Nghị quyết 100/2019/QH14 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV

Số hiệu 100/2019/QH14
Ngày ban hành 27/11/2019
Ngày có hiệu lực 11/01/2020
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Quốc hội
Người ký Nguyễn Thị Kim Ngân
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Nghị quyết số: 100/2019/QH14

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2019

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN TẠI KỲ HỌP THỨ 8, QUỐC HỘI KHÓA XIV

QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân s87/2015/QH13;

Trên cơ sở kết quả chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quc hội khóa XIV;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1

Quốc hội ghi nhận các kết quả đạt được và giải pháp, cam kết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành tập trung thực hiện các giải pháp, khắc phục những hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được chất vấn, cụ thể như sau:

1. Đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23/11/2016 về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Xây dựng và trin khai Chương trình mục tiêu quc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 gắn với phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân khu vực nông thôn. Nghiên cu rà soát, sửa đổi, bổ sung Bộ tiêu chí quốc gia về xã, huyện nông thôn mới và Tiêu chí xã, huyện nông thôn mới kiểu mẫu phù hợp với điều kiện thực tế từng vùng, miền. Có giải pháp hiệu quả thu hẹp khoảng cách về kinh tế - xã hội giữa các vùng, miền trong xây dựng nông thôn mới; có chính sách phù hợp hỗ trợ cho các xã, thôn, bản thuộc vùng căn cứ kháng chiến, an toàn khu, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

- Đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị; rà soát quy mô, cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, gắn với nhu cầu thị trường; phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ, thân thiện môi trường; tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, đầu tư vào khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa; thúc đẩy thành lập và nhân rộng các mô hình hp tác xã nông nghiệp, mô hình mỗi địa phương một sản phẩm hoạt động hiệu quả; đẩy mạnh thực hiện bảo hiểm nông nghiệp và khuyến khích phát triển các sản phẩm bảo hiểm mới phù hợp với các loại hình sản xuất và sản phẩm nông nghiệp.

- Chú trọng phát triển thị trường trong nước, duy trì và phát triển thị trường truyền thống, chủ động tìm kiếm thị trường mới, tiềm năng; tích cực triển khai thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên; tiếp tục đàm phán, tháo gỡ rào cản kỹ thuật, thương mại trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản; xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, nhất là gạo, trái cây và một số nông sản chủ lực khác; chuyển mạnh từ xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch.

- Kịp thời ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Chăn nuôi; tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 (giai đoạn 2008-2018) và định hướng phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020- 2030, tầm nhìn 2040; rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bền vững; kiện toàn, củng cố hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp theo quy định của Luật Thú y, nhất là tại cơ sở; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi; đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ chống dịch bệnh, xử lý nghiêm các hành vi trục lợi từ chính sách; làm tốt công tác tái đàn sau dịch bệnh; đẩy mạnh việc xây dựng, hình thành các vùng, cơ sở, chuỗi sản xuất, chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo đảm nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành thủy sản bền vững; ban hành Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tm nhìn đến năm 2045; đy mạnh khai thác xa bờ, cơ cấu li hoạt động khai thác, phương tiện đánh bắt phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản; hiện đại hóa đội tàu cá, tàu hậu cần nghề cá xa bờ và công nghệ khai thác, bảo quản, chế biến sản phẩm; tập trung quy hoạch vùng nuôi, trồng thủy sản, chú trọng phát triển nghề nuôi biển; tiếp tục ưu tiên nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng ngành thủy sản, đặc biệt là cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và hạ tầng phục vụ nuôi biển. Sm tháo gỡ khó khăn cho ngư dân trong hỗ trợ đóng tàu; xử lý nghiêm các hành vi trục lợi từ chính sách. Tăng cường ngăn chặn việc khai thác hải sản bất hợp pháp.

2. Đối với lĩnh vực công thương

- Triển khai hiệu quả Chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011- 2020, định hướng đến năm 2030; xây dựng, ban hành Chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2020-2030; tiếp tục đơn giản hóa, công khai, minh bạch thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu; đẩy nhanh việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực; đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, hạn chế tình trạng phụ thuộc vào một số thị trường nhất định; đẩy mạnh xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam và hỗ trợ các doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu trên thị trường quốc tế; thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại, hỗ trợ xử lý kịp thời các tranh chấp thương mại, cảnh báo, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu, bảo vệ các ngành sản xuất trong nước phù hợp với các quy định và thông lệ quốc tế; tiếp tục đàm phán, ký kết và tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

- Khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Cạnh tranh; rà soát, tổng kết, đánh giá, hoàn thiện pháp luật về quản lý thị trường, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; sớm ban hành quy định về cách xác định hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam; giám sát chặt chẽ việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, xử lý nghiêm việc lợi dụng, giả mạo xuất xứ Việt Nam; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng quản lý thị trường; tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ, phòng, chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, tiếp tay cho gian lận thương mại; phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý thị trường và cơ quan chức năng ở địa phương trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa có nội dung vi phạm chủ quyền quốc gia; quản lý, giám sát chặt chẽ chất lượng hàng hóa kinh doanh trên mạng, hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về thương mại điện tử; xây dựng hệ sinh thái cho thương mại điện tử và kinh tế số; nâng cao chất lượng, khả năng cnh tranh của thị trường thương mại điện tử Việt Nam; năm 2020, ban hành Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025.

