HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
06/2008/NQ-HĐND
|
Đông
Hà, ngày 08 tháng 4 năm 2008
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHÍNH SÁCH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CƠ SỞ NGƯỜI DÂN TỘC
THIỂU SỐ TỪ NĂM 2008- 2010, CHIẾN LƯỢC ĐẾN 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA V, KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số
40/2006/QĐ-TTG ngày 15/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006- 2010; Quyết định số
34/2006/QĐ-TTg ngày 06/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn là người dân tộc thiểu
số giai đoạn 2006- 2010; Quyết định số 24/2008/QĐ-TTg ngày 05/02/2008 của Thủ
tướng Chính phủ về việc Ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển
kinh tế- xã hội đối với các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến
năm 2010; Quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ
Nội vụ;
Xét Tờ trình số 604/TTr-UBND ngày
20 tháng 3 năm 2008 của UBND tỉnh kèm theo Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức xã người dân tộc thiểu số giai đoạn 2008- 2010 và tầm nhìn đến năm
2020"; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa- Xã hội và ý kiến của đại biểu
HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. HĐND tỉnh nhất
trí thông qua chính sách và kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở người dân tộc
thiểu số từ năm 2008- 2010, chiến lược đến 2020 với các nội dung cụ thể như
sau:
1. Mục
tiêu
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
công chức xã người dân tộc thiểu số về văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị,
quản lý nhà nước và tin học văn phòng; thực hiện đào tạo nguồn, tuyển dụng, bố
trí, sử dụng hợp lý, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu
số có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, kiến thức phù hợp chức trách đảm
nhiệm và năng lực thực thi công vụ nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động
của hệ thống chính trị cơ sở, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, bảo
đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
2. Chỉ
tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn 2008- 2010:
- Về trình độ văn hóa: 100% cán bộ,
công chức có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên, trong đó 50% tốt nghiệp
trung học phổ thông;
- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
100% cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ theo chức
danh quy định, trong đó có 50% có trình độ trung cấp;
- Về lý luận chính trị: 100% cán bộ,
công chức được đào tạo bồi dưỡng từ trình độ từ sơ cấp trở lên, trong đó có 70%
cán bộ chuyên trách được đào tạo trình độ trung cấp trở lên;
- Về quản lý hành chính nhà nước: 90%
cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước;
- Về tin học văn phòng: 70% cán bộ,
công chức chuyên môn được bồi dưỡng kiến thức về tin học văn phòng.
2.2. Giai đoạn 2011- 2015:
- Về trình độ văn hóa: 100% cán bộ,
công chức có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên, trong đó 80% có trình
độ tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
100% cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ theo chức
danh quy định trong đó có 60% đạt trình độ trung cấp trở lên, 30- 35% công chức
cấp xã đạt trình độ đại học;
- Về lý luận chính trị: 100% công chức
có trình độ lý luận sơ cấp trở lên (Trong đó có ít nhất 50% đạt trình độ trung
cấp); 100% cán bộ chuyên trách có trình độ trung cấp trở lên;
- Về quản lý nhà nước: 100% cán bộ,
công chức được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước;
- Về tin học văn phòng: 100% cán bộ,
công chức được bồi dưỡng kiến thức về tin học văn phòng.
2.3. Giai đoạn từ 2015- 2020
Tập trung đào tạo nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức; trẻ hóa về đội ngũ và tăng nhanh tỷ lệ cán bộ là người
dân tộc thiểu số đảm nhiệm vai trò chủ chốt ở địa bàn miền núi; bảo đảm tỷ lệ nữ
chiếm khoảng 25%.
3. Đối
tượng
- Cán bộ chuyên trách: Bí thư, Phó Bí
thư Đảng ủy, Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND, Chủ tịch
UBMTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Bí
thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Nông dân là người dân tộc
thiểu số;
- 07 chức danh công chức cấp xã: Tài
chính- Kế toán, Địa chính- Xây dựng, Văn phòng- Thống kê, Tư pháp- Hộ tịch, Văn
hóa- Xã hội, Trưởng Công an xã, Chỉ huy trưởng Quân sự xã, thị trấn là người
dân tộc thiểu số.
Phân cấp cho cấp huyện cân đối ngân
sách và bố trí các chương trình mục tiêu, tài trợ để đào tạo, bồi dưỡng đối tượng
là đại biểu HĐND cấp xã; cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn bản.
4. Giải
pháp thực hiện
4.1. Giải pháp chung
- Quán triệt quan điểm của Đảng và
chính sách pháp luật của nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng
lực cán bộ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. UBND các huyện, xã miền núi cần rà
soát lại đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, xây dựng chương trình, kế hoạch
để đào tạo và đào tạo lại, đào tạo gắn với quy hoạch, bố trí sắp xếp, sử dụng
và đãi ngộ đối với cán bộ cơ sở người dân tộc thiểu số;
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
công chức xã người dân tộc thiểu số đảm bảo về tiêu chuẩn cơ cấu, trình độ,
tính kế thừa giữa các thế hệ. Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nam
dưới 45 tuổi, nữ dưới 40 tuổi; thực hiện hình thức đào tạo tại chức tập trung;
tổ chức các lớp bổ túc THPT tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện, các
trung tâm cụm xã hoặc tại xã để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công chức vừa
học tập, vừa hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn;
- Áp dụng Nghị định số 132/NĐ-CP ngày
08 tháng 8 năm 2007 về chính sách tinh giản biên chế của Chính phủ để giải quyết
chế độ đối với cán bộ xã, phường, thị trấn nói chung và cán bộ cơ sở là người
dân tộc thiểu số nói riêng, lớn tuổi, trình độ văn hóa thấp, không đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ thực hiện từ năm 2009;
- Chú trọng quy hoạch đào tạo bồi dưỡng
nguồn cán bộ trẻ từ học sinh THCS, THPT, trường PTDT nội trú và thanh niên đã
hoàn thành nghĩa vụ quân sự, sinh viên đã tốt nghiệp các trường trung học
chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, dạy nghề để đảm bảo chiến lược cán bộ lâu dài
cho địa bàn miền núi;
- Tăng cường công tác tuyên truyền,
giáo dục, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ học
tập để nâng cao trình độ và chuẩn hóa.
