HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
28/2015/NQ-HĐND
|
Bình Định,
ngày 25 tháng 12 năm 2015
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHƯƠNG TRÌNH BÊ TÔNG HÓA GIAO THÔNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016
- 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND
và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11
ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ban hành Quy chế hoạt
động của Hội đồng nhân dân;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28
tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW xác định nhiệm vụ xây dựng “Chương trình mục
tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới”;
Sau khi xem xét Tờ trình số 168/TTr-UBND ngày
30 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Chương trình bê
tông hóa giao thông nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 trên địa tỉnh; Báo cáo thẩm
tra số 39/BCTT-KT&NS ngày 07 tháng 12 năm 2015 của Ban Kinh tế và Ngân sách
Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ
họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua Chương trình bê tông hóa giao thông nông
thôn giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định (có Chương trình
ban hành kèm theo).
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực
hiện Nghị quyết.
1. Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách,
các nguồn vốn khác và khả năng huy động, chỉ đạo và quyết định khối lượng cụ thể
của từng địa phương cần được đầu tư hàng năm để thực hiện chính sách.
2. Chỉ đạo việc tổ chức tập huấn, hướng dẫn
kỹ thuật, công tác quản lý, thực hiện đầu tư và giám sát chất lượng công trình.
3. Chỉ đạo và ban hành thiết kế mẫu các
loại kết cấu đường, mặt đường cho phù hợp từng cấp đường (đường liên xã, trục chính
xã; đường liên thôn, trục chính thôn; đường ngõ xóm và đường trục chính nội đồng
để áp dụng đồng loạt).
4. Chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp kiểm
tra, hướng dẫn việc thực hiện chính sách của Nghị quyết này.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân
dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị
quyết.
Điều 4. Nghị quyết này thay cho các Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND
ngày 18 tháng 8 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình bê tông hóa
giao thông nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh
khóa XI, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 25 tháng 12 năm 2015; có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2016./.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Tùng
|
CHƯƠNG TRÌNH
BÊ TÔNG HÓA ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 28/2015/NQ-HĐND ngày 25
tháng 12 năm 2015 của HĐND tỉnh Bình Định Khóa XI,
kỳ họp thứ 12)
1. Sự cần thiết xây dựng
Chương trình:
Hệ thống GTNT đóng vai trò
quan trọng trong kết cấu hạ tầng của khu vực nông thôn, là tiền đề phát triển
kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng phục vụ sự nghiệp phát triển nông
nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, góp phần xóa đói giảm
nghèo.
Trong các năm qua, Đảng, Nhà nước đã xây dựng và
ban hành nhiều chủ trương, chính sách để đẩy nhanh việc phát triển kết cấu hạ tầng
kinh tế xã hội nói chung và GTNT nói riêng nhằm thay đổi bộ mặt của nông thôn
và không ngừng nâng cao đời sống cho nhân dân.
Hệ thống đường GTNT được lồng ghép
đầu tư từ nhiều chương trình khác nhau và bằng nhiều nguồn vốn, đến tháng 9 năm
2015 đã bê tông hóa được 4.643/8.527km (» 54,5%), góp phần quan trọng giao
thông đi lại, sản xuất giao lưu hàng hóa, cải thiện bộ mặt nông thôn.
Tuy nhiên đến nay trên địa bàn tỉnh số lượng đường
GTNT chưa được bê tông còn 3.800km chiếm 45% trên tổng số km hiện có, vẫn còn
nhiều tuyến đường chưa được bê tông hóa, hay bị lầy lội về mùa mưa, phương tiện
vận tải, máy móc nông nghiệp không tiếp cận được khu dân cư việc đi lại của
nhân dân còn khó khăn.
Theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ Tiêu chí quốc gia về NTM, đến năm 2020
khu vực duyên hải Nam Trung bộ có tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa
hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT là 100%, tỷ lệ km đường
trục thôn xóm được cứng hóa đạt 70%, tỷ lệ đường ngõ xóm sạch và không lầy lội
vào mùa mưa là 100% (trong đó 70% cứng hóa).
GTNT là một trong những tiêu chí quan trọng
trong Bộ tiêu chí xây dựng NTM. Để thực hiện chương trình xây dựng NTM sớm đạt
các tiêu chí đề ra, đồng thời thực hiện bê tông hóa GTNT một cách thống nhất về
quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ GTVT, việc xây dựng chương trình chương trình bê tông hóa GTNT là hết sức
cần thiết, làm cơ sở cho HĐND tỉnh ban hành nghị quyết chuyên đề về GTNT, tạo
nên sự đột phá trong việc thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng NTM ở tỉnh
ta.
2. Căn cứ xây dựng chương
trình
- Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg ngày 14/4/2009 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Bình Định đến năm 2020.
