Nghị quyết 11/2008/NQ-HĐND phê duyệt đề án giảng dạy ngoại ngữ cho học sinh phổ thông, đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2008 - 2015 do tỉnh Ninh Bình ban hành
Số hiệu | 11/2008/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 08/07/2008 |
Ngày có hiệu lực | 18/07/2008 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Bình |
Người ký | Tạ Nhật Thới |
Lĩnh vực | Giáo dục,Văn hóa - Xã hội |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2008/NQ-HĐND |
Ninh Bình, ngày 08 tháng 7 năm 2008 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
NINH BÌNH
KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Chỉ thị số 422/TTg ngày 15/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ quản lý và công chức Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 50/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/10/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Tiếng Anh và tin học ở bậc Tiểu học; Phân phối chương trình môn Tiếng Anh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Xét đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 48/TTr-UBND ngày 04/7/2008 về giảng dạy ngoại ngữ cho học sinh phổ thông; đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008 - 2015; trên cơ sở báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá - Xã hội và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Đề án số 21/ĐA-UBND ngày 08/7/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về giảng dạy ngoại ngữ cho học sinh phổ thông; đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2008 - 2015. (Có đề án kèm theo)
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Điều 3. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
Điều 4. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình khoá XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 08 tháng 7 năm 2008./.
|
CHỦ TỊCH |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/ĐA-UBND |
Ninh Bình, ngày 08 tháng 7 năm 2008 |
1. Cơ sở lý luận
- Ngoại ngữ là công cụ không thể thiếu của con người trong thế kỷ 21 để đáp ứng với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
- Sử dụng thông thạo ngoại ngữ sẽ giúp chúng ta tiếp cận được với nhiều tri thức quý giá của nhân loại, từ đó nâng cao trình độ nhận thức, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn.
- Ninh Bình là một tỉnh có điều kiện tự nhiên ưu đãi để phát triển du lịch, thu hút nhiều du khách tới tham quan. Do vậy cần thiết phải xây dựng một chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh Ninh Bình ngày một lớn mạnh, trong đó phải có chiến lược đào tạo tin học và đào tạo ngoại ngữ.
2. Cơ sở thực tiễn
- Trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay, việc giao lưu văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật ngày càng trở nên rộng rãi. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải học ngoại ngữ để có thể trao đổi và học hỏi được những kinh nghiệm quý báu của nước ngoài. Đồng thời chúng ta phải tạo ra chiếc cầu nối cho người nước ngoài biết đến quê hương và con người Ninh Bình.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2008/NQ-HĐND |
Ninh Bình, ngày 08 tháng 7 năm 2008 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
NINH BÌNH
KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Chỉ thị số 422/TTg ngày 15/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ quản lý và công chức Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 50/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/10/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Tiếng Anh và tin học ở bậc Tiểu học; Phân phối chương trình môn Tiếng Anh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Xét đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 48/TTr-UBND ngày 04/7/2008 về giảng dạy ngoại ngữ cho học sinh phổ thông; đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008 - 2015; trên cơ sở báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá - Xã hội và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Đề án số 21/ĐA-UBND ngày 08/7/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về giảng dạy ngoại ngữ cho học sinh phổ thông; đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2008 - 2015. (Có đề án kèm theo)
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Điều 3. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
Điều 4. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình khoá XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 08 tháng 7 năm 2008./.
|
CHỦ TỊCH |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/ĐA-UBND |
Ninh Bình, ngày 08 tháng 7 năm 2008 |
1. Cơ sở lý luận
- Ngoại ngữ là công cụ không thể thiếu của con người trong thế kỷ 21 để đáp ứng với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
- Sử dụng thông thạo ngoại ngữ sẽ giúp chúng ta tiếp cận được với nhiều tri thức quý giá của nhân loại, từ đó nâng cao trình độ nhận thức, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn.
- Ninh Bình là một tỉnh có điều kiện tự nhiên ưu đãi để phát triển du lịch, thu hút nhiều du khách tới tham quan. Do vậy cần thiết phải xây dựng một chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh Ninh Bình ngày một lớn mạnh, trong đó phải có chiến lược đào tạo tin học và đào tạo ngoại ngữ.
2. Cơ sở thực tiễn
- Trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay, việc giao lưu văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật ngày càng trở nên rộng rãi. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải học ngoại ngữ để có thể trao đổi và học hỏi được những kinh nghiệm quý báu của nước ngoài. Đồng thời chúng ta phải tạo ra chiếc cầu nối cho người nước ngoài biết đến quê hương và con người Ninh Bình.
- Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đặt ra cho mỗi cán bộ, công chức đặc biệt là thế hệ trẻ có nhiều cơ hội được phát triển trong môi trường quốc tế đa văn hoá, đa ngôn ngữ.
