốn đầu tư cho phương án được chọn;
b. Phân tích độ nhạy.
3. Đánh giá hiệu quả kinh tế chương trình phát triển điện lực tỉnh.
CƠ CHẾ QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Cơ chế tổ chức thực hiện.
2. Cơ chế tài chính.
1. Tóm tắt nội dung Hợp phần quy hoạch:
a. Tóm tắt các nội dung chính của Hợp phần Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV.
b. Tóm tắt các ưu khuyết điểm của hệ thống điện, các tồn tại trong công tác quản lý, vận hành trong những năm trước, những ưu điểm mà khả năng Hợp phần quy hoạch sẽ mang lại.
2. Kết luận và kiến nghị.
B. PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh mục phụ tải công nghiệp và xây dựng.
Phụ lục 2: Danh mục phụ tải nông nghiệp, lâm nghiệp, hải sản.
Phụ lục 3: Danh mục phụ tải dịch vụ, thương mại.
Phụ lục 4: Danh mục phụ tải quản lý tiêu dùng và dân cư.
Phụ lục 5: Danh mục phụ tải các hoạt động khác.
Phụ lục 6: Kết quả dự báo phụ tải bằng phương pháp gián tiếp.
Phụ lục 7: Danh mục các nguồn điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh.
Phụ lục 8: Kết quả tính toán chế độ lưới điện cao áp các giai đoạn (bao gồm cả các trường hợp chế độ biên và sự cố bất lợi nhất).
Phụ lục 9: Khối lượng xây dựng lưới điện cao áp theo từng giai đoạn.
Phụ lục 10: Khối lượng xây dựng, cải tạo trạm biến áp trung áp sau các trạm biến áp 110kV.
Phụ lục 11: Khối lượng xây dựng, cải tạo đường dây trung áp sau các trạm biến áp 110kV.
Phụ lục 12: Tổng hợp khối lượng xây dựng và vốn đầu tư.
Phụ lục 13: Bảng tính phân tích kinh tế.
C. PHẦN BẢN VẼ
1. Bản đồ địa lý lưới điện 220kV-110kV toàn tỉnh giai đoạn quy hoạch.
2. Sơ đồ nguyên lý lưới điện 220kV-110kV toàn tỉnh giai đoạn quy hoạch.
3. Sơ đồ nguyên lý các xuất tuyến trung áp liên kết sau các trạm 110kV toàn tỉnh giai đoạn quy hoạch.