Nghị quyết 24/2007/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020

Số hiệu 24/2007/NQ-HĐND
Ngày ban hành 14/12/2007
Ngày có hiệu lực 24/12/2007
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Huỳnh Văn Be
Lĩnh vực Đầu tư,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE

---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/2007/NQ-HĐND

Bến Tre, ngày 14 tháng 12 năm 2007

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
KHOÁ VII - KỲ HỌP THỨ 12

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Sau khi nghe Ủy ban nhân dân tỉnh trình bày Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020; báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020 với những nội dung chính như sau:

a) Về phương hướng phát triển chung:

- Từ nay đến năm 2020, tỉnh Bến Tre phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; đồng thời kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ an ninh quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trường.

- Tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ làm động lực chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tiếp tục đầu tư để hai thế mạnh là kinh tế vườn và kinh tế thủy sản phát triển đi vào chiều sâu; xây dựng và hoàn chỉnh các kết cấu hạ tầng quan trọng về giao thông, cấp điện, nước, thông tin liên lạc; nâng cao trình độ học vấn, đào tạo lao động để đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tiếp tục cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý kinh tế - xã hội, quản lý đô thị. Phấn đấu đến năm 2010, Bến Tre thoát khỏi tỉnh nghèo, có thu nhập bình quân đầu người ngang bằng mức bình quân chung của cả nước và ngày càng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

- Hoàn chỉnh nhanh cơ cấu kinh tế tỉnh Bến Tre từ nông nghiệp - thương mại dịch vụ và công nghiệp (giai đoạn 2006-2010), chuyển sang thương mại dịch vụ - công nghiệp và nông nghiệp kỹ thuật cao (giai đoạn 2011-2015) và công nghiệp - thương mại dịch vụ - nông nghiệp kỹ thuật cao (năm 2020).

- Phấn đấu đưa thị xã Bến Tre thành thành phố thuộc tỉnh vào năm 2010 và trở thành thành phố đô thị loại II vào năm 2020.

b) Về các chỉ tiêu tổng thể kinh tế - xã hội cần phấn đấu đạt được:

- Dân số khoảng 1,39 triệu người năm 2010, 1,43 triệu người năm 2015 và 1,48 triệu người năm 2020, tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 2006-2020 là 0,61%/năm.

- Đạt tốc độ tăng trưởng GDP 13,0%/năm trong giai đoạn 2006-2010; từ 14,3%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 15,1%/năm trong giai đoạn 2016-2020, bình quân 14,1%/năm trong 15 năm. Tốc độ tăng trưởng gấp 1,3 lần toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (theo phương án chọn của Viện Chiến lược).

- GDP bình quân đầu người đạt 424 USD năm 2005, tăng lên 758 USD năm 2010 theo giá so sánh năm 1994 (1.090 USD tính theo giá hiện hành, cao hơn chỉ tiêu 1.050 USD/người cho vùng đồng bằng sông Cửu Long của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vượt qua mức thu nhập thấp vào năm 2010), đạt 2.812 USD vào năm 2020 (bằng khoảng 1,15 lần bình quân vùng đồng bằng sông Cửu Long). Chỉ số HDI đạt 0,904.

- Cơ cấu kinh tế tính theo 3 khu vực I-II-III đến năm 2010 là 45,6% - 24,0% - 30,4%, năm 2015 là 32,0% - 33,9% - 34,1%, năm 2020 là 21,0% - 44,6% - 34,4%.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD năm 2010 và đạt 918 triệu USD năm 2020, tăng bình quân 16,3%/năm.

- Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 13,3%/năm.

- Năm 2020, mật độ đường ô tô đạt 1,0-1,2 km/km2; mật độ điện thoại đạt 57,5 máy/100 dân; tỷ lệ điện khí hóa đạt hơn 99%; tỷ lệ dân được cung cấp nước sạch tập trung là 96,6%.

- Phổ cập trung học cơ sở vào 2007, phổ cập bậc trung học vào khoảng 2015. Từ năm 2012, tỉnh có 100% giáo viên đạt chuẩn. Tổng số lao động được đào tạo nghề đến năm 2015 đạt 40% và năm 2020 đạt 45,4%. Mở rộng hệ thống đào tạo công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.

- Phát triển hệ thống các bệnh viện, mở rộng mạng lưới khám chữa bệnh, chỉnh trang nâng cấp các cơ sở y tế; đến năm 2020 đạt 9,1 bác sĩ/vạn dân và 27,2 giường bệnh/vạn dân.

- Xây dựng hoàn chỉnh và tăng cường hệ thống cơ sở trung tâm văn hóa, nhà truyền thống, thư viện, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao.

- Phấn đấu đến năm 2020 có trên 98% gia đình văn hóa và trên 80% xã, phường đạt chuẩn văn hóa. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2020 còn thấp hơn mức bình quân của cả nước.

- Hình thành các khu dân cư mới, bảo đảm mỗi người dân đều có nhà ở, đến năm 2020 nhà kiên cố chiếm hơn 18%, bán kiên cố và lâu bền chiếm 57%.

- Số lao động năm 2020 có công ăn việc làm vững chắc, chiếm 83,7% lao động trong độ tuổi, lao động dự trữ chiếm 6%, lao động chưa có việc làm chiếm dưới 3%.

Điều 2. Giải pháp thực hiện quy hoạch:

a) Giải pháp về vốn đầu tư, tổng nhu cầu vốn dự kiến vào khoảng 220.885 tỷ đồng theo giá hiện hành (bằng 91.667 tỷ đồng theo giá so sánh 1994, tương đương với 8.333 triệu USD), chỉ số đầu tư ICOR toàn thời kỳ là 2,32 được tập trung theo từng giai đoạn như sau:

- Trong giai đoạn 2006-2010, tập trung đầu tư cho kinh tế công nghiệp - nông ngư nghiệp tiến lên bền vững và đầu tư kết cấu hạ tầng, chiếm 11,4% nhu cầu vốn toàn thời kỳ.

- Trong giai đoạn 2011-2015, tập trung đầu tư cho kinh tế công nghiệp - thương mại dịch vụ và tiếp tục đầu tư cho kết cấu hạ tầng, chiếm 26% nhu cầu vốn toàn thời kỳ.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