Kế hoạch 90/KH-UBND năm 2012 về nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ cho giáo viên, học sinh phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên theo Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020 do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 90/KH-UBND
Ngày ban hành 21/06/2012
Ngày có hiệu lực 21/06/2012
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Thị Bích Ngọc
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 90/KH-UBND

Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO NĂNG LỰC SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ CHO GIÁO VIÊN, HỌC SINH PHỔ THÔNG, GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP, GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN THEO ĐỀ ÁN “DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN GIAI ĐOẠN 2008 - 2020”

Thực hiện Quyết định số 1400/2008/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020 (gọi tắt là Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020), y ban nhân dân Thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngừ cho giáo viên, học sinh phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên theo Đ án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020, nội dung cụ th như sau:

I. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG GIÁO DỤC PHỐ THÔNG, GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP VÀ GIAO DỤC THƯỜNG XUYÊN

1. Công tác chỉ đạo, điều hành:

y ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo triển khai thực hiện cụ thể trong toàn Thành ph; đã ban hành Quyết định số 3886/QĐ-UBND ngày 24/8/2011 thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống các trường học của Hà Nội, giai đoạn 2011 - 2020, Kế hoạch s 111/KH-UBND ngay 19/9/2011 về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô giai đoạn 2011 - 2016

Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã tạo điều kiện thuận lợi cho khối giáo viên ngoại ngữ đặc biệt là giáo viên tiếng Anh tham gia các hoạt động giao lưu, tổ chức nhiều chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy do chuyên gia người Việt Nam cũng như chuyên gia nước ngoài giảng dạy.

Do vậy, trình độ đội ngũ và chất lượng dạy - học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trong các nhà trường đã được cải thiện, số lượng học sinh tự tin, năng động sử dụng tiếng Anh thành thạo ngày càng phát triển, số lượng giáo viên tiêng Anh mong muốn được nâng cao trình độ và tự tham gia vào các chương trình đào tạo trong và ngoài nước ngày càng nhiều.

2. Đội ngũ giáo viên ngoại ngữ:

2.1. Số lượng:

Hà Nội hiện có 1.656 trường (trong đó có 121 cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài và 529 giáo viên nước ngoài), 30.801 lớp, 1.094 243 học sinh, 110.441 cán bộ, giáo viên, nhân viên (trong đó có 82.855 giáo viên các cấp học, 6.325 giáo viên tiếng Anh và 63 giáo viên các thứ tiếng khác).

- Giáo dục tiểu học có 687 trường với 14.491 lớp, 496.807 học sinh, 25.255 cán bộ, giáo viên, nhân viên, có 1.520 giáo viên tiếng Anh. 21 giáo viên tiếng Pháp.

- Giáo dục THCS có 695 trường với 9.008 lớp, 321.695 học sinh, 26.214 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có 2.399 giáo viên ngoại ngữ trong đó: giáo viên tiếng Anh có 2.372 người; ngoại ngữ khác có 27 người.

- Giáo dục THPT có 199 trường với 4.973 lớp, 212.961 học sinh, 14.970 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.458 giáo viên ngoại ngữ trong đó: giáo viên tiếng Anh có 1.433 người; ngoại ngữ khác có 15 người.

- Giáo dục chuyên nghiệp có 44 trường với 1.192 lớp, 45.109 học sinh, trong đó có 7 trường công lập và 37 trường ngoài công lập. Số giáo viên dạy ngoại ngữ có 170 người, trong đó giáo viên cơ hữu 110 người đều đạt chuẩn, còn lại 60 người dạy hợp đồng và thỉnh giảng.

- Giáo dục thường xuyên có 31 trung tâm trực thuộc, 6 trường BTVH hiệp quản và 577 Trung tâm học tập cộng đồng với 1.137 lớp, 17.716 học viên các hệ. Số giáo viên dạy ngoại ngữ có 120 giáo viên, trong đó 36 giáo viên biên chế, 84 giáo viên hợp đồng và thỉnh giảng. Hiện tại việc dạy và học ngoại ngữ của các Trung tâm GDTX chủ yếu là dạy hệ THPT thí điểm, còn đối với hệ Bổ túc văn hóa dạy và cấp chứng chỉ ngoại ngữ cho học sinh học nghề.

2.2. Trình độ và năng lực:

- Trong những năm 1985-1990 các nhà trường chuyển hướng, chủ yếu dạy tiếng Anh nên thiếu nhiều giáo viên tiếng Anh, một bộ phận giáo viên tiếng Anh vào nghề nhưng chưa được đào tạo chính quy; giáo viên tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung được đào tạo lại và chuyển sang dạy tiếng Anh nên còn bộc lộ một số hạn chế về kỹ năng nghe, nói và phát âm. Kết qua khảo sát tháng 12/2011, có khoảng 40 % giáo viên ngoại ngữ nghe và hiểu bài do chuyên gia giảng dạy, 30 % giáo viên hiểu được 50% bài giảng bằng tiếng nước ngoài, 30 % gần như không hiểu bài phải phiên dịch sang tiếng Việt.

- Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên ngoại ngữ cuối năm chưa cao cụ thể:

Tiểu học 55% đạt loại tốt + khá; 37% loại trung bình; 8% loại yếu.

THCS 65% đạt loại tốt + khá; 32% loại trung bình; 3% loại yếu.

THPT 60% đạt loại tốt + khá; 35% loại trung bình; 5% loại yếu.

GDTX 50% đạt loại tốt + khá; 41% loại trung bình; 9% loại yếu. GDCN 48% đạt loại tốt + khá; 45% loại trung bình; 7% loại yếu.

3. Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ngoại ngữ:

- Giáo dục Tiểu học: Tính đến năm 2011 mới đầu tư 10/687 trường có phòng học ngoại ngữ. Như vậy, số phòng học ngoại ngữ của cấp tiểu học còn thiếu rất nhiều.

- Giáo dục THCS: hiện có 144/595 trường có phòng học ngoại ngữ với 150 phòng học ngoại ngữ. Như vậy, số phòng học ngoại ngữ của cấp THCS con thiếu rất nhiều. Trang thiết bị phòng học ngoại ngữ của cấp THCS chưa đồng bộ, trừ một số trường đạt chuẩn quốc gia..

- Giáo dục THPT: hiện có 78/199 trường có phòng học ngoại ngữ với 90 phòng học ngoại ngữ, trong đó công lập có 50/107 trường có phòng học ngoại ngữ; ngoài công lập có 28/92 trường có phòng học ngoại ngữ. Trang thiết bị phục vụ dạy học ngoại ngữ của các trường THPT mới được trang bị theo danh mục tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Giáo dục chuyên nghiệp: Chưa có phòng học ngoại ngữ và trang thiết dạy học ngoại ngữ đúng quy chuẩn.

[...]