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ
tướng Chính phủ, về việc ban hành tiêu chí Quốc gia về NTM.
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ
tướng Chính phủ, về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
NTM giai đoạn 2010 - 2020.
- Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của Thủ
tướng Chính phủ, về việc phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông
vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn chiến lược năm 2030.
- Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08/7/2011 của
Bộ GTVT về việc phê duyệt Chiến lược phát triển GTNT Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến 2030.
- Quyết định số 3507/QĐ-UBND ngày 08/10/2015 của
UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của
Bộ GTVT, về việc ban hành “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường GTNT phục vụ
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020”.
- Các văn bản khác có liên quan.
3. Tên chương trình:
Chương trình bê tông hóa đường GTNT giai đoạn 2016-2020.
4. Phạm vi chương trình:
Bê tông hóa hệ thống đường GTNT bao gồm: Đường xã
(đường từ trung tâm xã xuống thôn, liên xã, trục chính xã), đường liên thôn, đường
ngõ xóm và đường trục chính nội đồng.
5. Mục
tiêu của chương trình
a. Mục tiêu tổng quát
- đáp ứng nhu cầu đi lại thuận lợi, phục vụ sản xuất, đảm bảo
lưu thông hàng hóa, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực
nông nghiệp và nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa cho nhân dân.
- xây dựng hệ thống GTNT bền vững, thống nhất quy mô và tiêu
chuẩn kỹ thuật trên phạm vi toàn tỉnh, đáp ứng tiêu chí trong Chương trình mục
tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020.
- Phát huy nội lực trong nhân dân theo phương
châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tranh thủ mọi nguồn lực và lồng ghép các
chương trình mục tiêu dự án đầu tư cho bê tông hóa GTNT.
b. Mục tiêu cụ thể
Hoàn thiện cơ bản mạng lưới kết cấu hạ tầng
GTNT, theo tiêu chí giao thông trong chương trình mục tiêu Quốc gia về
xây dựng nông thôn mới, phù hợp với chiến lược phát triển GTNT Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định
số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08/7/2011.
Đến năm 2020, hệ thống hạ tầng GTNT trong tỉnh
phấn đấu đạt:
- 100% đường xã được nhựa hóa hoặc bê
tông hóa đạt tối thiểu cấp VI.
- Tối thiểu 70% đường thôn, xóm được bê
tông hóa, đạt loại A trở lên.
- Tối thiểu 70% đường ngõ, xóm được bê
tông hóa, đạt loại B trở lên.
- Tối thiểu 50% đường trục chính nội đồng
được bê tông hóa, đạt tối thiểu loại C, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện.
6. Về quy
mô kết cấu mặt đường và lượng xi măng tương ứng
Trên cơ sở các loại đường GTNT
đã được quy định tại Quyết định số 4927/QĐ- BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ GTVT,
Chương trình bê tông hóa GTNT giai đoạn 2016 - 2020 quy định 4 loại kết cấu mặt
đường BTXM sau đây và tương ứng là lượng xi măng theo định mức đủ để thực hiện
theo bảng dưới đây:
TT
|
Loại đường
|
Nội dung
|
Thông số
|
Lượng XM hỗ
trợ, làm tròn (tấn/km)
|
Ghi chú
|
1
|
A
|
Tốc độ tính toán
|
30 (20)km/h
|
220
|
XM dùng loại
PC40; độ sụt 2-4cm; đã tính tỷ lệ hao hụt.
|
|
|
Bề rộng nền đường
|
6,5 (6,0)m
|
|
|
Bề rộng mặt đường
|
3,5m
|
|
|
Chiều dày
|
20cm
|
|
|
Mác bê tông (đá 2x4)
|
250daN/cm2
|
2
|
B
|
Tốc độ tính toán
|
20 (15)km/h
|
170
|
nt
|
|
|
Bề rộng nền đường
|
5,0 (4,0)m
|
|
|
Bề rộng mặt đường
|
3,0m
|
|
|
Chiều dày
|
18cm
|
|
|
Mác bê tông (đá 2x4)
|
250daN/cm2
|
3
|
C
|
Tốc độ tính toán
|
15 (10)km/h
|
110
|
nt
|
|
|
Bề rộng nền đường
|
4,0 (3,0)m
|
|
|
Bề rộng mặt đường
|
2,5m
|
|
|
Chiều dày
|
16cm
|
|
|
Mác bê tông (đá 2x4)
|
200daN/cm2
|
4
|
D
|
Bề rộng nền đường
|
4,0 (3,0)m
|
90
|
nt
|
|
|
Bề rộng mặt đường
|
2,0m
|
|
|
Chiều dày
|
16cm
|
|
|
Mác bê tông (đá 2x4)
|
200daN/cm2
|
Số trong ngoặc ( ) áp dụng cho
trường hợp điều kiện địa hình khó khăn hoặc trong bước đầu phân kỳ xây dựng.
chiều rộng quy định trên đây là tối thiểu, không khống chế chiều
rộng tối đa. Nếu người dân 2 bên tuyến đồng tình đóng góp thì có thể mở rộng
quy mô mặt đường lớn hơn tùy theo khả năng đóng góp huy động của người dân.
Riêng tại thành phố và thị xã,
có những tuyến đường có chiều rộng hiện tại nhỏ hơn 4m nhưng không thể mở rộng
đường theo quy mô tối thiểu do dân cư sinh sống hai bên tuyến khá dày thì UBND
thành phố, thị xã xem xét từng trường hợp để quyết định, đảm bảo hiệu quả đầu
tư xây dựng.
Trường hợp một số đường ngõ
phố đã được quy hoạch với quy mô lớn nhưng hiện chưa được đầu tư xây dựng, trước
mắt có thể được bê tông hóa theo quy mô chương trình bằng chương trình bê tông
hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại.
Lưu ý: trước khi thi công mặt đường, yêu cầu nền đường phải bằng phẳng,
khô ráo, các vị trí nền đường yếu, cao su phải xử lý triệt để, đối với nền đường
làm mới, hoặc đắp mở rộng, phải được đầm lèn đảm bảo độ chặt K ≥ 0,95.
7. Cơ chế
hỗ trợ
Tỉnh tiếp tục hỗ trợ toàn bộ
lượng xi măng (kể cả chi phí vận chuyển) của Chương trình. Phần kinh phí còn lại,
địa phương tự cân đối trên cơ sở dự toán công trình được lập theo hướng dẫn của
Sở GTVT.
Riêng đối với đường xã, trục
chính xã (loại A), tỉnh hỗ trợ thêm 200 triệu đồng/km đường.
8. Dự kiến khối lượng thực
hiện, lượng xi măng và giá trị hỗ trợ
a. Về khối lượng thực
hiện:
TT
|
Loại đường,
địa phương
|
ĐVT
|
Số liệu có đến
T9-2015
|
Ước thực hiện
đến cuối 2015
|
KH g/đ
2016-2020
|
Tỷ lệ đạt
(%)
|
Tổng số
|
Đã BT
|
Còn lại
|
Số BTH
|
Lũy kế
|
1
|
Đường trục xã, trục chính xã
|
km
|
1668
|
1100
|
568
|
323
|
245
|
1668
|
100,0
|
2
|
Đường trục thôn, xóm
|
km
|
2142
|
820
|
1323
|
653
|
27
|
1500
|
70,0
|
3
|
Đường ngõ xóm
|
km
|
2511
|
507
|
2004
|
568
|
683
|
1758
|
70,0
|
4
|
Đường trục chính nội đồng
|
km
|
1716
|
79
|
1637
|
104
|
675
|
858
|
50,0
|
TỔNG CỘNG
|
|
8037
|
2506
|
5531
|
1647
|
1630
|
5783
|
72,0
|
b. Về lượng xi măng
tương ứng cần để thực hiện:
TT
|
Địa phương
|
Loại đường
|
Khối lượng
|
Số km đường
|
Lượng xi măng hỗ trợ/Km
|
Tổng KL Xi
măng (T)
|
1
|
Đường xã, trục chính xã
|
A
|
245
|
220
|
53.900
|
2
|
Đường trục thôn, xóm
|
B
|
27
|
170
|
4.590
|
3
|
Đường ngõ, xóm
|
B
|
683
|
170
|
116.110
|
4
|
Đường trục chính nội đồng
|
C
|
675
|
110
|
74.250
|
TOÀN TỈNH
|
|
1.630
|
|
248.850
|
c. Về
kinh phí và nguồn vốn hỗ trợ:
- Giá trị tại thời điểm hiện
tại (chưa tính cước vận chuyển):
248.850 tấn x 1.364.000 đồng/tấn
x 1,1 ≈ 373,5 tỷ đồng.
- Giá trị hỗ trợ thêm đối với
đường xã (loại A): 245kmx0,2tỷ/km = 49 tỷ đồng.
- Tổng giá trị mà tỉnh hỗ trợ:
373,5 + 49 = 423 tỷ đồng.
- Bình quân, mỗi năm kinh phí
tỉnh hỗ trợ xi măng là: 423/5 ≈ 85 tỷ đồng, tương ứng với 326 km đường bê tông
các loại.
- Nguồn vốn:
+ Vốn hỗ trợ xi măng từ nguồn
ngân sách do tỉnh quản lý.
+ Vốn hỗ trợ 200 triệu đồng/km
đối với đường xã, trục chính xã từ nguồn ngân sách đầu tư tập trung./.