HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
21/2013/NQ-HĐND
|
Nam Định, ngày 11
tháng 07 năm 2013
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
VIỆC PHÊ CHUẨN ĐỀ ÁN “TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH”
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ SÁU
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH ngày
02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI ban hành Quy chế hoạt động của
Hội đồng nhân dân;
Căn cứ Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 ngày
16/01/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn
của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và
quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân huyện, quận,
phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường;
Căn cứ Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh
Nam Định khoá XVII, nhiệm kỳ 2011 - 2016;
Xét Tờ trình số 02/TTr-HĐND ngày 01/7/2013 của
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê chuẩn Đề án “Tiếp tục đổi mới,
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh”;
Sau khi nghe Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội
đồng nhân dân và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê chuẩn Đề án “Tiếp
tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh”
(có Đề án kèm theo).
Điều 2. Nghị quyết này có
hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Điều 3. Thường trực Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh và các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện
Nghị quyết.
Điều 4. Thường trực Hội đồng
nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám
sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định
khóa XVII kỳ họp thứ 6 thông qua./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Bộ tư pháp;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Như điều 3, điều 4;
- Ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- HĐND thành phố Nam Định;
- Huyện ủy, UBND các huyện, thành phố;
- Báo Nam Định;
- Công báo tỉnh;
- Website chính phủ, Website tỉnh;
- Lưu VT.
|
CHỦ TỊCH
Phạm Hồng Hà
|
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 80/ĐA-HĐND
|
Nam Định, ngày 01
tháng 07 năm 2013
|
ĐỀ ÁN
TIẾP
TỤC ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy,
kế thừa và học tập thành tựu, kinh nghiệm của các khóa HĐND trước, Thường trực
HĐND, các ban HĐND, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND, các tổ đại biểu
HĐND, các đại biểu HĐND đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, từng bước đổi mới hoạt động
trên nhiều mặt công tác và đạt được những kết quả quan trọng: Chất lượng các kỳ
họp ngày càng nâng cao, dân chủ và thực chất hơn; quyết định các vấn đề quan trọng
của địa phương một cách kịp thời, bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của tỉnh. Công tác giám sát ngày càng
hiệu quả hơn, có tác dụng thiết thực thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ và góp phần
khắc phục, ngăn chặn các sai phạm của các ngành, địa phương và cán bộ, công chức.
Công tác cử tri ngày càng được cải tiến, cơ bản đảm bảo mối liên hệ giữa HĐND,
các đại biểu HĐND với cử tri, phản ánh được ý kiến, kiến nghị của cử tri. Hoạt
động của thường trực HĐND, các ban HĐND, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và
HĐND ngày càng nề nếp, hiệu quả, đáp ứng tốt hơn yêu cầu điều hành và nâng cao
năng lực thẩm tra, thẩm định và tham gia xây dựng luật pháp, chính sách; đã
tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của HĐND các cấp, nhất là trong thời
gian thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND cấp huyện, phường trong toàn tỉnh.
Các đại biểu HĐND tỉnh đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ của
người đại biểu HĐND. Các điều kiện phục vụ, đảm bảo cho hoạt động của HĐND ngày
càng tốt hơn.
Về tổng thể, kết quả hoạt động của HĐND tỉnh đã góp
phần rất quan trọng vào việc củng cố, hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, nhân dân làm chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và việc
hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, củng cố
và tăng cường quốc phòng - an ninh của tỉnh trong các thời kỳ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của HĐND
tỉnh trong những năm qua còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế:
- Về Chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND:
Chương trình xây dựng nghị quyết hàng năm có lúc còn bị động, phải bổ sung nhiều;
trong quá trình tổ chức thực hiện chưa thật sự bám sát chường trình đã thông
qua. Còn có những nội dung không thực hiện được.
- Về chuẩn bị kỳ họp HĐND: Nội dung chương trình của
một số kỳ họp còn có thay đổi nhiều so với dự kiến. Nhiều đề án, báo cáo,
dự thảo nghị quyết của các cơ quan chủ trì soạn thảo gửi đến HĐND, Thường trực
HĐND, các Ban HĐND chậm so với quy định, có lúc chưa phải là bản chính thức, do
đó công tác thẩm tra còn gặp những khó khăn, bất cập.