- Yêu cầu bắt buộc đối với đào tạo thạc sỹ và tiến sĩ là phải có trình độ ngoại ngữ tối thiểu từ B trở lên. Chính vì vậy, bất kỳ cán bộ công chức, viên chức nào muốn nâng cao trình độ chuyên môn của mình đều phải học ngoại ngữ.
3. Cơ sở pháp lý
a. Đối với học sinh Tiểu học: Căn cứ Quyết định số 50/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/10/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v ban hành chương trình môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học.
b. Đối với học sinh Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT): Căn cứ Công văn số 8227/BGDĐT-GDTrH ngày 06/8/2007 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2007 - 2008 và phân phối chương trình môn Tiếng Anh THCS, THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).
c. Đối với cán bộ công chức:
- Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức;
- Căn cứ Chỉ thị số 422/TTg ngày 15/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ quản lý và công chức Nhà nước;
- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX;
- Thực hiện Quyết định số 101/QĐ-UB ngày 04/02/1998 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
- Căn cứ quyết định số 177/QĐ. TCBT ngày 30/01/1993 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn học thực hành tiếng Anh (Hệ tại chức)
4. Thực trạng việc giảng dạy ngoại ngữ đối với học sinh và việc đào tạo ngoại ngữ đối với cán bộ, công chức
4.1. Việc giảng dạy ngoại ngữ cho học sinh phổ thông
4.1.1. Đối với học sinh Tiểu học
Môn học ngoại ngữ ở bậc Tiểu học chưa bắt buộc mà theo hình thức tự chọn. Vì vậy, việc giảng dạy Ngoại ngữ cho học sinh Tiểu học tuỳ thuộc vào điều kiện của từng trường. Hầu hết các trường Tiểu học chưa có giáo viên ngoại ngữ, mà chủ yếu hợp đồng. Vì vậy, việc quản lý dạy và học ngoại ngữ ở các trường Tiểu học gặp rất nhiều khó khăn, thiếu sự thống nhất và không đồng bộ. Theo số liệu thống kê đến học kỳ I năm học 2007 - 2008, có 14 giáo viên dạy ngoại ngữ tại 38/154 trường tiểu học với tổng số khoảng 10.681/61.896 tổng số học sinh.
4.1.2. Đối với học sinh Trung học cơ sở (THCS)
Học sinh THCS được học ngoại ngữ như môn học chính khoá từ lớp 6. Tuy nhiên, việc giảng dạy ngoại ngữ trên địa bàn toàn tỉnh thiếu đồng bộ: Tính đến học kỳ I năm học 2007 - 2008 trên địa bàn toàn tỉnh có 5/8 đơn vị dạy 1 ngoại ngữ - tiếng Anh, 3 đơn vị dạy 2 - 3 ngoại ngữ. Tình trạng trên đã phần nào gây khó khăn cho học sinh khi chuyển cấp và học sinh không được học liên tiếp môn ngoại ngữ ở lớp dưới mà phải học lại từ đầu. Việc học theo cách này rất lãng phí thời gian, công sức và gây tâm lý lo lắng cho học sinh và phụ huynh.
4.1.3. Đối với học sinh Trung học phổ thông (THPT)
Trong cùng một trường học sinh được bố trí học một trong 2 hoặc 3 ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga). Tính đến năm học 2007 - 2008 toàn tỉnh có 17/27 trường dạy 1 ngoại ngữ tiếng Anh, 9/27 dạy 2 ngoại ngữ, 1/27 trường dạy 3 ngoại ngữ.
Cụ thể:
Trường dạy 1 ngoại ngữ: Tiếng Anh |
Trường dạy 2 ngoại ngữ |
Trường dạy 3 ngoại ngữ |
Nho Quan B; Bán Công Ninh Bình; Nho Quan C; Bán công Yên Khánh; Dân Tộc Nội Trú; Bán công Kim Sơn; Gia Viễn A, Bán công Tạ Uyên; Yên Khánh A; Dân lập Hoa Lư; Kim Sơn A; Dân lập Yên Khánh; Kim Sơn B; Bình Minh; Yên Mô B; Ngô Thì Nhậm; Dân lập Nguyễn Công Trứ. |
Nho Quan A (Anh-Nga); Yên Mô A (Anh-Nga); Yên Khánh B (Anh-Pháp); Gia Viễn B (Anh-Pháp); Gia Viễn C (Anh-Nga); Đinh Tiên Hoàng (Anh-Nga); Trần Hưng Đạo (Anh-Nga); Hoa Lư A (Anh-Nga); Nguyễn Huệ (Anh-Nga). |
Trung học phổ thông chuyên Lương Văn Tuỵ. |
Trên thực tế, do nhiều học sinh muốn học Tiếng Anh nên việc bố trí sắp xếp cho học sinh học ngoại ngữ liên thông từ cấp dưới theo đúng yêu cầu là rất khó khăn, nhiều học sinh không được theo học một ngoại ngữ liên tục đã có tâm lý chán nản, buông xuôi, không chú tâm vào học ngoại ngữ. Chính vì vậy chất lượng học tập của học sinh và chất lượng giáo dục chung của nhà trường bị ảnh hưởng.
