Nghị quyết 166/2010/NQ-HĐND về định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011 và ổn định đến năm 2015 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu 166/2010/NQ-HĐND
Ngày ban hành 08/12/2010
Ngày có hiệu lực 18/12/2010
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Mai Văn Ninh
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 166/2010/NQ-HĐND

Thanh Hoá, ngày 08 tháng 12 năm 2010

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2011 VÀ ỔN ĐỊNH ĐẾN NĂM 2015.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
KHOÁ XV, KỲ HỌP THỨ 18

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dân thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011;

Căn cứ Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Sau khi xem xét Tờ trình số 101/TTr-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 222/BC.HĐND-KTNS ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và các ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành Tờ trình số 101/TTr-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh về định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011 và ổn định đến năm 2015, với các nội dung sau:

A. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2011

1. Định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2011 được xây dựng trên cơ sở kế thừa những kết quả đã đạt được của định mức phân bổ ngân sách năm 2007 và bổ sung các yếu tố tăng chi, các chính sách chế độ Nhà nước ban hành tính đến hết tháng 9 năm 2010, bao gồm cả kinh phí đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với các đơn vị sự nghiệp quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Các tiêu chí, định mức phân bổ được xây dựng phải đảm bảo rõ ràng, đơn giản, dễ thực hiện và dễ kiểm tra; việc thực hiện phân bổ ngân sách địa phương phải công khai và thống nhất.

3. Định mức phân bổ chi thường xuyên NSĐP phải bảo đảm tỷ lệ cơ cấu hợp lý giữa chi thanh toán cá nhân và chi hoạt động chuyên môn của từng lĩnh vực; là cơ sở để thực hiện chế độ tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo thuận lợi đẩy mạnh cải cách hành chính.

4. Trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương được sử dụng nguồn tăng thu để bổ sung chi nghiệp vụ nhằm giảm bớt khoảng cách trong cơ cấu chi chế độ và nghiệp vụ ở đầu kỳ và cuối kỳ do trượt giá.

B. ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI THƯỜNG XUYÊN CẤP TỈNH

I. Định mức phân bổ chi quản lý hành chính (QLHC).

1. Tiêu chí phân bổ:

- Phân bổ theo biên chế được cấp có thẩm quyền giao hàng năm cho từng cơ quan.

- Nội dung phân bổ:

+ Phân bổ chi tiền lương, phụ cấp và các khoản trích nộp theo lương được tính đủ theo chế độ hiện hành.

+ Phân bổ chi nghiệp vụ:

2. Định mức phân bổ chi nghiệp vụ:

Đơn vị tính: 1.000 đồng/biên chế/năm

STT

Nhóm cơ quan

ĐM chi nghiệp vụ TX năm 2011

 

 

1

Văn phòng Tỉnh ủy

33.000

 

2

Văn phòng HĐND tỉnh

27.000

 

3

Văn phòng UBND tỉnh

26.000

 

4

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh.

25.500

 

5

Các đoàn thể - chính trị

25.000

 

6

Quản lý hành chính cấp sở

và cơ quan ngang sở

 

 

-

Từ 50 biên chế trở lên

22.000

 

-

Dưới 50 biên chế

25.000

 

7

Các chi cục thuộc Sở

18.000

 

Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm:

- Các khoản chi hành chính phục vụ hoạt động thường xuyên bộ máy các cơ quan như: Tiền thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể, thông tin liên lạc, công tác phí, hội nghị phí, điện, nước, xăng dầu, văn phòng phẩm; chi tập huấn nghiệp vụ chuyên môn; chi quản lý ngành, lĩnh vực; chi thực hiện chỉ đạo kiểm tra; chi đảm bảo hoạt động công tác Đảng theo Quy định số 3115-QĐ/VPTW của VPTW Đảng, Quyết định số 1691-QĐ/TU ngày 23/3/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Quyết định số 1424/QĐ-UBND ngày 28/4/2010 của UBND tỉnh; chi hoạt động tổ chức Đảng, tổ chức Cựu chiến binh trong cơ quan; chi công tác tuyên tuyền phổ biến giáo dục pháp luật, chi xây dựng rà soát văn bản quy phạm pháp luật; chi cải cách thủ tục hành chính; kinh phí mua sắm công cụ, dụng cụ, kinh phí sửa chữa thường xuyên tài sản,...

Khi tính định mức chi nghiệp vụ cho các cơ quan Sở nếu chưa đạt mức tối thiểu 500 triệu đồng/năm thì được bổ sung để đảm bảo bằng mức tối thiểu.

[...]