- Về hoạt động giám sát: Các hình thức giám sát
chưa đa dạng; có nội dung giám sát chưa đi vào những vấn đề nổi cộm, bức xúc mà
nhân dân và cử tri quan tâm. Việc xử lý, kiểm tra, đôn đốc sau giám sát đối với
cơ quan được giám sát chưa chặt chẽ, kịp thời nên những kiến nghị của HĐND tỉnh
trong giám sát ít hiệu lực.
- Về hoạt động chất vấn: Hoạt động chất vấn tại kỳ
họp còn hình thức, chưa được đại biểu HĐND thực sự quan tâm. Việc trả lời chất
vấn của một số cơ quan chức năng chưa cụ thể; chưa làm rõ trách nhiệm của tổ chức,
cá nhân đối với hạn chế, tồn tại; còn ít câu hỏi chất vấn trực tiếp tại kỳ họp.
- Về hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban HĐND:
Sự chỉ đạo, điều hành của Thường trực HĐND tỉnh ở một số việc còn bị động, thiếu
cụ thể, nhất là trong phân công và điều hòa phối hợp hoạt động của các Ban
HĐND; chế độ họp định kỳ của Thường trực HĐND và họp với các Trưởng ban, Phó
trưởng ban HĐND chưa được duy trì thường xuyên. Trong một số nội dung công tác,
các Ban HĐND còn chưa thật chủ động; chất lượng thẩm tra, giám sát trên một số
mặt còn hạn chế; một số thành viên các Ban hoạt động chưa thường xuyên, tích cực.
Việc phối hợp giữa các Đoàn giám sát của Thường trực HĐND, các Ban HĐND để thực
hiện nhiệm vụ giám sát trên địa bàn chưa chặt chẽ.
- Về hoạt động của Tổ đại biểu và đại biểu HĐND: Nội
dung, quy định về hoạt động của tổ đại biểu HĐND tỉnh chưa thật rõ. Có đại biểu
HĐND chưa dành thời gian thích đáng để thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu
HĐND, ít tham gia thảo luận và chất vấn tại kỳ họp; chưa liên hệ chặt chẽ với cử
tri để nắm vững tình hình, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Việc tổng hợp ý kiến
cử tri có lúc chưa đầy đủ, cụ thể. Việc đôn đốc và tổng hợp giải quyết kiến nghị
của cử tri đối với các cơ quan chức năng chưa kịp thời.
- Về mối quan hệ của HĐND tỉnh với UBND tỉnh, các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các đơn vị, tổ chức hữu quan trên địa bàn tỉnh:
Mối liên hệ của Thường trực HĐND, các Ban HĐND với UBND và các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh chưa thường xuyên; lãnh đạo các Ban của HĐND ít được mời
tham dự các hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn để nắm bắt những vấn đề
có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Ban.
- Về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của HĐND:
Còn nhiều khó khăn về điều kiện, trang thiết bị, tài liệu. Kinh phí phục vụ cho
hoạt động của HĐND còn hạn chế, nếu tính ổn định như năm 2013 thì dự toán kinh
phí chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu.
II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Cơ sở pháp lý để thực hiện Đề án
- Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND năm
2003;
- Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH ngày 02/4/2005 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân
dân;
- Nghị quyết 545/2007/UBTVQH12 ngày 11/12/2007 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập và quy định vị trí chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính
phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn
2011-2020,
- Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của
Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
TCVN ISO9001:2000 vào các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; Quyết định
số 118/2009/QĐ-TTg ngày 30/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Thủ tướng
chính phủ.
- Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 về việc điều chỉnh
nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ủy ban
nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận,
phường do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.
- Hướng dẫn số 2342/HD-VPQH ngày 28/11/2008 của Văn
phòng Quốc hội về hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc
hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh Nam Định khoá
XVII, nhiệm kỳ 2011 - 2016.
2. Cơ sở thực tiễn để thực hiện Đề án
Từ thực trạng hoạt động của HĐND tỉnh trong những
năm qua, cần thiết phải tiếp tục thực hiện một số đổi mới, cải tiến nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh nhằm thực hiện tốt hơn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương, đáp ứng yêu
cầu phát triển của xã hội.
III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Việc xây dựng Đề án nhằm khắc phục một số hạn chế đảm
bảo thực hiện tốt Quy chế hoạt động của HĐND đã ban hành; đáp ứng được yêu cầu
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh trong tình hình mới; đảm
bảo các hoạt động của HĐND tỉnh theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp thực
tế của tỉnh; thể hiện được ý chí, nguyện vọng của cử tri và nhân dân; quyết định
đúng đắn, kịp thời các vấn đề quan trọng của tỉnh; giám sát chặt chẽ hoạt động
của chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong tỉnh.
2. Yêu cầu
- Kế thừa và phát huy có hiệu quả những kinh nghiệm
và kết quả đạt được của các khóa HĐND tỉnh trước đây. Khắc phục kịp thời những
hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động của HĐND tỉnh.
- Đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của HĐND tỉnh theo quy định pháp luật; tiết kiệm thời gian làm việc.
- Phát huy dân chủ, trí tuệ, sáng tạo, chủ động, thống
nhất của HĐND tỉnh, các cơ quan của HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các cơ quan chức
năng, các địa phương, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân, cử tri và nhân dân
trong tỉnh.
- Đổi mới, cải tiến từng bước vững chắc, có lộ
trình, đảm bảo các điều kiện thực hiện, tập trung vào cách thức tổ chức công việc
của Thường trực HĐND, các cơ quan của HĐND tỉnh, các tổ đại biểu HĐND và đại biểu
HĐND tỉnh, đồng thời tăng cường mối quan hệ với UBND tỉnh và các cơ quan chức
năng.
- Đảm bảo sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh
ủy và Đảng đoàn HĐND tỉnh.
IV. CÁC ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI, CẢI TIẾN
CỤ THỂ
1. Về Chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND
và chuẩn bị, tổ chức kỳ họp HĐND.
a) Về Chương trình xây dựng nghị quyết
- Các ban của HĐND, đại biểu HĐND, Ủy ban MTTQ, Tòa
án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và nguyện vọng
của cử tri, chủ động đề xuất với HĐND ra Nghị quyết về các chính sách cụ thể của
địa phương.
- UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn căn cứ
hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương và yêu cầu nhiệm vụ đề xuất
với UBND tỉnh để UBND tỉnh xem xét và đề nghị HĐND tỉnh ra Nghị quyết để thực
hiện tốt chỉ đạo của Trung ương, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương.
- Các ý kiến đề nghị HĐND tỉnh ra Nghị quyết phải
nêu rõ sự cần thiết ban hành Nghị quyết, tên Nghị quyết, đối tượng, phạm vi điều
chỉnh của Nghị quyết và những nội dung chính, dự báo tác động kinh tế - xã hội,
nguồn lực tài chính, nhân lực bảo đảm thi hành, thời điểm ban hành Nghị quyết
và phải gửi bằng văn bản đến Thường trực HĐND tỉnh trước ngày 30/10 hàng năm.
- Thường trực HĐND tỉnh căn cứ chương trình xây dựng
nghị quyết toàn khóa, sự lãnh đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy
để xem xét, đề xuất, trình HĐND tỉnh quyết định chương trình xây dựng nghị quyết
hàng năm.
b) Về chuẩn bị, tổ chức kỳ họp HĐND
- Thường trực HĐND phối hợp với UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh
sớm tổ chức Hội nghị liên tịch để thống nhất dự kiến nội dung chương trình kỳ họp.
Thời gian tổ chức Hội nghị liên tịch chuẩn bị cho kỳ họp đầu năm vào khoảng từ
ngày 05 đến 15/5, kỳ họp cuối năm vào khoảng từ ngày 05 đến 15/10 hàng năm. Nội
dung chương trình kỳ họp phải bám sát Nghị quyết về Chương trình xây dựng nghị quyết
của HĐND đã ban hành và yêu cầu thực tiễn của công tác quản lý trên địa bàn tỉnh,
đảm bảo thời gian, quy trình theo qua định của pháp luật.
- Khi cần thiết Đảng đoàn HĐND họp để thảo luận, định
hướng chỉ đạo những vấn đề quan trọng trong nội dung, chương trình kỳ họp.
- Sau Hội nghị liên tịch, các tổ chức, cá nhân có
liên quan đến công tác chuẩn bị nội dung chương trình kỳ họp phải tập trung
hoàn thành nhiệm vụ được phân công đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định.
Các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết do UBND, các cơ quan chuyên
môn của UBND tỉnh được giao chủ trì soạn thảo và báo cáo của các cơ quan khác
phải là văn bản chính thức (có ký tên, đóng dấu của cơ quan trình), chuẩn bị đủ
số lượng theo yêu cầu (riêng báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết phải
gửi kèm theo các văn bản, căn cứ pháp lý có liên quan) và gửi về Thường trực
HĐND tỉnh chậm nhất 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND tỉnh.
- Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo các ban của HĐND tỉnh
thẩm tra các báo cáo theo quy định.
- Tài liệu của kỳ họp phải được gửi các đại biểu
HĐND tỉnh chậm nhất 5 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.
- Ngoài các báo cáo, đề án, tờ trình theo quy định,
tại mỗi kỳ họp, UBND tỉnh có báo cáo cụ thể về nội dung và kết quả thực hiện những
công việc phát sinh giữa hai kỳ họp đã thống nhất với Thường trực HĐND để triển
khai.
- Trong các kỳ họp, UBND tỉnh có báo cáo tổng hợp
việc giải quyết các ý kiến kiến nghị của cử tri và kiến nghị của các Ban HĐND;
tiếp thu, làm rõ những vấn đề mà đại biểu quan tâm, kiến nghị qua thảo luận tổ
và thảo luận tại hội trường.
- Tại kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh đánh giá, tổng
hợp báo cáo với HĐND về trách nhiệm của các cơ quan soạn thảo trong chuẩn bị
tài liệu, chuẩn bị các nội dung kỳ họp.
- Ngoài hai kỳ họp thường lệ, Thường trực HĐND có
thể tổ chức Kỳ họp chuyên đề để kịp thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát sinh.
2. Về hoạt động chất vấn
- Chất vấn là thực hiện quyền giám sát của đại
biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh và các ban của HĐND tỉnh, đồng thời góp
phần làm rõ thực trạng tình hình, tìm các giải pháp khắc phục khó khăn, hạn chế
và tạo sự đồng thuận trong thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan quản lý.
- Căn cứ việc theo dõi, giám sát hoạt động của các
cơ quan quản lý và ý kiến của cử tri, các Ban HĐND, các tổ đại biểu và đại biểu
HĐND gửi yêu cầu, câu hỏi chất vấn về Thường trực HĐND tỉnh.
- Thường trực HĐND tỉnh tổng hợp các yêu cầu, câu hỏi
chất vấn của các ban HĐND, tổ đại biểu HĐND, các đại biểu HĐND giữa 2 kỳ họp để
chuyển đến người bị chất vấn và quy định thời hạn trả lời chất vấn; đồng thời
chuẩn bị những nội dung chất vấn tại kỳ họp, dự kiến danh sách những người trả
lời chất vấn và gửi văn bản yêu cầu người trả lời chất vấn chuẩn bị văn bản trả
lời chất vấn.
- Ngoài các nội dung chất vấn đã được giao cho những
người trả lời chất vấn chuẩn bị trả lời bằng văn bản, tại kỳ họp các đại biểu
HĐND tỉnh có thể chất vấn trực tiếp các vấn đề khác tại phiên họp chất vấn.
- Nội dung chất vấn, ý kiến chất vấn của đại biểu
HĐND tỉnh phải ngắn gọn, rõ ý. Văn bản trả lời chất vấn và ý kiến trả lời chất
vấn tại hội trường phải cụ thể, bám sát nội dung và ý kiến chất vấn.
- Tăng cường việc chất vấn trực tiếp tại kỳ họp,
tranh luận thấu đáo về từng vấn đề. Trường hợp cần thiết, HĐND tỉnh ra nghị quyết
về chất vấn, trách nhiệm của người trả lời chất vấn. Thường trực HĐND tỉnh, các
ban HĐND tỉnh, các đại biểu HĐND tỉnh tăng cường giám sát việc thực hiện lời hứa
của các cơ quan, cá nhân được chất vấn.
- Nghiên cứu và từng bước thực hiện việc chất vấn
và trả lời chất vấn tại cuộc họp của Thường trực HĐND tỉnh.
3. Về hoạt động giám sát, thẩm tra.
- Thường trực HĐND tỉnh căn cứ yêu cầu thực tiễn, đề
nghị của các ban HĐND, đại biểu HĐND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh và kiến
nghị của cử tri để dự kiến chương trình giám sát hàng năm và trình HĐND tỉnh
xem xét, quyết định tại kỳ họp cuối năm của năm trước. Nội dung giám sát có trọng
tâm, trọng điểm, chú trọng các vấn đề bức xúc được cử tri quan tâm, bảo đảm các
điều kiện thực hiện, tránh sự chồng chéo và nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác giám sát. Chương trình giám sát chuyên đề hàng năm của các Ban HĐND cần được
xây dựng sớm, trình Thường trực HĐND tỉnh trước ngày 15/11.