4.1.4. Đối với các Trung tâm giáo dục thường xuyên (TT GDTX)
Học sinh chưa được tổ chức học ngoại ngữ, nếu có chỉ là hình thức tự chọn, phải thuê giáo viên từ ngoài nhà trường nên chất lượng giảng dạy thấp.
4.2. Đối với cán bộ, công chức
- Hiện nay, phần lớn cán bộ công chức, viên chức của tỉnh Ninh Bình chưa có trình độ Ngoại ngữ, hoặc kiến thức ngoại ngữ còn sơ sài. Nguyên nhân cơ bản là do việc đào tạo Ngoại ngữ của Việt Nam nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói riêng chưa thành hệ thống, chưa khoa học. Mặt khác việc học ngoại ngữ chưa trở thành nhu cầu và động lực của cán bộ công chức, viên chức.
- Trong thời gian gần đây một số Sở, Ban, Ngành trong tỉnh đã mở lớp cho cán bộ công chức, viên chức học tập, việc làm này phần nào đáp ứng được nhu cầu học ngoại ngữ của cán bộ công chức, viên chức nhưng còn mang tính tự phát, chưa đồng bộ và chất lượng hạn chế.
4.3. Kết luận
Từ thực tế trên đòi hỏi phải có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho học sinh phổ thông và cán, bộ, công chức trong thời gian tới đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đối với các trường phổ thông cần có sự chỉ đạo thống nhất về việc chỉ dạy một ngoại ngữ tiếng Anh trừ trường chuyên).
Đối với các Sở Ban, Ngành, cơ quan, đơn vị cần có sự chỉ đạo thống nhất về việc tổ chức cho các cán bộ, công chức tham gia học ngoại ngữ - tiếng Anh.
I. Giảng dạy ngoại ngữ cho học sinh phổ thông
1. đối tượng
Tất cả học sinh phổ thông trong tỉnh từ lớp 3 đến hết trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông.
2. Mục tiêu
- Nâng cao nhận thức của học sinh phổ thông về vai trò của ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) trong nền giáo dục quốc dân nói riêng và trong thời kỳ giao lưu hội nhập, hợp tác khu vực và quốc tế nói chung.
- Đẩy mạnh việc giáo dục học sinh một cách toàn diện. Học sinh phổ thông ngoài việc được trau dồi những kiến thức khoa học cơ bản còn cần được trang bị những kỹ năng thiết yếu khác chẳng hạn như kỹ năng tự học, kỹ năng giao tiếp trong cộng đồng… mà trong đó ngoại ngữ chính là công cụ hữu hiệu nhất.
- Phấn đấu đến năm học 2011 - 2012 tất cả học sinh phổ thông trong tỉnh từ lớp 3 đến lớp 12 (trừ học sinh một số lớp chuyên) đều học ngoại ngữ là Tiếng Anh - chương trình liên thông 10 năm do bộ GD&ĐT quy định.
3. Giải pháp thực hiện
3.1. Tổ chức giảng dạy tiếng Anh
- Từ năm học 2008 - 2009 các cấp Tiểu học; Trung học cơ sở, Trung học phổ thông tổ chức giảng dạy Tiếng Anh chính khóa cho tất cả học sinh lớp 3; lớp 6 - lớp 7; lớp 10. Đến năm học 2010 - 2011 học sinh phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 toàn tỉnh đều đồng bộ học tiếng Anh là môn ngoại ngữ bắt buộc.
- Học sinh Bổ túc THPT được tổ chức học tiếng Anh theo hình thức tự chọn từ năm học 2008 - 2009.
3.2. Xây dựng đội ngũ giáo viên
Để cân đối và đảm bảo đội ngũ giáo viên giảng dạy ngoại ngữ cho học sinh các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông cần giải quyết theo các phương án sau:
+ Hàng năm chỉ tuyển thêm biên chế giáo viên Ngoại ngữ tốt nghiệp đại học chính quy chuyên ngành Tiếng Anh (tuỳ theo nhu cầu). Trước mắt cần tăng cường biên chế giáo viên Tiếng Anh cho cấp Tiểu học. Dự kiến đến năm học 2010 - 2011 mỗi trường Tiểu học cần có từ 1 đến 2 giáo viên, toàn tỉnh cần khoảng 160 giáo viên/154 trường. Năm học 2008 - 2009 cần khoảng 40 giáo viên/420 lớp 3. Năm học 2009 - 2010 cần khoảng 100 giáo viên/ 930 lớp 3 - lớp 4.
+ Thuyên chuyển số giáo viên dư từ cấp THCS sang cấp Tiểu học.
