QUY ĐỊNH
VỀ NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN ĐỊNH NHIỆM VỤ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA
CÁC CẤP NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG, GIAI ĐOẠN (2011 - 2015)
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 26/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1:
Phạm vi áp dụng
Quy định này quy định nguyên tắc,
tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước
và phân định nhiệm vụ đầu tư phát triển của các cấp ngân sách địa phương, giai
đoạn (2011 - 2015).
Điều 2: Đối
tượng áp dụng
Quy định này áp dụng cho tất cả
các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh được đầu tư và được hỗ trợ đầu tư bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Điều 3:
Các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư thuộc ngân sách và phân
định nhiệm vụ đầu tư phát triển của các cấp ngân sách địa phương
a) Các nguyên tắc, tiêu chí và
định mức phân bổ vốn đầu tư thuộc ngân sách và phân định nhiệm vụ đầu tư phát
triển của các cấp ngân sách địa phương dựa trên cơ sở quy định của pháp luật và
các tiêu chí, định mức của Trung ương áp dụng vào tình hình thực tế địa phương.
Kế thừa kết quả trong đầu tư phát triển giai đoạn (2007-2010) và các cơ chế,
chính sách hiện hành của Trung ương, của tỉnh về đầu tư phát triển; phù hợp với mục tiêu phát triển trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015).
b) Đảm bảo đầu tư tập trung, sử
dụng có hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, tạo điều kiện dẫn dắt, thu
hút các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, nhất là mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách và
đảm bảo an sinh xã hội.
c)
Giữ mối tương quan hợp lý về cơ cấu đầu tư giữa các ngành, lĩnh vực, giữa đầu
tư hạ tầng kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước và quốc phòng, an ninh; giữa phục
vụ mục tiêu phát triển trung tâm chính trị, vùng kinh tế trọng điểm với ưu tiên
hỗ trợ vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng khó khăn, thu hẹp dần khoảng
cách phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng.
d) Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước, chỉ bố trí đầu tư cho các dự án xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp.
e)
Tăng cường tính công khai, minh bạch trong phân bổ vốn đầu tư phát triển. Tạo
điều kiện thực hiện chủ trương phân cấp, gắn với tăng cường trách nhiệm cá nhân
người đứng đầu các cấp trong đầu tư và xây dựng; thực hiện có hiệu quả Luật thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật phòng, chống tham nhũng.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH
CỤ THỂ
Điều 4:
Nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách tỉnh cho các công trình,
dự án thuộc nhiệm vụ đầu tư của ngân sách tỉnh
a)
Thực hiện phân bổ vốn đầu tư theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
và các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước với cơ cấu đầu tư hợp lý; đồng thời
phân bổ vốn đầu tư của từng dự án theo quy mô và tiến độ thực hiện.
b)
Các công trình, dự án được bố trí vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước phải nằm
trong quy hoạch đã được phê duyệt; có đủ các thủ tục đầu tư theo quy định về quản
lý đầu tư và xây dựng.
c)
Ưu tiên vốn để trả nợ cho các dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng, các dự án trọng
điểm, các dự án chuyển tiếp, vốn đối ứng các dự án ODA và dự án của Trung ương
đầu tư trên địa bàn. Đồng thời phải dành một phần vốn để thanh toán các khoản nợ
và ứng trước năm kế hoạch.
d)
Bố trí kế hoạch vốn đầu tư đảm bảo thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn
thành đối với dự án nhóm B không quá 5 năm, dự án nhóm C không quá 3 năm. Không
bố trí vốn cho các dự án khi chưa xác định được nguồn vốn hoặc chủ trương đầu
tư, chưa có mặt bằng xây dựng.
Điều 5: Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn
đầu tư phát triển từ ngân sách tỉnh, cân đối phân bổ cho các dự án thuộc nhiệm
vụ đầu tư của UBND các huyện, thành phố
1. Nguyên tắc xác định
các tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư trong cân đối cho các huyện, thành
phố
a)
Bảo đảm sự phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước hợp lý trong cả
thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn (2011-2015) giữa các huyện, thành phố;
ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh, việc phân bổ vốn đầu tư có tính đến
các nguồn vốn khác, đầu tư vào các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa
bàn huyện, thành phố.
b) Xác định các tiêu chí để làm
căn cứ tính điểm theo Quyết định 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng
Chính phủ; đồng thời xem xét, bổ sung một số tiêu chí cho phù hợp với đặc điểm
của từng huyện, thành phố.
c) Nguồn vốn từ thu tiền đấu
giá quyền sử dụng đất điều tiết cho các huyện, thành phố phải thực hiện theo
quy định của Luật Ngân sách. Toàn bộ khoản thu này tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông nông thôn theo Đề án phát triển
giao thông nông thôn, lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới; kiên cố hóa kênh mương, tu bổ đê, trạm y tế xã, đối ứng kiên cố
hoá trường lớp học, các dự án của Trung ương, của tỉnh và các dự án khác có yêu
cầu đối ứng của địa phương; lập quỹ phát triển đất theo Nghị định số
69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ; đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa
chính và cấp Giấy chứng nhận QSDĐ.
2. Tiêu chí phân bổ vốn đầu
tư cân đối cho các huyện, thành phố
(a) Tiêu chí dân số, gồm: Số
dân trung bình và số người dân tộc thiểu số của các huyện, thành phố.
(b) Tiêu chí về trình độ phát
triển, gồm: Tỷ lệ hộ nghèo; số thu ngân sách trên địa bàn (không bao gồm số thu
tiền sử dụng đất).
(c) Tiêu chí diện tích, gồm: Diện tích đất tự nhiên của các huyện, thành phố và tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng
diện tích đất tự nhiên.
(d) Tiêu chí về đơn vị hành
chính cấp xã, bao gồm: Số đơn vị hành chính cấp xã; số xã miền núi; số xã vùng
cao của các huyện, thành phố.
(e) Tiêu chí bổ sung, bao gồm:
Tiêu
chí đô thị và tiêu chí các huyện, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm. Vùng
kinh tế trọng điểm được xác định trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh đến năm 2020 và Quyết định số 98/2008/QĐ-TTg ngày 11/7/2008 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Hành lang kinh tế Lạng
Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020, có đóng góp lớn vào tăng
trưởng kinh tế và thu ngân sách của tỉnh hàng năm. Tính
thêm điểm cho các địa phương theo tỷ lệ giảm nghèo hàng năm.
3. Xác định thang điểm và
số điểm cho từng tiêu chí
a) Thang điểm:
Các tiêu chí: Dân số, tỷ lệ hộ
nghèo, thu ngân sách trên địa bàn, diện tích đất tự nhiên và tỷ lệ diện tích trồng
lúa trên tổng diện tích tự nhiên lấy số thấp nhất của 10 huyện, thành phố làm bậc
đầu tiên; bậc kế sau lấy bước và điểm số của từng tiêu chí, căn cứ vào các tiêu
chí của từng địa phương có khoảng cách gần nhau để chia thành từng nhóm.
Số điểm của bậc đầu tiên quy ước
theo thứ tự các tiêu chí như sau: Dân số, điểm của bậc khởi đầu là 10 điểm;
tiêu chí số người dân tộc thiểu số được tính điểm cho bậc khởi đầu là 1,5 điểm.
Tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo lấy điểm
của bậc khởi đầu là 2 điểm, tương ứng với tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là 5%. Đối với
tiêu chí thu ngân sách trên địa bàn, tính điểm cho bậc khởi đầu là 6 điểm và
theo bậc luỹ tiến để khuyến khích các huyện, thành phố tăng số thu vào ngân
sách hàng năm.
Tiêu
chí diện tích, điểm của bậc khởi đầu là 6, xếp theo các mức: Từ 200 km2
trở xuống; trên 200 km2 đến 400 km2 và từ 400 km2
trở lên. Tiêu chí tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích đất tự
nhiên được tính tỷ lệ khởi đầu là trên 20%.
Tiêu
chí đơn vị hành chính cấp xã, gồm 3 tiêu chí: Tiêu chí số xã của mỗi huyện,
thành phố, mỗi xã được tính 1 điểm. Tiêu chí xã miền núi, mỗi xã miền núi được
tính 0,5 điểm và tiêu chí xã vùng cao, mỗi xã vùng cao được tính 1 điểm.
Tiêu chí bổ sung: Các huyện thuộc
vùng kinh tế trọng điểm được tính 7 điểm. Thành phố Bắc Giang nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, nên số
điểm được tính bằng điểm của huyện thuộc vùng kinh tế trọng điểm nhân với hệ số
2; theo quy định tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng
Chính phủ, thành phố Bắc Giang là đô thị loại III, được tính thêm 3 điểm. Các
huyện, thành phố mỗi năm giảm được 1% tỷ lệ hộ nghèo được tính thêm 2 điểm.
b) Điểm cụ thể của từng tiêu
chí như sau:
*
Tiêu chí dân số: Gồm số dân số trung bình và số người dân tộc thiểu số.
