Nghị quyết 100/NQ-CP năm 2016 Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021

Số hiệu 100/NQ-CP
Ngày ban hành 18/11/2016
Ngày có hiệu lực 18/11/2016
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

CHÍNH PHỦ
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 100/NQ-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ NHIỆM KỲ 2016 - 2021

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa XIV;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Các Thành viên Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn th
;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, TH (3).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ NHIỆM KỲ 2016 - 2021

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ)

Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 được xây dựng nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, các nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; với mục tiêu “Phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực, vì lợi ích quốc gia dân tộc, đphát triển nền kinh tế nhanh và bền vững, rút ngắn khoảng cách với thế giới, xây dựng đất nước giàu mạnh, có vị trí ngày càng cao trên trường quốc tế. Không ngừng chăm lo đời sống vật chất tinh thần, đem li cuc sống ấm no, hạnh phúc, an ninh, an toàn cho người dân. Nâng cao hiu qu công tác phòng chng tham nhũng, lãng phí; kiên quyết, kiên trì đu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thquốc gia. Gi gìn hòa bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế đphát triển đt nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực trên thế gii. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội, sự phối hợp ca Mt trận Tquốc các tổ chức chính trị - xã hội Nhân dân, nlực y dựng Chính phủ kiến tạo hành động quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả; hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân; hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật”.

Phần thứ nhất

NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CẦN TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

1. Tổ chức bộ máy Chính phủ tinh gọn, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Xây dựng tổ chức bộ máy của Chính phủ tinh gọn với nguyên tắc Chính phủ kiến tạo phát triển, trong sạch, vững mạnh, liêm chính, quyết liệt hành động, lấy Nhân dân và doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh; phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chcủa Nhân dân gắn liền với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chp hành pháp luật...; tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động; đy mạnh đu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

- Từng thành viên Chính phủ chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân về các nhiệm vụ được giao; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Hiến pháp và pháp luật; tích cực tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ theo Quy chế làm việc của Chính phủ; đề cao trách nhiệm cá nhân trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách; tăng cường trách nhiệm trong phối hợp công tác; thường xuyên nm bt thông tin, chủ động, kịp thời đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách, phối hợp xử lý những vn đề đột xuất, phát sinh và những vấn đề bức xúc mà dư luận xã hội quan tâm.

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020. Tăng cường trách nhiệm người đứng đu trong công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra cải cách hành chính.

- Tập trung xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, lấy lợi ích quốc gia và phục vụ Nhân dân làm mục tiêu cao nhất. Đy mạnh cải cách thủ tục hành chính; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp. Bãi bỏ các thủ tục hành chính gây trở ngại cho phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi nhất cho đu tư kinh doanh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

- Xây dựng bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tập trung rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế gn với cải cách công vụ, công chức.

- Tăng cường công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao. Đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ, công chức.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước theo các Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử. Theo đó, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý và giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp; đy mạnh phát triển dịch vụ công trực tuyến và có giải pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng; bảo đảm hiệu quả, kịp thời, công khai, minh bạch trong thực thi công vụ, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công.

- Tiếp tục thực hiện toàn diện, có hiệu quả Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó tập trung hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp; đẩy mạnh công tác thi hành án, công tác bổ trợ tư pháp.

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch; gắn kết giữa công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, phát huy mạnh mẽ dân chủ gắn với thượng tôn pháp luật. Hình thành và thực hiện nghiêm cơ chế trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước. Hoàn thiện cơ chế phân cấp. Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ. Xây dựng và ban hành cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật.

[...]