+ Huy động số giáo viên Tiếng Nga, Tiếng Pháp đang theo học văn bằng 2 tiếng Anh giảng dạy tiếng Anh khi đủ điều kiện theo quy định. Số giáo viên cao tuổi không học văn bằng 2 chuyển sang làm công việc khác.
+ Các Trung tâm giáo dục thường xuyên chủ động hợp đồng giáo viên chính quy tiếng Anh nếu tổ chức giảng dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 10 từ năm học 2008 - 2009.
+ Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường hỗ trợ việc bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh đã qua đào tạo hệ tại chức và qua đào tạo văn bằng 2 bằng cách cử chỉ tiêu đi học hàm thụ và học sau đại học.
+ Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tích cực tổ chức sát hạch, đánh giá trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên ngoại ngữ để đảm bảo chất lượng giảng dạy do đặc thù của môn ngoại ngữ đòi hỏi sự cập nhật và đổi mới thường xuyên.
3.3. Xây dựng cơ sở vật chất
Để đảm bảo, nâng cao chất lượng dạy - học ngoại ngữ cần tăng cường cơ sở vật chất tại các trường:
+ Tất cả các trường phổ thông trong toàn tỉnh đều phải tự trang bị tối thiểu 2 đài cát-sét hoặc 2 đài đĩa cùng với các loại băng, đĩa, tranh ảnh có liên quan đến chương trình học.
+ Các trường Tiểu học, Trung học phổ thông đã đạt chuẩn quốc gia cần được tăng cường trang bị thêm mỗi trường một phòng học nghe-nhìn.
+ Coi trọng tiêu chí về cơ sở vật chất khi xét công nhận trường chuẩn từ năm học 2010 - 2011, đó là: có trang bị phòng nghe - nhìn dành cho dạy - học Ngoại ngữ.
II. Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức
1. Đối tượng
1.1. Đối tượng bắt buộc
Các cán bộ giáo viên trong ngành giáo dục (nam dưới 45 tuổi; nữ dưới 40 tuổi) được lựa chọn theo tỉ lệ: Cơ quan Sở, Phòng giáo dục: 100%, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, Trung tâm Kinh tế kỹ thuật & Tại chức, Trung học phổ thông, Giáo dục thường xuyên: 60%; Trung học cơ sở: 40%; Tiểu học: 20%; Mầm non: 10%.
- Tất cả các cán bộ công chức, viên chức bao gồm: nam dưới 45 tuổi; nữ dưới 40 tuổi (trừ các cán bộ công chức có bằng chuyên ngành ngoại ngữ) thuộc các đơn vị sau: Văn phòng Tỉnh Uỷ, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Văn phòng UBND tỉnh; Sở Tài chính, Sở Kế hoạch & đầu tư, Sở Văn hoá - Thể thao & Du lịch, Sở Khoa học & Công nghệ, Ban quản lý các khu công nghiệp Dự án thí điểm cải cách hành chính; các phòng, ban cấp huyện, thị xã, thành phố (thuộc các lĩnh vực như cấp tỉnh); các xã, phường, thị trấn có các khu, điểm du lịch trong tỉnh.
1.2. Đối tượng tự nguyện:
- Các cán bộ công chức, viên chức không được nhắc ở mục 1.1., đặc biệt là các cán bộ công chức, viên chức có nguyện vọng đi học sau đại học.
- Nhân dân địa phương thuộc địa bàn các khu du lịch trong tỉnh. (Danh sách cụ thể được trình bày trong phụ lục số 4).
2. Mục tiêu
- Nâng cao nhận thức của cán bộ công chức trong tỉnh về vai trò của ngoại ngữ đồng thời đẩy mạnh việc đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập, giao lưu, hợp tác khu vực và quốc tế.
- Cán bộ, công chức trong tỉnh có thể sử dụng ngoại ngữ tiếng Anh như một công cụ hữu hiệu phục vụ cho công việc của mình như: tra cứu, cập nhật thông tin; giao lưu với khách du lịch quốc tế và các đối tác nước ngoài…
- Mục tiêu đào tạo ngoại ngữ giai đoạn này là giúp người học nắm được những kiến thức ngữ pháp và từ vựng cơ bản của tiếng Anh giúp cho việc đọc hiểu các bài viết, các hướng dẫn bằng tiếng Anh cũng như các kỹ năng giao tiếp: nghe - nói - đọc - viết thông dụng hàng ngày giúp cho việc nghe đài, xem vô tuyến, tra cứu thông tin bằng tiếng Anh.
Chỉ tiêu phấn đấu đạt trình độ Ngoại ngữ cho đối tượng được cử đi học:
- Đến năm 2010: có 60% đạt trình độ A; 30% đạt trình độ B
- Đến năm 2015: có 100% đạt trình độ A; 70% đạt trình độ B; 30% đạt trình độ C
3. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
3.1. Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng Ngoại ngữ tiếng Anh. Tuỳ vào số lượng và điều kiện Trung tâm Tin học & Ngoại ngữ, Sở GD&ĐT, trường Đại học Hoa Lư sẽ bố trí tổ chức học tập và thi cấp chứng chỉ theo đúng quy định của Nhà nước.