- Các Ban HĐND tỉnh cần chủ động tổ chức phiên họp
thẩm tra báo cáo của UBND tỉnh, các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Tòa án nhân dân,
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh. Báo cáo giám sát, thẩm tra cần nâng cao tính phản
biện; nêu rõ quan điểm đồng ý, không đồng ý, lý do; những nội dung cần giải
trình, làm rõ; kiến nghị những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, khắc phục
hạn chế. Đối với những nội dung quan trọng, tầm ảnh hưởng rộng các Ban có thể đề
xuất với Thường trực HĐND các hình thức phù hợp để tham vấn ý kiến nhân dân.
- Thành viên các Ban HĐND tỉnh cần nêu cao tinh thần,
trách nhiệm, dành thời gian nghiên cứu tài liệu để nắm bắt tình hình liên quan,
tham gia tích cực các cuộc giám sát, thẩm tra.
4. Về hoạt động của Thường trực HĐND, các
Ban HĐND.
a) Đối với Thường trực HĐND tỉnh
- Thường trực HĐND tỉnh xây dựng và báo cáo chương
trình hoạt động, kết quả hoạt động hàng năm và giữa hai kỳ họp để báo cáo HĐND
tỉnh xem xét, cho ý kiến; bảo đảm tính chủ động và thực hiện đúng chức năng,
nhiệm vụ của Thường trực HĐND tỉnh theo quy định pháp luật; thực hiện đầy đủ
chế độ họp hàng tháng của Thường trực HĐND tỉnh. Tăng cường chỉ đạo hoạt động
các Ban HĐND và Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND.
- Khi giải quyết các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp
theo thẩm quyền, Thường trực HĐND yêu cầu UBND tỉnh và các cơ quan liên quan
cung cấp đầy đủ các thông tin, khi cần thiết giao cho các Ban HĐND thẩm tra trước
khi Thường trực HĐND thống nhất quyết định.
- Sau Hội nghị liên tịch, Thường trực HĐND tỉnh
phân công các Ban thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình HĐND; đôn đốc
các Ban thực hiện chương trình giám sát đã được HĐND thông qua; chỉ đạo phối hợp
chương trình hoạt động của các Ban đảm bảo tính hiệu quả và sự thống nhất trong
hoạt động của HĐND.
- Thường trực HĐND giữ mối liên hệ, tạo điều kiện
và đôn đốc Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND thực hiện nhiệm vụ; hàng năm, Thường
trực HĐND tỉnh tổ chức các hoạt động tập huấn, hội thảo… nâng cao kỹ năng công
tác cho các Ban của HĐND, đại biểu HĐND tỉnh và Thường trực HĐND các xã, thị trấn.
- Sau mỗi kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức họp
với thành viên các Ban và Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND để rút kinh nghiệm, đánh
giá trách nhiệm của các cơ quan, bộ phận, cá nhân trong việc chuẩn bị và tiến
hành kỳ họp.
b) Đối với các Ban HĐND tỉnh
- Căn cứ vào chương trình hoạt động của HĐND và của
Thường trực HĐND, các Ban của HĐND chủ động xây dựng chương trình công tác toàn
khóa và hàng năm, thực hiện các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng thực hiện
chức năng, nhiệm vụ theo quy định pháp luật. Chú trọng theo dõi việc ban hành
văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh và HĐND thành phố Nam Định, HĐND các
xã, thị trấn. Nâng cao năng lực tham mưu giúp HĐND tỉnh giám sát hoạt động của
UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm
sát nhân dân tỉnh. Nâng cao chất lượng thẩm tra các báo cáo của các cơ quan
liên quan. Tổ chức họp Ban mỗi tháng một lần để kiểm điểm việc thực hiện chương
trình công tác, triển khai công việc cụ thể. Thành viên các Ban HĐND có trách
nhiệm tham dự đầy đủ các hoạt động của Ban.
5. Về hoạt động của Tổ đại biểu và đại biểu
HĐND.