- Năm 2020, hoàn thành Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; năm 2021, hoàn thành Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch và Luật Điện lực, bảo đảm phát triển cân đối nguồn điện giữa các vùng, miền, giữa nguồn và lưới điện; khẩn trương rà soát, xử lý những bất cập trong quy hoạch, đầu tư và vận hành các dự án điện, đặc biệt là các dự án điện mặt trời; đề xuất cơ chế, giải pháp để sớm đưa vào vận hành các dự án điện trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 bị chậm tiến độ, bảo đảm an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong năm 2020 và các năm tiếp theo, không để xảy ra thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt; tập trung các nguồn lực, giải pháp về công nghệ để xây dựng, nâng cấp lưới điện truyền tải, trạm biến áp; khẩn trương hoàn thiện các quy định để huy động nguồn lực xã hội tham gia xây dựng hệ thống truyền tải điện đồng bộ với phát triển nguồn điện; năm 2020, mở rộng thị trường bán buôn điện cạnh tranh, thí điểm để chủ đầu tư các nhà máy điện gió và điện mặt trời bán điện trực tiếp cho khách hàng, tiến tới hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vào năm 2023; khẩn trương kiểm tra, đánh giá để có cơ sở nghiên cứu sửa đổi quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý; nghiên cứu, sửa đổi quy trình bán điện mặt trời đối với các hộ ở vùng nông thôn; tiếp tục huy động nguồn lực triển khai chương trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo.

- Tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ, phát triển cơ khí chế tạo; phát triển và nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; ưu tiên sử dụng sản phẩm cơ khí chế tạo trong nước; tập trung hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả các dự án cơ khí chế tạo, sản xuất linh kiện, máy nông nghiệp và sản phẩm phụ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp.

3. Đối với lĩnh vực nội vụ

- Tiếp tục thực hiện theo lộ trình việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo chủ trương của Đảng và Nghị quyết số 56/2017/QH14 của Quốc hội. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm trong hệ thống cơ quan nhà nước, làm cơ sở sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, tinh giản biên chế và thực hiện cải cách tiền lương.

- Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định về tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, xếp loại chất lượng đối với cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với các nội dung theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; rà soát, hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, nhất là quy định về trình độ tin học, ngoại ngữ trong tuyển dụng, thi, xét nâng ngạch, thăng hng viên chức, bổ nhiệm, bổ nhim li nhằm bảo đảm đánh giá đúng trình độ, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức và phù hợp với thực tiễn, gắn với vị trí việc làm; nghiên cứu chính sách ưu tiên trong tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số. Trong năm 2020, sơ kết, đánh giá Đề án thí điểm thi tuyển vào các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, Sở, phòng để sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong công tác cán bộ; xử lý nghiêm các sai phạm, xem xét thay thế kịp thời cán bộ, công chức, viên chức tham nhũng, vi phạm các quy định trong thực thi công vụ, không đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.

- Trong năm 2019, cơ bản hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, bảo đảm chặt chẽ, đúng quy trình, thủ tục; có phương án, lộ trình bố trí, sắp xếp và bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức diện dôi dư.

- Thực hiện nghiêm túc các mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn đối với việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Rà soát, sửa đổi các định mức về số học sinh, số giáo viên trên 01 lớp học, số nhân viên y tế trên 01 giường bệnh phù hợp theo điều kiện của từng vùng, miền và cân đối giữa nông thôn với đô thị, giữa miền núi với đồng bằng, bảo đảm mục tiêu người học phải có giáo viên, người bệnh phải có nhân viên y tế. Năm 2019, xử lý dứt điểm những bất cập về hợp đồng đối với giáo viên và nhân viên y tế; chỉ đạo sát sao đối với việc thực hiện tinh giản số lượng người làm việc trong ngành giáo dục, y tế hưởng lương từ ngân sách nhà nước, song vẫn phải bảo đảm đủ khả năng cung cấp các dịch vụ công thiết yếu cho xã hội.

4. Đối với lĩnh vực thông tin và truyền thông

- Tổng kết, đánh giá việc thực hiện Luật Báo chí năm 2016; tiếp tục khẩn trương triển khai Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Khẩn trương ban hành quy định của pháp luật để quản lý hoạt động của tạp chí điện tử; phân định rõ tính chất chuyên ngành, định kỳ của tạp chí; rà soát, chấn chỉnh hoạt động liên kết giữa các tổ chức, doanh nghiệp với cơ quan báo chí; trong năm 2020, ban hành hướng dẫn về liên kết trong hoạt động báo chí.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ quản, tổng biên tập trong việc quản lý văn phòng đại diện, cơ quan thường trú, phóng viên và nội dung thông tin; chú trọng công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp người làm báo; tăng cường thanh tra, kiểm tra, rà soát chặt chẽ các điều kiện về cấp phép trong lĩnh vực báo chí, việc thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, quy định của pháp luật về báo chí; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm của cơ quan chủ quản, tổng biên tập trong việc để xảy ra vi phạm; thiết lập và phát triển đường dây nóng phản ánh sai phạm trong hoạt động báo chí tại địa phương; có biện pháp bảo vệ và phát huy vai trò của báo chí trong phát hiện, đấu tranh, phòng chống tham nhũng, lãng phí, vi phạm pháp luật.

[...]
15
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