3.1.1. Các giai đoạn
Giai đoạn 1: Tiếng Anh giao tiếp trình độ A
* Mục đích
- Trình độ A là trình độ cơ bản nhất, được thiết kế để mọi người đều có thể học được những từ, những câu có cấu trúc đơn giản nhất của môn Ngoại ngữ.
- Trình độ A bước đầu giúp người học làm quen dần với một tiếng nói khác, một nền văn hoá khác.
- Lượng kiến thức phù hợp với từng đối tượng học nhằm tạo cảm hứng cho người học ngay từ bước đầu.
- Học xong chương trình A người học có thể nghe, nói, đọc, viết những câu đơn giản bằng tiếng nước ngoài.
* Nội dung
- Học viên bước đầu làm quen với bảng chữ cái, các ký hiệu và các yếu tố liên quan đến việc phát âm như: âm, trọng âm của từ, câu, và ngữ điệu của các loại câu.
- Làm quen với 4 kỹ năng của môn học: Nghe, Nói, Đọc, Viết.
- Làm quen với các hiện tượng ngữ pháp cơ bản, cốt lõi như: Thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, thì tương lai và các thể khác như: thể bị động; lời nói trực tiếp, gián tiếp…
- Một số kiến thức cơ bản về Ngoại ngữ sử dụng trong giao tiếp đời thường ví dụ như: cách chào hỏi, tạm biệt nhau khi gặp nhau lần đầu; những câu hỏi thăm xã giao trong cuộc sống.
* Thời gian đào tạo: 400 tiết
Giai đoạn 2: Tiếng Anh giao tiếp trình độ B
* Mục đích:
- Trình độ B nối tiếp trình độ A để học viên có thể nâng cao kiến thức về Ngoại ngữ của mình, Tuy nhiên, ở trình độ này đòi hỏi người học phải nắm vững kiến thức ở trình độ A mới có đầy đủ điều kiện để theo học lớp trình độ B.
- Người học sẽ được làm quen với các hiện tượng ngữ pháp khác, thời thể khác và đặc biệt là học cách sử dụng chúng trong từng ngữ cảnh khác nhau.
- 4 Kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết cũng được yêu cầu ở mức cao hơn, đòi hỏi học viên phải có sự đầu tư thời gian nhiều hơn.
* Nội dung.
- Các loại mệnh đề trong Ngoại ngữ.
- Câu trực tiếp, gián tiếp trong Ngoại ngữ.
- Cụm từ, động từ trong Ngoại ngữ.
- Cách viết thư trong Ngoại ngữ.
* Đối tượng:
Những người đã có chứng chỉ hoặc đã học xong Ngoại ngữ trình độ A.
* Thời gian đào tạo: 400 tiết
Giai đoạn 3: Tiếng Anh giao tiếp trình độ C
* Mục đích:
- Trình độ C nối tiếp trình độ A và B để học viên có thể nâng cao kiến thức về Ngoại ngữ của mình. Tuy nhiên, ở trình độ này đòi hỏi người học phải nắm vững kiến thức ở trình độ A và B mới có đầy đủ điều kiện để theo học lớp trình độ C.
- 4 Kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết cũng được yêu cầu ở mức cao hơn, đòi hỏi học viên phải có sự đầu tư thời gian nhiều hơn.
* Nội dung: Được nâng cao và mở rộng hơn so với trình độ B về chức năng ngôn ngữ, chủ đề giao tiếp, nội dung ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng.
* Đối tượng:
Những người đã có chứng chỉ hoặc đã học xong chương trình Ngoại ngữ trình độ A và B.
* Thời gian đào tạo: 450 tiết
3.1.2. Giáo trình:
- Giảng dạy theo bộ giáo trình “New Headway”. Hiện nay bộ giáo trình này đang được sử dụng phổ biến và nó có những ưu điểm nổi bật sau:
+ Có tính cập nhật, tính ứng dụng cao;
+ Các thông tin và thông số đưa ra có tính khoa học, độ tin cậy cao,
+ Bố cục nội dung hợp lý, logic, khoa học;
+ Có nhiều hoạt động cặp và nhóm; hướng vào phương pháp giao tiếp;
+ Các chủ đề và tình huống được thiết kế một cách cụ thể, thiết thực, lý thú và gắn liền với thực tế;
+ Vốn từ vựng phong phú;
+ Vốn kiến thức xã hội phù hợp với trình độ chung;
- Ngoài giáo trình trên còn kết hợp với một số giáo trình khác có chỉnh sửa để phù hợp với người học.
