Nghị quyết 10/2013/NQ-HĐND về đặt tên đường và công trình công cộng do Thành phố Cần Thơ ban hành

Số hiệu 10/2013/NQ-HĐND
Ngày ban hành 11/12/2013
Ngày có hiệu lực 21/12/2013
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Nguyễn Hữu Lợi
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2013/NQ-HĐND

Ngày 11 tháng 12 năm 2013

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Đặt tên 07 tuyến đường và 01 công trình công cộng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kèm theo:

- Phụ lục I: Thuyết minh vị trí tên đường và công trình công cộng;

- Phụ lục II: Tóm tắt tiểu sử nhân vật lịch sử và mỹ từ.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai và thực hiện việc gắn biển tên đường và công trình công cộng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực thi hành.

 

 

 

CHỦ TỊCH HĐND THÀNH PHỐ





Nguyễn Hữu Lợi

 

PHỤ LỤC I

THUYẾT MINH VỊ TRÍ TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
(Kèm theo Nghị quyết số 10/2013/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ)

TT

Danh mục tên

Chiều dài, diện tích (m, m2)

Giới hạn

Tên tạm gọi hiện nay

A

TÊN ĐƯỜNG

I

Quận Ninh Kiều

1

Phạm Công Trứ

915

Đường Trần Văn Giàu - cuối đường

Đường số 2, khu dân cư Vạn Phát

2

Phạm Thế Hiển

698

Đường số 24 - cuối đường

Đường 11A, khu nâng cấp đô thị,

3

Tô Hiến Thành

500

Đường Ngô Thì Nhậm - đường Trần Bạch Đằng

Đường 5A, khu nâng cấp đô thị

4

Nguyễn Hiền

675

Đường Nguyễn Văn Linh - cuối đường

Đường số 1, khu dân cư 91B

5

Nguyễn Tri Phương

185

Đường Nguyễn Tri Phương (hiện hữu) - đường Nguyễn Văn Cừ

Trục A12 - D12, khu dân cư Thới Nhựt

 

Đường Nguyễn Tri Phương (mới) toàn tuyến dài 885 m

II

Quận Cái Răng

1

Võ Nguyên Giáp

7.670

Cầu Hưng Lợi - Cái Cui (hết địa phận thành phố)

Đường Nam sông Hậu

III

Huyện Phong Điền

1

Phan Văn Trị

1.800

Lộ Vòng cung - Trung tâm y tế dự phòng huyện

Trục số 2, Trung tâm thương mại - hành chính huyện

B

CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

1

Chợ An Cư

4.790 m2

Phường An Cư, quận Ninh Kiều

(Xây dựng mới)

 

PHỤ LỤC II

TÓM TẮT TIỂU SỬ NHÂN VẬT LỊCH SỬ VÀ MỸ TỪ
(Kèm theo Nghị quyết số 10/2013/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. PHẠM CÔNG TRỨ (1600 - 1675)

Nhà chính trị danh tiếng, nhà sử học. Ông người làng Liêu Xuyên, huyện Đường Hòa (tỉnh Hưng Yên), đậu Tiến sĩ năm 1628, làm Hàn lâm hiệu thảo rồi giữ nhiều chức vụ trọng yếu trong triều như Đô ngự sử, Thượng thư Bộ Lễ, Thượng thư Bộ Lại, Tham tụng trong phủ Chúa, tước Yến quận công.

 Ông không những đóng góp nhiều cho việc triều chính mà còn đóng góp nhiều cho giáo dục. Năm 1665, ông được giao trách nhiệm sửa và duyệt bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Ông đã cùng với Hồ Sĩ Dương, Nguyễn Quốc Khôi... khảo chính lại toàn bộ sách này chép từ thời Hồng bàng đến thời Lê Cung Hoàng (1522 - 1527) và biên soạn tiếp từ Lê Trang Tông (1533 - 1548) đến Lê Thần Tông (1649 - 1662), khắc in năm Chính Hòa thứ 18 (1697).

(Theo dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng, nguồn trích dẫn: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam/Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh chủ biên, Phan Đại Doãn....- H.: Giáo dục, 2006.- 648 tr.; 24 cm).

2. PHẠM THẾ HIỂN (1803 - 1861)

Quê làng Luyến Khuyết (nay là xã Thụy Phong) huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

 Năm 1828 Ông đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ được triều đình trọng dụng, đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong triều cũng như ngoài địa phương suốt ba triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Ông được vua Tự Đức rất trọng dụng đúng với tài năng. Ông được cử làm Tham tán quân thứ Gia Định, rồi Tuần phủ Gia Định, thự Tổng đốc hai tỉnh Gia Định - Biên Hòa, kiêm tham biện kinh lược, cùng Thống đốc quân vụ Đại thần Nguyễn Tri Phương lo liệu mọi việc trong sáu tỉnh Nam Kỳ.

Trước âm mưu xâm lược Việt Nam của tư bản Pháp ngày càng lộ rõ, ông cùng với Nguyễn Tri Phương, Tổng đốc An - Hà Cao Hữu Sung ra sức huy động binh lính và nhân dân củng cố các công trình phòng thủ, xây đắp thành lũy bảo vệ các cửa sông quan yếu ở Hà Tiên, Biên Hòa, Gia Định.

[...]