- Trên cơ sở kế hoạch tiếp xúc cử tri của Thường trực
HĐND, Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND có trách nhiệm xây dựng chương trình tiếp xúc
cử tri của Tổ theo đúng kế hoạch và phối hợp với các cơ quan có liên quan để tổ
chức cho đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri. Tổ đại biểu HĐND họp phân công đại biểu
tiếp xúc cử tri tại các đơn vị bầu cử.
- Tổ trưởng tổ đại biểu HĐND tổng hợp ý kiến, kiến
nghị của cử tri để báo cáo Thường trực HĐND chậm nhất sau 3 ngày kể từ khi kết
thúc Hội nghị tiếp xúc cử tri.
- Tổ đại biểu HĐND họp ít nhất 6 tháng một lần để
bàn kế hoạch công tác, chuẩn bị đóng góp ý kiến cho kỳ họp.
- Các đại biểu HĐND tỉnh nêu cao tinh thần trách
nhiệm, phát huy khả năng, trí tuệ và giành thời gian thỏa đáng tham gia có hiệu
quả các hoạt động của HĐND, tổ đại biểu HĐND. Tăng cường liên hệ, tiếp xúc với
cử tri, tổng hợp ý kiến, chuyển và theo dõi, đôn đốc các cơ quan liên quan trả
lời kiến nghị của cử tri.
6. Về mối quan hệ của HĐND tỉnh với UBND tỉnh,
các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các đơn vị, tổ chức hữu quan trên địa
bàn tỉnh.
Thường trực HĐND, các Ban HĐND cần tăng cường phối
hợp chặt chẽ, thường xuyên với UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh và các cơ quan hữu quan
trong thực hiện nhiệm vụ.
- Khi được mời, Lãnh đạo các Ban của HĐND tham dự
các cuộc họp của UBND và các cơ quan chuyên môn.
- Các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm
cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Thường trực
HĐND, các Ban HĐND.
- Thường trực HĐND chủ động thực hiện quy chế phối
hợp hoạt động với UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; hàng năm tổ chức Hội nghị rút kinh
nghiệm, bổ sung, sửa đổi quy chế phối hợp khi cần thiết. Mỗi năm hai lần thông
báo với Ủy ban MTTQ tỉnh kết quả hoạt động của HĐND tỉnh.
- Báo cáo kịp thời về hoạt động của HĐND tỉnh với Ủy
ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ.
7. Về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của
HĐND.
a. Về tổ chức, bộ máy, biên chế
Thường trực HĐND tỉnh căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, tổng
biên chế được giao để chỉ đạo xây dựng, kiện toàn tổ chức, bộ máy, biên chế,
quy chế làm việc của các ban HĐND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh phù hợp
với quy định chung và điều kiện hoạt động cụ thể của HĐND tỉnh.
b. Về trang thiết bị phục vụ HĐND
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh rà soát, xây dựng
phương án bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị trên nguyên tắc đảm
bảo tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hoạt động của HĐND tỉnh, Thường trực
HĐND, các Ban HĐND và đại biểu HĐND tỉnh để trình Thường trực HĐND tỉnh xem
xét, quyết định.
d. Về kinh phí hoạt động
- Kinh phí hoạt động của Văn phòng Đoàn ĐBQH và
HĐND tỉnh: áp dụng tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của
Chính phủ Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và
kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước.
- Kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh: căn cứ yêu cầu
nhiệm vụ, chương trình hoạt động của HĐND và định mức chi tiêu theo quy định hiện
hành, Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh phối hợp với
Sở Tài chính xây dựng dự toán kinh phí hoạt động hàng năm của HĐND tỉnh để
trình HĐND tỉnh xem xét quyết định (theo Điều 56 Luật tổ chức HĐND và UBND năm
2003). Việc xây dựng dự toán và sử dụng kinh phí của HĐND tỉnh phải đảm bảo tiết
kiệm, hiệu quả, đúng quy định.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về tiếp tục nâng
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh.
- Giao cho Thường trực HĐND chỉ đạo xây dựng quy chế
xử lý kết quả giám sát; quy định về việc chất vấn và trả lời chất vấn tại các
cuộc họp của Thường trực HĐND tỉnh; bổ sung, hoàn thiện kế hoạch lấy phiêu tín
nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm đối với những người được HĐND bầu, phê chuẩn.
- Thường trực HĐND, UBND, các Ban HĐND, đại biểu
HĐND tỉnh và các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề
án.
|
TM. THƯỜNG TRỰC
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Hồng Hà
|