3.2. Địa điểm đào tạo
3.2.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức trong ngành GD&ĐT
+ Cán bộ, giáo viên thuộc cơ quan Sở, TT kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, Trường trung học kinh tế kỹ thuật & Tại chức học tại TT Tin học & ngoại ngữ - Sở GD&ĐT, do giáo viên của TT đảm nhận.
+ Cán bộ, giáo viên THPT, BT THPT học tại trường THPT do giáo viên ngoại ngữ của trường THPT đảm nhận.
+ Cán bộ, giáo viên phòng GD&ĐT của các huyện, thành, thị xã học tại phòng GD&ĐT do giáo viên ngoại ngữ của phòng kết hợp với giáo viên ngoại ngữ của THPT trên địa bàn đảm nhận.
3.2.2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức ngoài ngành GD&ĐT
+ Cán bộ công chức, viên chức cấp tỉnh học tại Trường Đại học Hoa Lư, do giáo viên của Trường Đại học Hoa Lư đảm nhận.
+ Cán bộ công chức, viên chức cấp huyện, thị xã, thành phố, cấp xã, phường còn lại và các đối tượng đăng ký học tự nguyện (tuỳ theo địa bàn) được bố trí học tập như sau:
STT |
Đơn vị |
Địa điểm |
1 |
Thành phố Ninh Bình |
TT Tin học & Ngoại ngữ - Sở GD&ĐT |
2 |
Thị xã Tam Điệp |
Trường THPT Nguyễn Huệ |
3 |
Huyện Nho Quan |
Trường THPT Nho Quan B |
4 |
Huyện Gia Viễn |
Trường THPT Gia Viễn A |
5 |
Huyện Hoa Lư |
Trường THPT Hoa Lư A |
6 |
Huyện Yên Khánh |
Trường THPT Yên Khánh A |
7 |
Huyện Kim Sơn |
Trường THPT Kim Sơn A |
8 |
Huyện Yên Mô |
Trường THPT Yên Mô A |
3.3. Dự kiến lịch học
Chương trình học |
Ca học (3 tiết/ca) |
Số tiết (45 phút/1 tiết) |
Thời gian |
Tiếng Anh giao tiếp |
Tối 2,4,6; Tối 3,5,7 và Chiều 2,4,6 |
400 tiết |
12 tháng |
Tiếng Anh giao tiếp trình độ B |
Tối 2,4,6; Tối 3,5,7 và Chiều 2,4,6 |
400 tiết |
12 tháng |
Tiếng Anh giao tiếp trình độ C |
Tối 2,4,6; Tối 3,5,7 và Chiều 2,4,6 |
450 tiết |
13 - 14 tháng |
Tuỳ theo tình hình cụ thể có thể bố trí thời gian học phù hợp: học ngoài giờ như trên, buổi chiều, thứ 7 - Chủ nhật hoặc học tập trung.
4. Dự trù kinh phí:
(Được tính tại thời điểm hệ số lương là 540.000đ. Khi hệ số lương tăng thì số tiền chi trả được tính tăng lên tương ứng).
a. Tiền cần chi trả cho 1 lớp học
- 1 buổi học: 3 tiết x 30.000 đồng/tiết = 90.000 đồng/buổi
- Điện, nước vệ sinh: 30.000 đồng/1 buổi
- Bảo vệ: 20.000 đồng/1buổi
- Nước uống cho giảng viên: 5.000 đồng/buổi
- Nước uống cho học viên: 30 học viên x 500 đồng = 15.000 đồng/buổi
Tổng cộng. 160.000 đồng/buổi
b. Số tiết học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Trình độ A: 400 tiết; Trình độ B: 400 tiết; Trình độ C: 450 tiết
- Số buổi học cần thiết cho trình độ A và B: 800 tiết/3 tiết = 270 buổi
- Số buổi học cần thiết cho trình độ C: 450 tiết/3 tiết = 150 buổi
c. Số lớp học dự kiến:
STT |
Đối tượng |
Số lượng |
Số lớp |
1. |
CB, CC, VC trong ngành GD |
1892 |
65 |
2. |
CB, CC, VC cấp tỉnh |
346 |
12 |
3. |
CB, CC, VC cấp huyện, thị, thành phố |
405 |
14 |
4. |
CB, CC, VC cấp xã, phường |
537 |
18 |
Cộng |
3180 |
110 |
(Số liệu chi tiết được trình bày trong bảng phụ lục số 1, 2, 3)
d. Chỉ tiêu đào tạo cụ thể theo giai đoạn
Giai đoạn |
Đạt trình độ A |
Đạt trình độ B |
Đạt trình độ C |
|||
Tỉ lệ % |
Số lớp |
Tỉ lệ % |
Số lớp |
Tỉ lệ % |
Số lớp |
|
2008-2010 |
60% |
66 |
30% |
33 |
0% |
0 |
2011-2015 |
40% (còn lại) |
44 |
40% (còn lại) |
44 |
30% |
33 |
e. Kinh phí dự trù:
* Giai đoạn 2008 - 2010:
- Số tiền chi trả cho các lớp học trình độ A và B là:
270 buổi/lớp x (66+33) lớp x 160.000 đ/buổi = 4.276.800.000đ
- Số tiền chi cho kiểm tra, thi: (66+33) lớp x 400.000 = 39.600.000đ
- Số tiền cấp chứng chỉ: (66+33) lớp x 30 người x 2.500đ = 7.425.000đ
Tổng cộng: 4.323.825.000
(Bốn tỷ ba trăm hai mươi ba triệu tám trăm hai mươi lăm ngàn đồng)
- Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2008 - 2010 cần khoảng 1,5 tỷ
* Giai đoạn 2011 - 2015.
