Nghị quyết 170/2008/NQ-HĐND về Chương trình khuyến công tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2012
Số hiệu | 170/2008/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 16/12/2008 |
Ngày có hiệu lực | 21/12/2008 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Phú Thọ |
Người ký | Ngô Đức Vượng |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 170/2008/NQ-HĐND |
Việt Trì, ngày 16 tháng 12 năm 2008 |
VỀ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2008 – 2012
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ MƯỜI LĂM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012;
Căn cứ Chỉ thị số 02/2007/CT-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về triển khai thực hiện Quyết định số 136/2007/QĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ;
Sau khi xem xét Tờ trình số 3404/TTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2008 của UBND tỉnh Phú Thọ về Chương trình khuyến công tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008 - 2012; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và thảo luận,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành thông qua Chương trình khuyến công tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2012. Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh một số nội dung sau:
1. Mục tiêu:
a. Mục tiêu 2008-2010: Đẩy nhanh phát triển công nghiệp nông thôn tăng bình quân 30%/năm. Đến năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn (theo giá cố định 1994) đạt 2.800-2.900 tỷ đồng; xuất khẩu đạt 30-35 triệu USD; góp phần bảo đảm tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân của tỉnh là 16-18%/năm; đưa tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng đạt 45% trong cơ cấu GDP. Giải quyết việc làm thông qua đào tạo nâng cao tay nghề, truyền nghề cho lao động nông thôn từ 5.000 - 5.500 người. Hướng dẫn khởi sự doanh nghiệp cho 1.300 - 1.500 người. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp cho 1.300 - 1.500 người, hỗ trợ thành lập mới 200 - 250 doanh nghiệp; hỗ trợ xây dựng 20 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất công nghiệp nông thôn. Hỗ trợ mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ sản phẩm cho làng nghề, phấn đấu đến năm 2010 có 40 đến 50 làng nghề.
b. Mục tiêu đến 2012: Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động khuyến công, tập trung vào chương trình hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề, truyền nghề cho 9.000 - 10.000 người; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, đào tạo tập huấn khởi sự doanh nghiệp cho 2.500 người; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp cho khoảng 2.500 người, hỗ trợ phát triển 300 - 350 doanh nghiệp công nghiệp nông thôn. Hỗ trợ tăng nhanh sản phẩm xuất khẩu đạt giá trị khoảng 50 triệu USD. Đến năm 2012 Công nghiệp nông thôn có bước phát triển khá mạnh, đạt giá trị sản xuất công nghiệp 4.000 đến 4.500 tỷ đồng; đóng góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2. Đối tượng và phạm vi:
a. Đối tượng: Các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn và xã (thuộc thành phố); bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã; hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh; các tổ chức dịch vụ khuyến công, gồm: Trung tâm khuyến công và Tư vấn công nghiệp, cơ sở đào tạo nghiên cứu khoa học công nghệ, doanh nghiệp có hoạt động tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác liên quan đến hỗ trợ công nghiệp nông thôn.
b. Phạm vi: Phạm vi hoạt động khuyến công theo Điều 2, ngành nghề hỗ trợ theo Điều 6 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ.
3. Các chương trình khuyến công chủ yếu:
a. Chương trình hỗ trợ tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề:
Điều tra, khảo sát nhu cầu cụ thể về đào tạo nghề, truyền nghề của các cơ sở công nghiệp nông thôn, các địa phương để lập kế hoạch thực hiện Chương trình. Hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động mới và đào tạo nâng cao tay nghề. Hỗ trợ đào tạo thợ giỏi trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp để hình thành đội ngũ hướng dẫn viên, giảng viên đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề. Trong đó, đào tạo nghề, truyền nghề mới cho 9.000 người, đào tạo thợ giỏi tiểu thủ công nghiệp làm giáo viên dạy nghề, truyền nghề là 50 người.
b. Chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở công nghiệp nông thôn:
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức đối với việc thành lập doanh nghiệp. Tổ chức các lớp giảng viên để có năng lực giới thiệu, phổ biến nội dung của chương trình. Tổ chức hướng dẫn khởi sự doanh nghiệp. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghiệp nông thôn. Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về quản lý. Tổ chức hội thảo, tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước. Trong đó, đào tạo khởi sự doanh nghiệp cho 2.500 học viên, nâng cao năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp cho 2.500 học viên. Tổ chức các cuộc hội thảo, đoàn tham quan khảo sát học tập kinh nghiệm. Hỗ trợ thành lập 300 - 350 doanh nghiệp công nghiệp nông thôn và 3.000 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
c. Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trường:
Tổ chức nghiên cứu điều tra khảo sát xây dựng danh mục mô hình trình diễn kỹ thuật và danh mục các công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học ứng dụng vào công nghiệp nông thôn. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật mới, sản phẩm mới, chuyển giao, ứng dụng công nghệ thiết bị hiện đại, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường. Trong đó xây dựng bộ danh mục về mô hình trình diễn kỹ thuật mới, sản phẩm mới, danh mục các công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học có thể áp dụng vào phát triển công nghiệp nông thôn. Dự kiến thực hiện 30 mô hình trình diễn kỹ thuật; hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng cho các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn.
d. Chương trình hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu:
Hướng dẫn áp dụng Bộ tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp nông thôn. Hướng dẫn áp dụng hệ thống Quy chế bình chọn các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu theo 5 cấp: Xã, huyện, tỉnh, vùng (khu vực), quốc gia. Định kỳ (hàng năm) tổ chức bình chọn và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp xã, huyện, tỉnh. Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm tiêu biểu cải tiến công nghệ, mẫu mã, bao bì, có khối lượng lớn và hiệu quả. Hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các cơ sở sản xuất có sản phẩm tiêu biểu, tổ chức, phối hợp tổ chức gian hàng công nghiệp nông thôn Phú Thọ tham gia bình chọn sản phẩm tiêu biểu cấp khu vực, cấp quốc gia.
e. Chương trình phát triển hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin:
Tư vấn về các hoạt động khuyến công; tiết kiệm năng lượng; về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp và dịch vụ cung cấp thông tin. Trong đó tập trung hỗ trợ các dự án về sản xuất sạch hơn cho 10 - 15 doanh nghiệp, kiểm toán năng lượng và chuyển giao ứng dụng thiết bị, công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho 30 - 40 doanh nghiệp. Xây dựng các chương trình và tổ chức thông tin tuyên truyền về công nghiệp nông thôn và hoạt động khuyến công trên các phương tiện thông tin đại chúng ở các cấp.
f. Chương trình hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm - điểm công nghiệp, hạ tầng làng nghề: