HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 154/NQ-HĐND
|
Hà Tĩnh,
ngày 12 tháng 12 năm 2015
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ PHÂN BỔ DỰ
TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH VÀ BỐ TRÍ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NĂM 2016
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 15
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2002;
Căn cứ Quyết định số 2100/QĐ-TTg ngày 28
tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách Nhà nước
năm 2016;
Căn cứ Quyết định số 2502/QĐ-BTC ngày 28
tháng 11 năm 2015 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước
năm 2016;
Sau khi xem xét Tờ trình số 692/TTr-UBND
ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xem xét, quyết định
dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016; báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế và ngân
sách và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Dự toán phân bổ ngân
sách và kế hoạch bố trí vốn đầu tư phát triển năm 2016 như sau:
A. DỰ TOÁN PHÂN BỔ THU, CHI NGÂN SÁCH
NĂM 2016
I. Dự toán thu ngân sách:
1. Ngành thuế thu và thu khác các cấp
ngân sách: 7.500.000 triệu đồng
1.1. Thu thuế và phí: 7.222.000 triệu
đồng
1.2. Thu khác ngân sách các cấp: 278.000
triệu đồng
2. Các khoản thu để lại chi qua quản
lý nhà nước: 346.637 triệu đồng
3. Thu thuế xuất, nhập khẩu: 7.000.000
triệu đồng
Tổng thu ngân sách trên địa bàn: 14.846.637
triệu đồng
Trong đó:
+ Ngân sách Trung ương hưởng: 7.140.350
triệu đồng
+ Ngân sách địa phương: 7.706.287 triệu
đồng
4. Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương:
5.708.480 triệu đồng
4.1. Bổ sung cân đối: 3.050.815 triệu
đồng
4.2. Bổ sung có mục tiêu: 2.657.665 triệu
đồng
Tổng thu ngân sách địa phương: 13.414.767
triệu đồng
(Phụ lục số 01)
II. Dự toán chi ngân sách: 1. Chi đầu tư
phát triển: 2.840.706 triệu đồng
Trong đó:
1.1. Chi đầu tư xây dựng cơ bản tập
trung trong nước: 541.900 triệu đồng
1.2. Chi xây dựng cơ bản vốn nước ngoài:
348.000 triệu đồng
1.3. Chi đầu tư theo các mục tiêu TW
quyết định: 1.086.374 triệu đồng
1.4. Chi đầu tư từ nguồn tiền sử dụng
đất: 750.000 triệu đồng
2. Chi thường xuyên và các nhiệm vụ, đề
án, chính sách: 9.040.884 triệu đồng
Bao gồm:
2.1. Chi thường xuyên: 7.448.884 triệu
đồng
Trong đó:
- Sự nghiệp kinh tế: 591.489 triệu đồng
- Sự nghiệp giáo dục - đào tạo: 3.286.057
triệu đồng
- Sự nghiệp khoa học công nghệ: 28.552
triệu đồng
- Sự nghiệp y tế: 473.792 triệu đồng
- Sự nghiệp đảm bảo xã hội: 654.728 triệu
đồng
- Quản lý hành chính: 1.593.656 triệu
đồng
- Sự nghiệp văn hóa, thể thao, du lịch:
97.243 triệu đồng
2.2. Thực hiện các nhiệm vụ, đề án,
chính sách phát triển KT-XH của tỉnh: 1.592.000 triệu đồng
(Chi tiết cho các lĩnh vực được phân bổ
tại phần B của Nghị quyết)
3. Dự phòng ngân sách: 331.220 triệu đồng
4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: 1.340
triệu đồng
5. Nguồn cải cách tiền lương: 409.860 triệu
đồng
6. Chi các chương trình MTQG: 232.519 triệu
đồng
7. Chi mua sắm, sửa chữa và một số nhiệm
vụ khác: 558.238 triệu đồng
Tổng chi ngân sách địa phương: 13.414.767
triệu đồng
(Phụ lục số 02, 03, 04, 05, 06, 07)
B. PHÂN BỔ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, ĐỀ
ÁN, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH:
Tổng số: 1.592.000 triệu đồng,
bao gồm:
1. Lĩnh vực kinh tế: 671.500 triệu đồng
2. Lĩnh vực môi trường: 94.000 triệu đồng
3. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: 96.000
triệu đồng
4. Lĩnh vực y tế: 54.500 triệu đồng
5. Lĩnh vực phát thanh truyền hình: 14.000
triệu đồng
6. Lĩnh vực quản lý nhà nước: 24.000 triệu
đồng
7. Lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao:
45.000 triệu đồng
8. Các chính sách khác: 154.000 triệu
đồng
9. Trả nợ vay Bộ Tài chính: 225.000
triệu đồng
10. Một số chính sách mới: 214.000 triệu
đồng
(Mục III, Phụ lục số 02)
C. PHÂN BỐ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ VỐN
CHƯƠNG TRÌNH MTQG NĂM 2016:
Tổng số: 2.958.793 triệu đồng (Không
bao gồm các khoản thu để lại chi, quản lý qua ngân sách nhà nước), cụ thể:
1. Nguồn ngân sách tập trung: 541.900
triệu đồng
(Phụ lục số 08)
2. Nguồn thu từ đất: 750.000 triệu đồng
Trong đó:
- Trích Quỹ phát triển đất: 93.145 triệu
đồng
- Ngân sách tỉnh hưởng: 173.091 triệu
đồng
+ Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất 5
năm: 5.000 triệu đồng
+ Kiểm kê, đo đạc, cấp giấy chứng nhận
QSDĐ: 41.000 triệu đồng
+ Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất,
CSDL tài nguyên MT ven biển, quan trắc môi trường ven biển và biến đổi khí hậu:
7.000 triệu đồng
+ Cấp lại cho thành phố Hà Tĩnh (đất
Nhà đầu tư): 4.800 triệu đồng
+ Trả nợ vay Bộ Tài chính: 53.000 triệu
đồng
+ Hỗ trợ Dự án bồi thường, hỗ trợ tái
định cứ, bảo vệ môi trường khu vực thượng nguồn và ven hồ Bộc Nguyên (giai đoạn
1) và một số nội dung theo Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy: 62.291 triệu đồng
- Ngân sách huyện: 336.914 triệu đồng
- Ngân sách xã: 143.850 triệu đồng
3. Nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân
sách trung ương: 1.086.374 triệu đồng
4. Chi thực hiện các chương trình mục
tiêu quốc gia: 232.519 triệu đồng
5. Vốn xây dựng cơ bản ngoài nước: 348.000
triệu đồng.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh
đồng ý với các biện pháp tổ chức thực hiện thu ngân sách, điều hành chi ngân
sách và bố trí vốn đầu tư phát triển năm 2016 như Ủy ban nhân dân tỉnh đã
trình, đồng thời nhấn mạnh một số nội dung chủ yếu như sau:
1. Tập trung đồng bộ, hiệu quả, quyết
liệt các giải pháp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm
2016. Phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm chi để tạo nguồn đảm bảo thực hiện
tốt các đề án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xử lý kịp thời
các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách phát sinh, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh quốc
phòng, đối ngoại, an toàn ngân sách địa phương.