- Số tiền chi trả cho các lớp học trình độ A, B và C là:
[270 buổi/lớp x (44+44) lớp + 150 buổi/lớp x 33 lớp] x 160.000 đ/buổi = 4.593.600.000đ (Bốn tỷ năm trăm chín mươi ba triệu sáu trăm ngàn đồng chẵn)
- Số tiền chi cho kiểm tra, thi: (44+44+33) lớp x 400.000 = 48.400.000đ
- Số tiền cấp chứng chỉ: (44+44+33) lớp x 30 người x 2.500đ = 9.075.000đ
Tổng cộng: 4.651.075.000
(Bốn tỷ sáu trăm năm mươi mốt triệu không trăm bảy mươi lăm ngàn đồng)
- Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2011 - 2015 cần khoảng 1,2 tỷ
* Tổng cộng số tiền cần chi cho đề án: 8.974.900.000đ
(Tám tỷ chín trăm bảy mươi tư triệu chín trăm ngàn đồng)
Kinh phí trên thực hiện theo phương án: Cá nhân đi học nộp kinh phí 30%, số còn lại trích từ kinh phí Đào tạo và sự nghiệp giáo dục (70%).
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tham mưu giúp UBND tỉnh
+ Xây dựng cơ chế, chính sách để các huyện tuyển dụng giáo viên Tiếng Anh cho cấp Tiểu học.
+ Chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành và các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức đồng thời xây dựng chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức đi học.
+ Quyết định cử cán bộ công chức đi học theo hình thức tập trung (nếu có).
+ Đầu tư cơ sở vật chất cho Trung tâm TH&NN của Sở GD&ĐT đủ điều kiện tổ chức dạy học và thi cấp chứng chỉ.
+ Chỉ đạo các đơn vị có đối tượng bắt buộc tham gia đào tạo, bồi dưỡng Ngoại ngữ đưa tiêu chí học ngoại ngữ vào tiêu chuẩn đánh giá thi đua đối với cá nhân và đơn vị hàng năm.
- Chỉ đạo các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông tổ chức triển khai giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh theo đúng đề án.
- Tổ chức triển khai việc đào tạo, bồi dưỡng Ngoại ngữ cho 65 lớp của cán bộ, giáo viên. Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức 45 lớp học Ngoại ngữ cho cán bộ, công chức cấp Tỉnh/Huyện/Xã.
- Phối hợp với Sở Nội Vụ tổng hợp danh sách học viên đăng ký học Ngoại ngữ.
- Bố trí giáo viên và địa điểm hợp lý để giảng dạy ngoại ngữ cho cán bộ, công chức và cho các đối tượng tự nguyện đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
- Phối hợp với Trường Đại học Hoa Lư tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức ngoài ngành giáo dục học tập và thi lấy chứng chỉ theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Chủ trì tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ thống nhất trong toàn tỉnh tại Trung tâm Tin học và Ngoại ngữ - Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Chỉ đạo các phòng Giáo dục:
+ Triển khai thực hiện việc dạy tiếng Anh cho học sinh Tiểu học (từ lớp 3), THCS từ năm học 2008 - 2009. Cân đối số giáo viên hợp lý để đảm bảo không trường nào thiếu giáo viên tiếng Anh. Nơi nào có đủ điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên có thể dạy cả học sinh lớp 4, lớp 5 từ năm học 2008 - 2009.
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý, hoàn thành trong tháng 9/2008.
+ Tổ chức triển khai đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ, giáo viên đảm bảo chất lượng và hiệu quả bắt đầu từ năm 2008.
+ Tổ chức mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo Ngoại ngữ cho nhân dân địa phương thuộc địa bàn các khu du lịch.
- Tổ chức giám sát thanh tra, kiểm tra việc tổ chức giảng dạy ngoại ngữ tại các trường phổ thông.
2. Sở Nội Vụ
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp sổ lượng công chức, viên chức toàn tỉnh đăng ký tham gia học tiếng Anh trình độ A, B và C.
- Phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức mở các lớp học, kiểm tra việc thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh trình độ A, B và C.
- Hàng quý, hàng tháng cập nhật số liệu báo cáo với Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh.