- Dân số trung bình của các huyện,
thành phố được xác định căn cứ vào số liệu công bố của Cục Thống kê năm 2009,
nhân với tốc độ tăng dân số bình quân của cả tỉnh. Địa phương nào có tốc độ
tăng dân số cao hơn bình quân cả tỉnh chỉ được tính tối đa bằng mức tăng chung.
- Số người dân tộc thiểu số của
các huyện, thành phố để tính toán điểm được xác định căn cứ vào số liệu công bố
của Cục Thống kê năm 2009.
1- Số dân trung bình
|
Điểm
|
Từ 70.000 người trở xuống
|
10
|
Trên 70.000 người trở lên, cứ tăng thêm 10.000
người được tính
|
0,5
|
2- Số người dân tộc thiểu số
|
Điểm
|
Từ 1.000 người đến 5.000 người, được tính
|
1,5
|
Trên 5.000 người đến dưới
10.000 người
|
2
|
Từ 10.000 người trở lên, cứ thêm 1.000 người
được tính
|
0,1
|
* Trình độ phát triển, bao gồm
2 tiêu chí: Tỷ lệ hộ nghèo, thu ngân sách trên địa bàn (không bao gồm số thu tiền
sử dụng đất).
- Điểm của tiêu chí tỷ lệ hộ
nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo được xác định căn cứ kết quả tổng điều tra hộ nghèo theo
Quyết định số 1752/QĐ-TTg ngày 21/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Do chưa có kết
quả cụ thể của cuộc điều tra hộ nghèo, nay tạm thời căn cứ vào số ước tỷ lệ hộ
nghèo theo tiêu chí mới để tính điểm.
Riêng huyện Sơn Động được đầu
tư theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và 13 xã nghèo có
trên 50% tỷ lệ hộ nghèo của huyện Lục Ngạn được đầu tư theo Đề án của UBND tỉnh.
Tỷ lệ hộ
nghèo
|
Điểm
|
Từ 5% trở
xuống, được tính
|
2
|
Trên 5% trở lên, cứ tăng thêm 1% được tính
|
0,4
|
Mỗi năm giảm được 1% tỷ lệ hộ nghèo được tính
thêm
|
2
|
- Điểm của tiêu chí thu ngân
sách trên địa bàn:
+ Số thu ngân sách trên địa bàn
được xác định số điểm căn cứ số thực hiện thu năm 2009, hoặc dự toán thu ngân
sách năm 2010 đã được UBND tỉnh giao; số thu nào lớn hơn sẽ là căn cứ để tính
toán điểm.
+ Đối với các khoản thu trên địa
bàn do huyện, thành phố trực tiếp thu, áp dụng theo các mức: Từ 10 tỷ đồng trở
xuống xếp vào một bậc; trên 10 tỷ đồng trở lên có các mức tính theo bậc luỹ tiến.
+ Đối với các khoản thu trên địa
bàn huyện, thành phố do tỉnh quản lý thu, bao gồm toàn bộ số thu không phân biệt
việc điều tiết ngân sách, áp dụng mức thang điểm bằng ½ mức thu trực tiếp. Khoản
thu nào không phân định được theo địa bàn thì không đưa vào tính điểm.
1.
Thu ngân sách trên địa bàn do huyện, TP trực tiếp thu
|
Điểm
|
Từ 10 tỷ đồng trở xuống, được tính
|
6
|
Trên 10 tỷ đến 20 tỷ đồng, cứ tăng 1 tỷ đồng
được tính thêm
|
0,2
|
Trên 20 tỷ đến 40 tỷ, cứ tăng 1 tỷ đồng được
tính thêm
|
0,4
|
Trên 40 tỷ đồng trở lên, cứ tăng 1 tỷ đồng được
tính thêm
|
0,6
|
2. Các khoản thu NS trên địa bàn huyện,
thành phố do tỉnh thu
|
Điểm
|
Từ 10 tỷ đồng trở xuống, được tính
|
3
|
Trên 10 tỷ đến 20 tỷ đồng, cứ tăng 1 tỷ đồng
được tính thêm
|
0,1
|
Trên 20 tỷ đến 40 tỷ, cứ tăng 1 tỷ đồng được
tính thêm
|
0,2
|
Trên 40 tỷ đồng trở lên, cứ tăng 1 tỷ đồng được
tính thêm
|
0,3
|
* Diện tích đất tự nhiên và tỷ lệ diện tích đất
trồng lúa trên tổng diện tích đất tự nhiên:
- Diện tích đất tự nhiên xác định điểm lấy theo
số liệu diện tích đất tự nhiên tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2010 theo công bố
của Cục Thống kê.
