Nghị quyết 08/2003/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2003 do Chính phủ ban hành
Số hiệu | 08/2003/NQ-CP |
Ngày ban hành | 04/07/2003 |
Ngày có hiệu lực | 31/07/2003 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Phan Văn Khải |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2003/NQ-CP |
Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2003 |
Trong 2 ngày 30 tháng 6 và 01 tháng 7 năm 2003, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6, thảo luận và quyết nghị các vấn đề sau đây:
Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn, phức tạp của tình hình chính trị, thị trường thế giới và thời tiết, nhưng với cố gắng nỗ lực của Chính phủ và các ngành các cấp đã đem lại những thành tựu quan trọng: Kinh tế tiếp tục phát triển, chính trị - xã hội ổn định; đời sống nhân dân được cải thiện; quốc phòng an ninh được giữ vững; quan hệ đối ngoại được mở rộng. Những tác động bất lợi của thị trường thế giới nảy sinh do cuộc chiến tranh I-rắc đến nền kinh tế nước ta đã được chủ động xử lý; việc phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) đạt hiệu quả cao; trật tự an toàn giao thông đã có chuyển biến tích cực... Sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ luôn bám sát các Nghị quyết của Trung ương Đảng và Quốc hội, tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm, cấp bách; vừa bảo đảm yêu cầu cân đối vĩ mô, vừa xử lý có hiệu quả các tình huống mới phát sinh; phát huy được trách nhiệm tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân trong giải quyết các công việc.
Tuy nhiên, thách thức trong thời gian tới còn rất lớn, tình hình thế giới đang tiềm ẩn nhiều biến động. Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang đặt ra những đòi hỏi khẩn trương trong khi các doanh nghiệp của ta khả năng cạnh tranh còn yếu, năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp. Nguồn lực của nền kinh tế chưa được phát huy có hiệu quả, lãng phí còn lớn. Nhiều vấn đề xã hội đang còn bức bách; kỷ cương, kỷ luật hành chính cần tiếp tục được chấn chỉnh; nhiệm vụ 6 tháng cuối năm còn rất nặng nề.
Với quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch 2003, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương tập trung khai thác nhiều nguồn vốn cho đầu tư để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng; tiếp tục xây dựng, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai; chú trọng phát triển các ngành dịch vụ, nhất là du lịch; thực hiện tốt các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và giảm nhập siêu; tổ chức tốt SEAGAMES 22 và tập trung sức giải quyết các vấn đề bức xúc trong giáo dục - đào tạo, xoá đói giảm nghèo và việc làm, y tế, văn hoá - thông tin; phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; duy trì thường xuyên và liên tục trật tự an toàn giao thông, tiếp tục thanh tra, kiểm tra đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý đất đai, đề cao kỷ luật hành chính. Chính phủ phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng, tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" và phát động phong trào thi đua lao động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, chất lượng, giảm chi phí đầu vào, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chính phủ nhất trí thông qua 2 Báo cáo trên. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ và các đại biểu dự họp, hoàn chỉnh Báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2003, trình Thủ tướng Chính phủ để báo cáo Bộ Chính trị.
Giao Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh Báo cáo kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ 6 tháng đầu năm, gửi các Bộ, ngành, địa phương và theo dõi việc tổ chức thực hiện.
Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương rà soát lại chương trình công tác, chấn chỉnh lề lối và phong cách làm việc, bảo đảm giải quyết các công việc nhanh và có hiệu quả, thực hiện đúng Quy chế làm việc của Chính phủ.
Kiểm toán Nhà nước là một trong những công cụ quan trọng để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước, bảo đảm sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực tài chính và tài sản, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, ngăn ngừa các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí công quỹ và tài sản nhà nước, giúp các đơn vị đánh giá đúng đắn thực trạng tình hình tài chính và những yếu kém, sơ hở trong quản lý kinh tế tài chính, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi kịp thời.
Hiện nay, các quy định pháp luật về Kiểm toán Nhà nước chưa đầy đủ, rõ ràng và còn phân tán ở nhiều văn bản khác nhau, cần ban hành Pháp lệnh nhằm xác định rõ ràng về vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Chính phủ nhất trí về cơ bản với nội dung dự án Pháp lệnh. Giao Kiểm toán Nhà nước chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự án Pháp lệnh Kiểm toán Nhà nước, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trình ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chính phủ giao Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ và các đại biểu dự họp, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để xin ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về nội dung cụ thể hoá quy định tại Khoản 3, Điều 2 và Khoản 2, Điều 4 Pháp lệnh Dân số.
4. Chính phủ đã xem xét dự án Luật Thanh tra do Thanh tra Nhà nước trình.
Giao Văn phòng Chính phủ tổng hợp ý kiến các thành viên Chính phủ về dự án Luật; giao Thanh tra Nhà nước phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp xin ý kiến các thành viên Chính phủ về những vấn đề còn ý kiến khác nhau, tiếp tục chỉnh lý, hoàn chỉnh dự án Luật, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trình Quốc hội.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, việc phân định rõ quyền của các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước đang là đòi hỏi cấp thiết để hoàn thiện hệ thống quy định pháp lý bảo đảm cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả, từng bước nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định, gửi xin ý kiến các đại biểu Quốc hội cùng với dự án Luật Doanh nghiệp nhà nước (sửa đổi) trong kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |