HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
09/2013/NQ-HĐND
|
Thừa Thiên Huế,
ngày 19 tháng 7 năm 2013
|
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH XÃ HỘI HÓA ĐỐI VỚI
CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO, DẠY NGHỀ, Y TẾ, VĂN HÓA, THỂ
THAO, MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHÓA VI - KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng
12 năm 2002;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm
2003;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30
tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với
các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề,y tế, văn hóa, thể thao, môi
trường;
Căn cứ Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10
tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục chi tiết các loại
hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh
vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
Căn cứ Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06 tháng
5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của
Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực
hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể
thao, môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày ngày 10 tháng
10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31
tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30
tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với
các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, dạy nghề, văn hóa, thể
thao, môi trường;
Sau khi xem xét Tờ trình số
3167/TTr-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề
nghị quy định một số chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách
Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Quy định về một số chính sách khuyến khích xã hội hóa thuộc
lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với một số nội dung cụ thể như sau:
1. Phạm vi, đối tượng điều
chỉnh
a) Phạm vi điều chỉnh: Lĩnh vực xã hội
hóa được điều chỉnh tại nghị quyết này bao gồm: giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y
tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
b) Đối tượng áp dụng:
- Các cơ sở ngoài
công lập được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động trong các lĩnh vực
xã hội hóa, bao gồm:
+ Các cơ sở ngoài
công lập được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số
69/2008/NĐ-CP của Chính phủ, bao gồm cơ sở dân lập và cơ sở tư nhân (hoặc tư thục
đối với giáo dục - đào tạo, dạy nghề), hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa.
+ Các cơ sở ngoài công lập
đã được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát
triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập; Nghị định số 73/1999/NĐ-CP
ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến
khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa,
thể thao.
- Các tổ chức, cá nhân
hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết hoặc thành lập các cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa có đủ điều
kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Các cơ sở sự
nghiệp công lập thực hiện góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy
định của pháp luật thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoặc doanh nghiệp hoạt
động trong các lĩnh vực xã hội hóa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
(Sau đây gọi tắt
là cơ sở thực hiện xã hội hóa).
c) Đối với các dự
án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xã hội hóa: Việc áp dụng các chính sách ưu
đãi quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP thực hiện theo quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư và các Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan.
2. Điều kiện được hưởng chính sách khuyến khích xã hội
hóa
a) Cơ sở thực hiện xã hội hóa phải thuộc danh mục
loại hình và đáp ứng các tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn đã được quy định tại Quyết
định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 và Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày
6 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Dự án xã hội hóa phải nằm trong danh mục dự
án xã hội hóa được Ủy ban nhân dân tỉnh công bố cho từng giai đoạn.
3. Nguyên tắc thực hiện chính sách khuyến
khích xã hội hóa
- Cơ sở thực hiện xã hội hóa được
thành lập, cấp phép hoạt động phải đảm bảo theo quy hoạch và đáp ứng các điều
kiện về tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn theo quy định nhằm phát triển sự nghiệp
giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, môi trường.
- Cơ sở thực hiện xã hội hóa hoạt
động theo nguyên tắc tự đảm bảo
kinh phí.
- Nhà nước thực hiện giao đất, cho
thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; có chính sách hỗ trợ kinh phí bồi
thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực xã hội hóa
đã tự thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng kể từ ngày Nghị định số
69/2008/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
- Nhà nước, xã hội coi trọng và đối
xử bình đẳng trong hoạt động cũng như đối với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở
thực hiện xã hội hóa như cơ sở công lập. Các cơ sở thực hiện xã hội hóa được
tham gia các dịch vụ công do nhà nước tài trợ, đặt hàng; tham gia đấu thầu nhận
các hợp đồng, dự án sử dụng nguồn vốn trong và ngoài nước phù hợp với chức năng
nhiệm vụ hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở thực hiện xã hội hóa được
liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp
luật, nhằm huy động vốn, nhân lực và công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch
vụ.
- Tài sản của cơ sở thực hiện xã hội
hóa bao gồm tài sản của cá nhân, tập thể, tài sản của các cơ sở sự nghiệp công
lập tham gia góp vốn khi thành lập và phần tài sản được hình thành trong quá
trình hoạt động; trong đó tài sản được hiến, tặng hoặc viện trợ không hoàn lại
trong quá trình hoạt động của cơ sở thực hiện xã hội hóa không được chia cho cá
nhân, chỉ sử dụng chung cho lợi ích của cơ sở và cộng đồng.
- Trường hợp cơ sở thực hiện xã hội
hóa ngừng hoạt động, phải giải thể thì thực hiện trình tự, thủ tục giải thể, xử
lý tài sản, tài chính theo quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp.
4. Nội dung một
số chính sách
4.1. Chính sách cho thuê nhà,
xây dựng cơ sở vật chất
a) Cơ sở thực hiện xã hội hóa được
ưu tiên thuê dài hạn nhà thuộc sở hữu nhà nước, cơ sở hạ tầng được đầu tư bằng
nguồn vốn ngân sách địa phương với mức giá ưu đãi để cung cấp các sản phẩm dịch
vụ trong lĩnh vực xã hội hóa.
