Chỉ thị 07/2013/CT-UBND thực hiện Nghị quyết 539/NQ-UBTVQH13 về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ nay đến năm 2015

Số hiệu 07/2013/CT-UBND
Ngày ban hành 13/05/2013
Ngày có hiệu lực 23/05/2013
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Nguyễn Văn Trăm
Lĩnh vực Bất động sản,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2013/CT-UBND

Đồng Xoài, ngày 13 tháng 5 năm 2013

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 539/NQ-UBTVQH13 VỀ KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015.

Nghị quyết số 539/NQ-UBTVQH13 ngày 30/10/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nhấn mạnh: Chính phủ đã ban hành hệ thống chính sách pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc còn một số tồn tại, hạn chế, vướng mắc như: Còn nhiều đối tượng thiếu đất ở, đất sản xuất; công tác điều tra, xác định đối tượng thụ hưởng chính sách chưa chính xác; một số chính sách có nội dung giống nhau nhưng lại do các cơ quan khác nhau chủ trì; nhiều chính sách được triển khai thực hiện nhưng đến nay chưa có chính sách nào hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; công tác kiểm tra, hướng dẫn chưa đồng bộ, thiếu kịp thời; công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất; về động viên phát huy nội lực của người dân và cộng đồng còn hạn chế.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên và thực hiện tốt chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, UBND tỉnh chỉ thị các ngành, các cấp:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai, về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn. Động viên, khai thác hiệu quả quỹ đất ở, đất sản xuất thông qua công tác xã hội hóa; động viên gia đình, chuyển nhượng lại đất ở, đất sản xuất cho các hộ dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo. Triển khai, tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất phải gắn với mục tiêu ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, môi trường sinh thái, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống đoàn kết các dân tộc.

2. Tăng cường các biện pháp và trách nhiệm quản lý, thực hiện chính sách pháp luật về lĩnh vực đất đai, nhất là thực hiện quy hoạch dân cư, kế hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp, quy hoạch các loại rừng. Chủ động nắm chắc tình hình biến động dân cư, dân số trên địa bàn. Hàng năm, làm tốt công tác đánh giá, phân loại hộ giàu, khá, nghèo, cận nghèo; khẩn trương hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, sơ, tổng kết đối với việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ DTTS. Kiểm tra nắm chắc tình hình vi phạm chính sách pháp luật về đất đai. Nắm chắc tình hình và có các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng cầm cố, mua bán, sang nhượng đất đai trái pháp luật trong vùng DTTS.

3. Tích cực thực hiện các giải pháp tạo quỹ đất, giảm áp lực thiếu quỹ đất hỗ trợ cho đồng bào DTTS tại địa phương để giảm nghèo theo hướng bền vững bằng nhiều cách:

- Tổ chức rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các quyết định quy hoạch đất rừng nghèo kiệt để hỗ trợ cho đồng bào DTTS bằng các chương trình, chính sách; các dự án, xây dựng các công trình trên địa bàn vùng DTTS.

- Đề xuất phương án, giải pháp thu hồi đất của các nông, lâm trường, các doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả, sai mục đích; đất gần khu dân cư để tạo quỹ đất, giao cho các hộ đồng bào DTTS thiếu đất hoặc không có đất ở và đất sản xuất.

- Đầu tư, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để thâm canh, tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi trên cơ sở sử dụng có hiệu quả diện tích đất hiện có trong điều kiện không mở rộng được diện tích đất sản xuất mới.

- Thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, thu hút lao động vào các doanh nghiệp trên địa bàn, xuất khẩu lao động…

4. Tăng cường vai trò chỉ đạo và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước về giải quyết đất ở, đất sản xuất; về quản lý quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch dân cư, quản lý hành chính và cư trú trên địa bàn, đặc biệt tại địa bàn miền núi, biên giới, vùng DTTS. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai, bảo vệ và phát triển rừng.

5. Tăng cường phối hợp với các hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đối với việc tổ chức triển khai, thực hiện chính sách pháp luật nói chung và chính sách pháp luật về đất đai nói riêng trên địa bàn vùng DTTS.

6. Nhiệm vụ của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã.

6.1. Ban Dân tộc:

- Phối hợp rà soát, đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS theo Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 13/5/2010 của UBND tỉnh về tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào DTTS giai đoạn 2010-2015;

- Tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg ngày 01/02/2008 và Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào DTTS;

- Hướng dẫn, đôn đốc thực hiện chính sách pháp luật về đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề cho đồng bào DTTS nghèo;

- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức thanh tra, đánh giá tình hình thực hiện chính sách; tham mưu biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn tỉnh có hiệu quả.

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh:

+ Điều chỉnh, bổ sung số hộ, diện tích, kinh phí và giải pháp phù hợp vào Đề án thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, đào tạo nghề, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, xuất khẩu lao động cho đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn đến năm 2015;

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS tại chỗ đang thiếu và không có đất ở, đất sản xuất trên địa bàn tỉnh;

+ Xây dựng Đề án đẩy mạnh giảm nghèo cho đồng bào DTTS theo hướng bền vững giai đoạn 2013 -2020;

+ Tiếp tục thực hiện chính sách định canh, định cư cho đồng bào DTTS giai đoạn 2013-2020;

+ Thực hiện chính sách hỗ trợ ổn định dân cư đối với đồng bào DTTS di cư tự do.

- Tăng cường công tác thanh tra ngành; tiếp nhận và điều tra xử lý những vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc theo pháp luật.

6.2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

[...]