Nghị quyết 27/NQ-HĐND năm 2023 kết quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh về tình hình và kết quả thực hiện chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương

Số hiệu 27/NQ-HĐND
Ngày ban hành 26/07/2023
Ngày có hiệu lực 21/07/2023
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Nguyễn Văn Lộc
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/NQ-HĐND

Bình Dương, ngày 26 tháng 7 năm 2023

 

NGHỊ QUYẾT

KẾT QUẢ GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH THU HÚT, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH BÌNH DƯƠNG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ 11

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thành lập Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh về tình hình và kết quả triển khai thực hiện các chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương;

Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 55/BC-ĐGS ngày 17 tháng 7 năm 2023 của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh về tình hình và kết quả triển khai thực hiện các chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành nội dung Báo cáo số 55/BC-ĐGS ngày 17 tháng 7 năm 2023 của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh về tình hình và kết quả triển khai thực hiện các chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương; đồng thời, nhấn mạnh một số nội dung sau:

1. Kết quả đạt được

Nhìn chung, trong thời gian qua, công tác thu hút, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Bám sát các quy định của Trung ương, của Tỉnh ủy về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Ủy ban nhân dân tỉnh đã triển khai cơ bản toàn diện các nội dung và ban hành kế hoạch để cụ thể hóa các nhiệm vụ, phân công trách nhiệm cụ thể từng sở, ngành, địa phương. Quá trình thực hiện, các cơ quan, đơn vị đã bám sát nhiệm vụ được giao, xác định các giải pháp để triển khai thực hiện.

- Cấp ủy, chính quyền địa phương, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, kế hoạch bố trí sau đào tạo, bồi dưỡng. Cán bộ, công chức, viên chức được chọn cử đi đào tạo, bồi dưỡng đều hoàn thành các khóa học theo quy định. Sau đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ, công chức, viên chức đã được nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, phương pháp lãnh đạo, điều hành và vận dụng tốt kiến thức vào thực tiễn công việc.

- Các chế độ, chính sách của tỉnh về thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực và các chế độ hỗ trợ cho một số ngành, lĩnh vực được ban hành kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Qua quá trình thực hiện, các chính sách đã khẳng định sự cần thiết trong việc xây dựng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các mục tiêu phát triển của tỉnh; góp phần duy trì và ổn định nguồn nhân lực, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, các lực lượng an tâm công tác, tích cực học tập nâng cao trình độ, phát triển nghề nghiệp.

- Người được thu hút về tỉnh công tác đã đáp ứng yêu cầu của vị trí cần thu hút, trong đó số lượng bác sĩ thu hút đã góp phần đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Chính sách thu hút người có học hàm, học vị về công tác tại Trường Đại học Thủ Dầu Một trên cơ sở thu hút có chọn lọc (tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư) giúp cho chất lượng nhân lực của trường được nâng lên, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đóng góp quan trọng vào kết quả đào tạo trường.

- Tỉnh đã từng bước xây dựng và phát triển mô hình “Ba nhà”, tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong các trường đại học để thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có tài năng, kinh nghiệm trong và ngoài nước tham gia đào tạo nhân lực đại học và nghiên cứu khoa học, công nghệ; các Trung tâm đổi mới sáng tạo được thành lập và ngày càng hoạt động hiệu quả.

- Các hoạt động hợp tác quốc tế về phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao được tỉnh đặc biệt quan tâm.

- Các lực lượng trị an cơ sở ngày càng được củng cố, kiện toàn, lớn mạnh, phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, quân đội chính quy trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại cơ sở. Việc triển khai các Đề án đào tạo cũng như thực hiện các chế độ, chính sách cho lực lượng trị an tại cơ sở cơ bản được đảm bảo theo các quy định của Trung ương và của tỉnh như: hỗ trợ Công an viên xã bán chuyên trách, Bảo vệ dân phố, Đội dân phòng, Tổ nhân dân tự quản, Dân quân tự vệ, Dân quân thường trực. Qua đó góp phần hỗ trợ, động viên tinh thần các lực lượng an tâm công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Hạn chế, khó khăn

- Thực hiện tinh giản biên chế theo yêu cầu của Trung ương, số lượng biên chế của nhiều cơ quan, đơn vị không đủ để đáp ứng yêu cầu công tác. Hầu hết các cơ quan không còn chỉ tiêu để thu hút sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 140/2017/NĐ-CP[1] của Chính phủ. Việc thu hút chủ yếu thực hiện ở các đơn vị sự nghiệp y tế có nhu cầu thu hút bác sĩ đa khoa, chuyên khoa nhưng số lượng thu hút hàng năm đều thấp hơn so với số lượng theo danh mục thu hút tỉnh ban hành.

- Chưa có trường hợp được thu hút về công tác tại các cơ quan Đảng, đoàn thể, số trường hợp thu hút về các cơ quan hành chính rất ít.

- Một số trường hợp cán bộ, công chức, viên chức sau khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nghỉ việc khi chưa phục vụ đủ thời gian theo quy định.

- Trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp:

+ Số lượng người tham gia học nghề vẫn còn ít so với cơ cấu trình độ lao động hiện nay. Việc phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông vào trường nghề còn thấp.

+ Đội ngũ giáo viên trong khối giáo dục nghề nghiệp còn thiếu về số lượng, thiếu giáo viên dạy các nghề mới, giáo viên giỏi chuyên môn kỹ thuật và có kỹ năng nghề cao. Cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay như: trang thiết bị dạy học, thực hành đã cũ; phòng học chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn.

+ Việc liên kết đào tạo văn hóa phổ thông cho học sinh trường nghề còn nhiều bất cập, chủ yếu do chưa có hướng dẫn đồng bộ về phối hợp giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và bồi dưỡng nghiệp vụ.

+ Chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa thị trường lao động, yêu cầu của doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo nghề. Trong đó, một số nội dung thuộc Quyết định số 1745/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình số 19-CT/TU ngày 31 tháng 5 năm 2021 của Tỉnh ủy Bình Dương về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Kế hoạch số 1745) chưa được triển khai như: chưa xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết với doanh nghiệp để đào tạo mới, đào tạo lại cho doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp cùng tham gia vào hoạt động dạy nghề; khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu và cổng thông tin chung về tuyển dụng để phục vụ các doanh nghiệp…

- Trong lĩnh vực y tế:

[...]