Mức giá cho thuê ưu đãi tối đa
không bao gồm tiền thuê đất, tiền đền bù giải phóng mặt bằng (nếu có) và lãi của
cơ sở kinh doanh nhà, cơ sở hạ tầng theo dự án xã hội hóa được duyệt và được Ủy
ban nhân dân tỉnh qui định cụ thể đối với từng dự án như sau:
- Đối với nhà, cơ sở hạ tầng hiện
có, giá cho thuê được xác định trên cơ sở đánh giá lại giá trị tài sản theo quy
định hiện hành về quản lý tài sản.
- Đối với nhà, cơ sở hạ tầng đầu
tư xây dựng mới được xác định bằng giá xây dựng mới (bao gồm cả thuế của đơn vị
xây dựng), không bao gồm tiền thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng, tiền lãi của
cơ sở kinh doanh nhà, cơ sở hạ tầng.
b) Trường hợp cơ sở thực hiện xã hội
hóa xây dựng nhà, cơ sở vật chất nằm trong các dự án, khu đô thị mới đã xây dựng
cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách và phải hoàn trả chi phí đầu tư xây dựng
hạ tầng, thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đền bù giải phóng mặt bằng trong tổng số
chi phí đầu tư hạ tầng phải hoàn trả cho ngân sách.
4.2. Chính sách giao đất, cho
thuê đất:
4.2.1.
Cơ sở thực hiện xã hội hóa được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất đã hoàn
thành giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình xã hội hóa theo các hình
thức:
a) Giao đất không thu tiền sử dụng
đất;
b) Cho thuê đất và miễn tiền thuê
đất;
c) Giao đất có thu tiền sử dụng đất
và được miễn tiền sử dụng đất.
4.2.2. Đối với đất đô thị, đất ở, việc miễn, giảm thu tiền sử dụng đất, tiền
thuê đất được quy định cụ thể như sau:
Đối với lĩnh vực giáo dục - đào
tạo, dạy nghề, y tế:
a) Cơ
sở thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng: Cơ sở bảo trợ xã hội được miễn 100% tiền
sử dụng đất, tiền thuê đất khi đầu tư xây dựng vào địa bàn toàn tỉnh.
b) Các
cơ sở xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế còn lại:
b.1) Được miễn 100% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án đầu
tư vào địa bàn xã thuộc các huyện, thị xã và Khu kinh tế Chân mây - Lăng cô.
b.2) Được giảm 70% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án
khi đầu tư vào địa bàn thị trấn thuộc các huyện, các phường thuộc thị xã Hương
Thủy và thị xã Hương Trà.
b.3) Được giảm 30% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi đầu tư
vào địa bàn thành phố Huế và khu đô thị An Vân Dương.
Riêng đối với các dự án thuộc loại
hình phòng khám đa khoa không được hưởng các ưu đãi nêu trên khi đầu tư vào địa
bàn thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế.
Đối với lĩnh vực văn hóa, thể
thao
a) Cơ sở thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng: bảo tàng, bể bơi, cơ sở đào
tạo, huấn luyện vận động viên thể thao năng khiếu và thành tích cao được miễn
100% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của
dự án đầu tư vào địa bàn toàn tỉnh.
b) Các
cơ sở thực hiện xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực Văn hóa, thể
thao còn lại:
b.1) Được miễn 100% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án đầu
tư vào địa bàn xã thuộc các huyện, thị xã và Khu kinh tế Chân mây- Lăng cô.
b.2) Được giảm 70% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án
khi đầu tư vào địa bàn thị trấn thuộc các huyện, các phường thuộc thị xã Hương
Thủy và thị xã Hương Trà.
b.3) Được giảm 30% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi đầu tư
vào địa bàn thành phố Huế và khu đô thị An Vân Dương.
Đối với lĩnh vực môi trường
- Được miễn 100% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án đầu
tư vào địa bàn toàn tỉnh.
4.3. Các chính sách khác thực hiện theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của
Chính phủ, Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài
chính và các quy định hiện hành.
5. Hiệu lực thi hành:
a) Nghị quyết này
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2013.
b) Xử lý chuyển tiếp:
Các dự án xã hội
hóa đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được xử lý chuyển tiếp về
chính sách ưu đãi như sau:
- Trường hợp
chính sách ưu đãi đã được cấp chứng nhận đầu tư cao hơn chính sách ưu đãi tại
Nghị quyết này thì dự án tiếp tục được hưởng theo các chính sách đó cho thời
gian còn lại.
- Trường hợp
chính sách ưu đãi đã được cấp chứng nhận đầu tư thấp hơn chính sách ưu đãi tại
Nghị quyết này thì được điều chỉnh theo Nghị quyết này cho thời gian còn lại.
- Đối với các trường
hợp thực hiện theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, thuê đất trả tiền
một lần cho cả thời gian thuê đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo nộp tiền
sử dụng đất, tiền thuê đất thì không điều chỉnh theo Nghị quyết này.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện:
1. Giao Ủy ban
nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân
dân, các Ban Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp
với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh kiểm tra, giám sát việc
thực hiện Nghị quyết này theo nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định.
Nghị quyết này đã
được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VI, kỳ họp lần thứ 6 thông
qua./.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Thiện
|