2. Chủ động bố trí các nguồn tăng thu,
tiết kiệm chi, nguồn thu được để lại theo quy định để thực hiện cải cách tiền
lương trong năm 2016 (Bao gồm tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên ngay từ khâu
giao dự toán đầu năm giữ lại tại các cấp ngân sách để thực hiện tăng lương theo
chủ trương của Chính phủ và Bộ Tài chính).
3. Tiếp tục thực hiện rà soát lại các
đề án, chính sách, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng phù
hợp yêu cầu phát triển và khả năng cân đối của ngân sách địa phương trong thời
kỳ mới.
4. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thu
ngân sách, tăng cường thanh tra, kiểm tra, chống thất thu thuế, chống buôn lậu,
gian lận thương mại, gian lận thuế, nợ đọng thuế trên địa bàn. Thúc đẩy việc
chuyển một số loại phí, lệ phí sang giá dịch vụ, phù hợp với cơ chế thị trường
và điều kiện thực tế của địa phương.
5. Tiết kiệm triệt để các khoản chi
thường xuyên, chi cho bộ máy quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công; không ban
hành các chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách khi chưa có nguồn đảm bảo.
Hạn chế tối đa việc ứng trước dự toán năm sau.
6. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong
lĩnh vực đầu tư công gắn với kế hoạch đầu tư công trung hạn. Tập trung đầu tư
công cho một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tính đột phá và lan tỏa để nhanh
chóng đưa vào sử dụng; ưu tiên trả nợ, phát triển đô thị nhanh, hiện đại. Đẩy mạnh
hợp tác công tư theo Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của
Chính phủ, thu hút các nguồn vốn tư nhân vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
7. Tăng cường quản lý thị trường, giá
cả, kiểm tra các hành vi chuyển giá; kiểm soát giá đối với các mặt hàng thiết yếu;
tiếp tục giám sát chặt chẽ kê khai giá của doanh nghiệp đối với mặt hàng bình ổn
giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá.
8. Đối với nhiệm vụ chi thực hiện các
chính sách, đề án phát triển kinh tế - xã hội từ nguồn tăng thu thuế, phí và tiền
sử dụng đất được điều hành theo từng mục tiêu cụ thể, giải ngân theo khối lượng
thực hiện và tiến độ thu ngân sách (Kể cả các khoản chi có tính chất đầu tư),
trường hợp hụt thu phải có giải pháp điều chỉnh kịp thời.
9. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra,
thanh tra công tác quản lý tài chính ngân sách trên địa bàn gắn với việc thực
hiện chống tham nhũng, lãng phí. Quản lý và chấp hành các chế độ chính sách tài
chính, quy trình huy động, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân tại
các xã, phường, thị trấn. Phát hiện và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời các vấn
đề còn sai phạm, vướng mắc nhằm đưa công tác quản lý tài chính ngân sách ngày
càng công khai, minh bạch, hiệu quả cao.
10. Tổ chức đánh giá kết quả thu, chi
ngân sách; bố trí và thực hiện vốn đầu tư phát triển thời kỳ ổn định ngân sách
2011-2016; xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát
triển, chi thường xuyên; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ điều tiết
các cấp ngân sách để thực hiện cho kỳ ổn định ngân sách mới (2017-2020) trình Hội
đồng nhân dân tỉnh quyết định.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân
tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết. Trong quá trình điều hành ngân sách
và thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển, nếu có biến động, Ủy ban nhân dân tỉnh
thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh để có sự điều chỉnh, bổ sung
kịp thời; tiếp tục thực hiện việc phân bổ cụ thể các nội dung chi đến tổ chức,
cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh vào kỳ họp gần
nhất. Phân bổ và sử dụng nguồn dự phòng ngân sách theo đúng quy định, tổng hợp
báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại các kỳ họp.
Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban
Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện
Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Hà Tĩnh khóa XVI, Kỳ họp thứ 15 thông qua./.
Nơi nhận:
-
Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu UBTVQH;
-
Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ, Website Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Kiểm toán nhà nước khu vực II;
- Bộ Tư lệnh Quân khu IV;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Trung tâm T.Tin VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Trung tâm Công báo - tin học VP UBND tỉnh;
-
Trang thông tin điện tử tỉnh;
-
Lưu.
|
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn
Thị Nữ Y
|
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|