- Diện tích đất trồng lúa để xác định điểm tính
căn cứ trên diện tích đất trồng lúa đến ngày 01 tháng 01 năm 2009 lấy theo số
liệu công bố của Sở Tài nguyên và Môi trường.
1- Diện tích đất tự nhiên
|
Điểm
|
Từ 200 km2 trở xuống được tính
|
6
|
Trên 200 km2 đến 400 km2,
cứ tăng 100 km2 được tính
|
2
|
Từ 400 km2 trở lên, cứ 100 km2
tăng thêm được tính
|
1
|
2- Tỷ lệ diện tích trồng lúa trên tổng diện
tích đất tự nhiên
|
Điểm
|
Từ 20% trở xuống
|
Không tính
|
Trên 20% trở lên, cứ 1% diện tích được tính
|
0,4
|
* Đơn vị hành chính:
- Điểm tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã: Số đơn
vị hành chính cấp xã căn cứ vào số liệu công bố của Sở Nội vụ và Cục Thống kê đến
ngày 31 tháng 12 năm 2009.
1- Đơn vị hành chính cấp xã
|
Điểm
|
Mỗi xã được tính
|
1
|
- Điểm tiêu
chí đơn vị hành chính cấp xã miền núi: Số đơn vị hành chính cấp xã miền núi
tính toán điểm căn cứ vào số liệu công bố của Ban Dân tộc tỉnh về số đơn vị
hành chính cấp xã miền núi, xã vùng cao đến ngày 31 tháng 12 năm 2009.
2- Đơn vị hành chính cấp xã miền núi
|
Điểm
|
1 xã
|
0,5
|
- Điểm tiêu
chí đơn vị hành chính cấp xã vùng cao: Số đơn vị hành chính cấp xã vùng cao
tính toán điểm căn cứ vào số liệu công bố của Ban Dân tộc tỉnh về số đơn vị
hành chính cấp xã miền núi, xã vùng cao đến ngày 31 tháng 12 năm 2009.
3- Đơn vị
hành chính cấp xã vùng cao
|
Điểm
|
1 xã
|
1
|
* Các tiêu chí bổ sung:
Địa phương
|
Điểm
|
Các huyện vùng kinh tế trọng điểm
|
7
|
Thành phố Bắc Giang (điểm của địa phương thuộc
vùng kinh tế trọng điểm nhân với hệ số 2 và điểm của đô thị loại III)
|
17
|
4. Xác định mức vốn đầu tư trong cân đối
và các nguồn vốn
chi phối cân đối, phân bổ vốn đầu tư của
huyện, thành phố
a) Xác định mức vốn đầu tư trong cân đối của
huyện, thành phố
Căn cứ
vào các tiêu chí trên để tính ra số điểm của từng huyện, thành phố và tổng số
điểm của 10 huyện, thành phố, làm căn cứ để phân bổ vốn đầu tư trong cân đối,
theo cách tính như sau:
Gọi: -
VĐT là tổng vốn đầu tư cân đối cho 10 huyện, thành phố.
- Đ là
tổng điểm của 10 huyện, thành phố.
- Đh
là số điểm của 1 huyện, thành phố.
- Vh
là số vốn phân bổ cho 1 huyện, thành phố ứng với Đh.
Như vậy,
vốn phân bổ cho 1 huyện, thành phố được tính theo công thức:
b)
Nguồn vốn chi phối
cân đối, phân bổ vốn đầu tư của huyện, thành phố
Là nguồn vốn của các bộ, ngành
Trung ương đầu tư, gồm: vốn ODA, trái phiếu Chính phủ, đầu tư cho hạ tầng giao
thông, thuỷ lợi,... trực tiếp phục vụ cho nhân dân trên địa bàn. Toàn bộ nguồn
vốn này được xác định theo phân kỳ đầu tư để tính điểm khấu trừ trước khi xác định
số vốn đầu tư cân đối cho từng huyện, thành phố hàng năm. Cụ thể như sau:
Cứ đầu tư 1 tỷ đồng cho hạ tầng
kinh tế - xã hội trên địa bàn, tính trừ 0,1 điểm trong tổng số điểm cân đối của
huyện, thành phố. Mức trừ tối đa không quá 20% tổng số điểm của mỗi huyện,
thành phố (Căn cứ tính mức trừ dựa trên tỷ trọng vốn đầu tư của các bộ, ngành
Trung ương trên địa bàn so với tổng vốn đầu tư của ngân sách nhà nước trong kế
hoạch 5 năm 2011 - 2015 của tỉnh).
