Nghị quyết 09/2004/NQ.HĐNDK7 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội an ninh, quốc phòng năm 2005 do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành

Số hiệu 09/2004/NQ.HĐNDK7
Ngày ban hành 29/12/2004
Ngày có hiệu lực 29/12/2004
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Phan Đức Hưởng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2004/NQ.HĐNDK7

TX Vĩnh Long, ngày 29 tháng 12 năm 2004

 

NGHỊ QUYẾT

CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
KHOÁ VII KỲ HỌP THỨ 3

"VỀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI AN NINH, QUỐC PHÒNG NĂM 2005"

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Điều 11, 12, 14, 16, Chương II, Luật tổ chức HĐND và UBND của Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 26 tháng 11 năm 2003.

Sau khi xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, các ngành bảo vệ pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2005, thông báo của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tham gia xây dựng chính quyền, báo cáo thẩm tra của các Ban, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long thảo luận và thống nhất.

QUYẾT NGHỊ

Hội đồng nhân dân tỉnh cơ bản nhất trí với báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành bảo vệ pháp luật về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2004, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2005 với các chỉ tiêu và giải pháp được nêu trong báo cáo, đồng thời nhấn mạnh một số vấn đề sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI, AN NINH QUỐC PHÒNG NĂM 2004:

Năm 2004 mặc dù còn nhiều khó khăn, giá cả thị trường biến động lớn, nhất là vật liệu xây dựng, xăng - dầu, vật tư nông nghiệp, thuốc trị bệnh... dịch cúm gia cầm bùng phát trên phạm vì cả nước. Nhưng kinh tế của tỉnh ta vẫn tăng trưởng khá, tốc độ tăng GDP đạt 9,63%, giá trị sản xuất nông nghiệp - thuỷ sản tăng 6,74%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20,06%, giá trị các ngành dịch vụ tăng 10,23%, kinh tế tăng đều ở cả 3 khu vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tích cực.

Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, GDP bình quân đạt 6,4 triệu đồng "nghị quyết là 5,8-6 triệu đồng", có 16/20 chỉ tiêu nghị quyết đề ra đạt và vượt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã được nâng lên một bước, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định.

Sản xuất nông nghiệp tốc độ phát triển khá do sự chuyển dịch kinh tế trong nội bộ ngành đúng hướng và có hiệu quả, nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích ngày càng tăng, nền sản xuất đang hướng tới chất lượng cao và hiệu quả.

Sản xuất công nghiệp tăng cao so với nghị quyết đề ra, trong đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có mức độ tăng trưởng cao, khu vực doanh nghiệp nhà nước giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định. Khu công nghiệp Hoà Phú đã được một số nhà đầu tư vào xây dựng và có một số nhà máy đã đi vào sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp Bình Minh đang triển khai xây dựng.

Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, một số chợ được xây dựng và mở rộng đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội, thị trường ngày càng được khai thác tốt hơn, sức mua của người dân theo chiều hướng tăng.

Các dịch vụ tín dụng, ngân hàng, bưu chính, viễn thông, nhà hàng, khách sạn, giao thông - vận tải v.v. được đầu tư và phát triển, phục vụ kịp thời nhu cầu phát trển kinh tế xã hội của tỉnh.

Các chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như của tỉnh ngày càng hoàn thiện và thông thoáng tạo được sự chủ động cho địa phương và cho cơ sở.

Bên cạnh đó nền kinh tế của tỉnh cũng còn những khó khăn tồn tại; kinh tế tuy có tăng trưởng và phát triển nhưng thiếu bền vững, sức cạnh tranh của các loại sản phẩm còn yếu, sản phẩm còn đơn điệu, chưa phong phú đa dạng, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu chậm được đổi mới, cơ sở hạ tầng tuy đã được chú trọng đầu tư nhưng chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ bản có nhiều chuyển biến nhưng tình trạng thiếu vốn, đầu tư không đồng bộ, thất thoát, lãng phí trong đầu tư vẫn còn xảy ra.

Nền kinh tế còn thuần nông, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy đúng hướng nhưng chậm so với yêu cầu, ngành công nghiệp chưa đủ sức làm đòn bẩy cho nền kinh tế, thị trường tiêu thụ chưa mở rộng, sức mua của thị trường chưa cao, khả năng thu hút vốn đầu tư yếu, cải cách hành chính còn chậm, nguồn lao động đông nhưng được đào tạo nghề còn ít và đào tạo chưa đáp ứng với yêu cầu thị trường, đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận dân cư vùng sâu, vùng xa còn khó khăn, khoảng cách chênh lệch giữa người giàu và người nghèo còn khá xa.

Một số tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, hiện tượng băng nhóm quấy rối xuất hiện ở nông thôn, mại dâm, tai nạn giao thông còn xảy ra.

II. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, AN NINH, QUỐC PHÒNG NĂM 2005:

Năm 2005 là năm đặc biệt quan trọng, quyết định thắng lợi các chỉ tiêu nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII đề ra cho giai đoạn 2001- 2005, nhiệm vụ của năm 2005 rất nặng nề vì các chỉ tiêu thực hiện phải đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong suốt thời kỳ 5 năm .

Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách toàn diện, đồng bộ và hiệu quả, sử dụng, quản lý chặt chẽ vốn đầu tư và các công trình xây dựng cơ bản.

Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu đại hội VII đã đề ra, nhằm hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế xã hội, giải quyết nhanh những bức xúc của xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường an ninh, quốc phòng.

Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2005:

+ Các chỉ tiêu về kinh tế:

- Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng (GDP): 10% trở lên.

- Giá trị sản xuất nông - lâm, ngư nghiệp: 6% trở lên.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng: 22% trở lên.

[...]