Kế hoạch 88/KH-UBND về đẩy mạnh phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt, nông sản an toàn cho thành phố Hà Nội năm 2020

Số hiệu 88/KH-UBND
Ngày ban hành 24/04/2020
Ngày có hiệu lực 24/04/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Văn Sửu
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 88/KH-UBND

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG CẤP RAU, THỊT, NÔNG SẢN AN TOÀN CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020

Thực hiện Quyết định 1791/QĐ-BNN-QLCL ngày 19/5/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội; văn bản số 1487/KH-BNN-QLCL ngày 27/2/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kế hoạch công tác của Ban Điều phối Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội năm 2020, UBND Thành phố ban hành Kế hoạc đẩy mạnh phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt, nông sản an toàn cho thành phố Hà Nội năm 2020 như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ CHỈ SỐ CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu

- Thực hiện mục tiêu Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020; các nhiệm vụ theo Kế hoạch số 1487/KH-BNN ngày 27/2/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Góp phần tăng thị phần nông sản nói chung và rau, thịt nói riêng đưa về tiêu thụ tại thị trường Hà Nội và ngược lại từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh của Hà Nội và các tỉnh được kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và nhận diện, truy xuất được nguồn gốc.

- Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông, lâm, thủy sản an toàn kết hợp khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, chương trình quản lý chất lượng tiến tiến.

- Tăng cường công tác thúc đẩy liên kết sản xuất, kết nối tiêu thụ, đảm bảo nguồn cung cấp sản phẩm rau, thịt, nông sản an toàn phục vụ nhu cầu người tiêu dùng Thủ đô ứng phó diễn biến dịch bệnh Covid-19.

- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND thành phố Hà Nội, giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ban, ngành Thành phố với các đơn vị chuyên môn liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 21 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.

2. Các chỉ số cần đạt

- 100% cán bộ quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) các cấp được đào tạo tập huấn trang bị đầy đủ kiến thức để tổ chức triển khai xây dựng, phát triển chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông, lâm, thủy sản an toàn.

- Người sản xuất, chế biến, lưu thông, kinh doanh trong chuỗi ngành hàng được phổ biến, hướng dẫn về hợp tác, liên kết trong sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn. Người tiêu dùng được hướng dẫn lựa chọn, nhận diện các sản phẩm thuộc chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông, lâm, thủy sản an toàn.

- Duy trì, tăng mới hơn 20% chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông, lâm, thủy sản an toàn tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội.

- Phấn đấu 100% chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn ứng dụng công nghệ thống tin truy xuất nguồn gốc sử dụng mã QR, minh bạch thông tin đến người tiêu dùng.

- Duy trì chuỗi đã được chứng nhận và hỗ trợ mới ít nhất 10 chuỗi áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP); Hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu, quảng bá, giới thiệu, kết nối sản phẩm liên kết theo chuỗi.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác chỉ đạo, điều hành, hoàn thiện cơ chế, chính sách

- Tham mưu, xây dựng ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện cơ chế, chính sách xây dựng và phát triển chuỗi, khuyến khích tiêu thụ sản phẩm an toàn theo chuỗi trên địa bàn Thành phố.

- Tổ chức đào tạo, đào tạo nâng cao cho cán bộ quản lý ATTP các cấp nhằm trang bị đầy đủ kiến thức để tổ chức triển khai xây dựng, phát triển chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông, lâm, thủy sản an toàn.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thay đổi phương thức sản xuất truyền thống bằng việc tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến lưu thông tiêu thụ.

- Tuyên truyền, thực hiện hiệu quả các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, phát triển sản xuất, hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo đảm chất lượng, ATTP.

- Xây dựng mới và tiếp tục triển khai các chương trình, đề án, dự án, mô hình về phát triển nông nghiệp được phê duyệt gắn với việc xây dựng và phát triển chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông, lâm, thủy sản an toàn.

- Tổng kết, đánh giá Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020 và đề xuất các giải pháp tiếp theo trong thời gian tới.

2. Công tác thông tin, truyền thông về chuỗi an toàn thực phẩm

- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về bảo đảm ATTP, kiến thức, cơ chế, chính sách liên quan đến liên kết chuỗi tới người sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản. Hướng dẫn người tiêu dùng nhận diện, lựa chọn và tin dùng sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm theo chuỗi.

- Đổi mới và đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông của Trung ương và Hà Nội, đặc biệt trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Kênh Truyền hình kỹ thuật số VTC (VTC16, VTC1), Báo Hà Nội mới, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Báo Nông thôn ngày nay; Báo Kinh tế Đô thị; Thông tấn xã Việt Nam... thực hiện các chương trình, chuyên mục, phóng sự, viết tin, bài tuyên truyền về chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông, lâm, thủy sản an toàn, quảng bá, nhận diện các sản phẩm trong chuỗi, thúc đẩy hoạt động sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn, đồng thời công khai các cơ sở không đảm bảo an toàn thực phẩm để người tiêu dùng biết và tẩy chay.

- Xây dựng các trang điện tử để đưa các tin bài về đảm bảo an toàn thực phẩm, các bài viết chỉ đạo chuyên môn về đảm bảo an toàn thực phẩm theo chuỗi; phát hành các ấn phẩm nông nghiệp, “Bản tin quản lý chất lượng và ATTP nông nghiệp”, tờ rơi, tờ gấp, pano, các điểm tuyên truyền quảng bá thông tin về các mô hình làm tốt, kết nối, xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp.

[...]