Riêng vốn đầu tư cho các dự án
phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, vốn vay giải quyết việc làm theo Quyết định
120/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và vốn tu bổ đê Trung ương không tính vào
cân đối hoặc khấu trừ như trên.
Điều 6: Nguồn
vốn ngân sách cân đối, phân bổ hàng năm
Trên
cơ sở tổng mức vốn đầu tư phát triển cân đối cho ngân sách tỉnh hàng năm theo
các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
giao cho UBND tỉnh. Nguồn vốn đầu tư được đưa vào phân bổ như sau:
1. Nguồn vốn ngân sách địa
phương
a) Toàn bộ nguồn vốn đầu tư từ
ngân sách Trung ương cân đối cho ngân sách địa phương hàng năm.
b) Nguồn vốn đầu tư từ ngân
sách tỉnh (trừ nguồn thu từ xổ số kiến thiết).
c) Nguồn vốn đầu tư từ thu tiền
đấu giá quyền sử dụng đất: Thực hiện theo quy định hiện hành của tỉnh, đưa vào
cân đối phân bổ cho các dự án thuộc nhiệm vụ đầu tư của ngân sách huyện, thành
phố và xã, phường, thị trấn.
d) Các nguồn vốn đầu tư ngân
sách địa phương được bổ sung trong năm kế hoạch, hoặc nguồn bổ sung ngoài kế hoạch
hàng năm sẽ được tính toán bổ sung cho nguồn của năm kế tiếp.
2. Nguồn vốn hỗ trợ có mục
tiêu từ ngân sách Trung ương
Bao gồm: Vốn Chương trình mục
tiêu quốc gia có tính chất XDCB và Chương trình 135; hỗ trợ có mục tiêu từ ngân
sách Trung ương và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Toàn bộ nguồn vốn này phải thực
hiện theo mục tiêu và hướng dẫn của Trung ương, dùng để tính toán cân đối chung
trên địa bàn.
Điều 7: Nhiệm
vụ đầu tư phát triển của các cấp ngân sách
1. Ngân sách tỉnh có nhiệm vụ đầu tư các tỉnh lộ, đường và hạ tầng đô thị chính của
thành phố Bắc Giang; hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp và các nhà máy
của Trung ương đầu tư trên địa bàn; các hồ đập, trạm bơm lớn, kênh đầu mối,
kênh cấp 2; Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi; trạm thú y, bảo vệ thực vật;
kiểm lâm; trụ sở các cơ quan khối tỉnh; các cơ sở y tế công lập tỉnh quản lý;
các trường THPT, cao đẳng và THCN, các trường dạy nghề tỉnh quản lý, các trung
tâm Giáo dục thường xuyên - Dạy nghề; đối ứng các dự án ODA, các dự án lớn của
Trung ương đầu tư trên địa bàn... Ngoài nhiệm vụ trên, ngân sách tỉnh thực hiện
đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư một số dự án thuộc nhiệm vụ đầu tư của ngân sách huyện,
thành phố theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.
2. Ngân sách huyện và xã có nhiệm vụ đầu tư các đường huyện, đường
xã quản lý, hồ đập nhỏ, trạm bơm cục bộ, kênh cấp 3, hạ tầng trong và ngoài
hàng rào cụm công nghiệp, đầu tư các dự án do huyện, xã quyết định đầu tư theo
thẩm quyền và quy định phân cấp, hỗ trợ đầu tư kiên cố hoá trường lớp học ngoài
các xã ĐBKK (THCS, PTCS, tiểu học và mầm non), trạm y tế xã, hỗ trợ kiên cố hoá
kênh nội đồng và đường giao thông nông thôn theo Đề án được phê duyệt; lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Xây dựng mới, sửa chữa kho tàng, công trình chiến đấu; nơi ở của
dân quân thường trực; trụ sở hoặc nơi làm việc của Ban chỉ huy quân sự cấp xã
theo Điều 54 - Luật Dân quân Tự vệ.
3. Đầu tư theo nhiệm vụ
được phân cấp: Tiếp
tục thực hiện chủ trương giao một số nhiệm vụ hỗ trợ đầu tư từ ngân sách tỉnh
theo các nghị quyết của HĐND và Quyết định của UBND tỉnh, phân cấp cho UBND các
huyện, thành phố (giao vốn và giao trách nhiệm quyết định đầu tư), gồm: Hỗ trợ
đầu tư kiên cố hoá trường, lớp học; kiên cố hoá kênh cấp 3; tu bổ đê địa phương
và làm đường giao thông nông thôn; dự án đầu tư cơ sở hạ tầng các xã nghèo, xã
ĐBKK; xây dựng trụ sở UBND xã, phường, thị trấn./.