3. Đối với các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện/thị xã/thành phố, UBND các xã/phường
- Tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho cán bộ công chức tham gia học ngoại ngữ.
- Tuyên truyền vận động nhân dân thuộc địa bàn các khu du lịch tham gia đăng ký học Ngoại ngữ tự nguyện.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý (hoàn thành trong tháng 9/2008), tạo điều kiện cho cán bộ công chức đi học.
- Hàng năm lập danh danh sách cán bộ, công chức đi học gửi Sở Nội Vụ, và Sở Giáo dục và Đào tạo.
4. Đối với cán bộ công chức, viên chức
- Có tinh thần trách nhiệm, tự giác, tích cực tham gia học ngoại ngữ.
- Thực hiện tốt các quy định trong quá trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.
- Bố trí thời gian công tác và học tập đảm bảo hợp lý, hiệu quả.
(Đề án này thay thế Đề án Số 20/ĐA-UBND ngày 04/7/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Đề án số: 21/ĐA-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2008 của UBND tỉnh)
STT |
Đơn vị |
Số lượng |
Số CB, GV |
Số CB, GV cần ĐT, BD |
|
Tỉ lệ % (theo độ tuổi) |
Số lượng |
||||
1 |
Cơ quan Sở |
11 phòng |
64 |
100% |
30 |
2 |
Phòng giáo dục |
08 phòng |
96 |
100% |
40 |
3 |
Trung học phổ thông |
27 trường |
1.555 |
60% |
420 |
4 |
Trung học cơ sở |
143 trường |
4.203 |
40% |
750 |
5 |
Tiểu học |
154 trường |
3.836 |
20% |
350 |
6 |
Mầm non |
151 trường |
3.977 |
10% |
250 |
7 |
Giáo dục thường xuyên |
08 Trung tâm |
107 |
60% |
30 |
8 |
Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp |
01 Trung tâm |
35 |
60% |
10 |
9 |
Trung học Kinh tế kỹ thuật & Tại chức |
01 trường |
46 |
60% |
12 |
Cộng |
|
13.892 |
|
1892 |
Bảng 2: Số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp Tỉnh:
STT |
Đơn vị |
Số lượng CB, CC, VC |
Số lượng CB, CC, VC cần ĐT, BD |
1 |
Văn phòng Tỉnh uỷ |
54 |
35 |
2 |
Văn phòng UBND tỉnh |
66 |
40 |
3 |
Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh |
29 |
16 |
4 |
Sở Tài chính |
58 |
40 |
5 |
Sở Kế hoạch& Đầu tư |
44 |
25 |
6 |
Sở Khoa học công nghệ |
42 |
25 |
7 |
Sở Văn hoá, Thể thao, Du lịch |
277 |
140 |
8 |
Ban quản lý các khu công nghiệp |
43 |
25 |
Cộng |
613 |
346 |
Bảng 3: Số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp Huyện/Thị xã/ Thành phố:
STT |
Đơn vị |
Số lượng cán bộ, công chức, viên chức |
Số lượng cán bộ, công chức, viên chức cần ĐT, BD |
1 |
Thành phố Ninh Bình |
125 |
50 |
2 |
Thị xã Tam Điệp |
123 |
50 |
3 |
Huyện Nho Quan |
134 |
55 |
4 |
Huyện Gia Viễn |
119 |
45 |
5 |
Huyện Hoa Lư |
122 |
50 |
6 |
Huyện Yên Khánh |
121 |
50 |
7 |
Huyện Kim Sơn |
134 |
55 |
8 |
Huyện Yên Mô |
121 |
50 |
Cộng |
2302 |
405 |
Bảng 4: Số lượng cán bộ, công chức cấp xã/ phường thuộc địa bàn các khu du lịch:
STT |
Đơn vị |
Số lượng CB, CC, VC |
Số lượng CB, CC, VC cần ĐT, BD |
1 |
Thành phố Ninh Bình (Tất cả 14 phường/xã) |
266 |
120 |
2 |
Thị xã Tam Điệp (Xã Đông Sơn, P. Nam Sơn) |
38 |
20 |
3 |
Huyện Nho Quan (Xã: Cúc Phương, Quỳnh Lưu, Kỳ Phú) |
59 |
35 |
4 |
Huyện Gia Viễn (Xã: Gia Hoà, Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Thanh, Gia Vân, Gia Lập, Gia Thịnh, Gia Sinh) |
154 |
90 |
5 |
Huyện Hoa Lư (Xã: Ninh Xuân, Ninh Hải, Ninh Thắng, Ninh Vân, Trường Yên) |
305 |
170 |
6 |
Huyện Kim Sơn (TT Phát Diệm; Xã: Quang Thiện, Ân Hoà, Cồn Thoi, Lai Thành, Kim Hải, Kim Chung, Kim Đông) |
152 |
90 |
7 |
Huyện Yên Mô (Xã Yên Đồng) |
21 |
12 |
Cộng |
995 |
537 |