4.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Tiến hành điều tra, thống kê các đối
tượng là cán bộ thôn bản, con em người dân tộc đã học xong chương trình phổ
thông trung học, đại học, cao đẳng và trung học cử tuyển đã ra trường để đưa
vào quy hoạch, sử dụng, bổ sung vào nguồn cán bộ cơ sở vùng đồng bào dân tộc;
- Tăng cường tuyển chọn, cử tuyển học
sinh người dân tộc thiểu số đi đào tạo đại học, cao đẳng theo chỉ tiêu của Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Các ngành mà tỉnh còn thiếu như Y- Dược, Thương mại, Du lịch,
Công nghệ- Thông tin, Đối ngoại, mỗi năm đề nghị Bộ Giáo dục- Đào tạo tăng thêm
từ 10 đến 15 chỉ tiêu do ngân sách tỉnh đài thọ;
- Đối với học sinh là người dân tộc
thiểu số tốt nghiệp trung học phổ thông chưa có điều kiện cử tuyển vào các trường
đại học, cao đẳng được chọn cử đi đào tạo tại các trường cao đẳng, trung học của
tỉnh như Cao đẳng Sư phạm, Trung học Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung
học Y tế, Trung cấp nghề… bằng nguồn ngân sách của tỉnh (Áp dụng theo Quyết định
số 24/2008/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ). Theo quy
hoạch, kế hoạch và nhu cầu của các xã, các huyện đăng ký, UBND tỉnh cân đối,
giao chỉ tiêu hàng năm cho các trường;
- Sinh viên là người dân tộc thiểu số
sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng được tuyển chọn vào làm việc tại các cơ
quan cấp huyện và cán bộ cấp xã theo chỉ tiêu biên chế, số sinh viên không tuyển
hết, UBND tỉnh cân đối bố trí một khoản ngân sách nhất định cho các chức danh
công chức dự nguồn ở xã hàng năm;
- Rút dần cán bộ chủ chốt là người
Kinh tăng cường ở các xã miền núi để tạo điều kiện bố trí cán bộ là người dân tộc
thiểu số. Thực hiện điều động cán bộ xã đủ tiêu chuẩn lên công tác tại các cơ
quan của tỉnh, huyện và ngược lại luân chuyển cán bộ của tỉnh, huyện tăng cường
về công tác tại các xã miền núi.
Trong việc tạo nguồn, tuyển dụng, bố
trí, sử dụng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số phấn đấu đạt tỷ lệ nữ từ
25% trở lên trong bộ máy.
4.3. Về tài chính
Nguồn kinh phí để thực hiện Đề án được
cân đối từ ngân sách địa phương và lồng ghép từ các chương trình mục tiêu; nguồn
tài trợ và nguồn xã hội hóa để thực hiện, trong đó:
- Kinh phí đào tạo đối với cán bộ,
công chức cấp xã là 550.000đồng/người/01 tháng (Trong đó hỗ trợ tiền ăn 15.000
đồng/người/ngày, tính 24 ngày thực học);
- Trong thời gian tham gia đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số được hỗ trợ sinh hoạt phí và
đi lại là 200.000 đồng/người/tháng;
- Cán bộ, công chức xã người dân tộc
thiểu số tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng nguyên lương và các khoản trợ cấp
(Nếu có) và được huyện hoặc các cơ sở đào tạo của tỉnh bố trí chỗ ở miễn phí
trong thời gian học tập;
- Nhu cầu kinh phí đào tạo nhằm hoàn
thành mục tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức và cán bộ bán chuyên trách cấp
xã giai đoạn 2010- 2015; kinh phí thực hiện Nghị định số 132/NĐ-CP ngày 08
tháng 8 năm 2007 của Chính phủ để giải quyết chính sách cho cán bộ xã có thời
gian công tác lâu năm nhưng không đạt chuẩn; kinh phí bố trí cho các chức danh
dự nguồn ở xã là học sinh tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học chưa bố trí hết;
kinh phí lồng ghép từ các chương trình mục tiêu để đào tạo cán bộ bán chuyên
trách, HĐND tỉnh giao UBND tỉnh xây dựng kế hoạch tài chính trình HĐND tỉnh bố
trí hàng năm, thực hiện từ năm 2009.
5. Tổ
chức thực hiện
Căn cứ các mục tiêu, chỉ tiêu và mức
hỗ trợ như trên, UBND tỉnh bổ sung, điều chỉnh kế hoạch, kinh phí đào tạo và
giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành, các địa phương để tổ chức thực hiện;
tăng cường huy động nguồn lực để đầu tư tăng thêm kinh phí cho cơ sở đào tạo và
người học hàng năm; hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút, sử dụng, đào tạo cán
bộ vùng dân tộc để trình HĐND tỉnh quyết định trong năm 2009.
Điều 2. HĐND tỉnh giao
trách nhiệm cho UBND tỉnh, các ngành, các cấp chính quyền liên quan tổ chức thực
hiện thắng lợi Nghị quyết này.
HĐND tỉnh giao Thường trực, các Ban,
đại biểu HĐND phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh vận động và
giám sát thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được HĐND tỉnh khóa V,
kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 08 tháng 4 năm 2008 và có hiệu lực sau 10 ngày kể
từ ngày thông qua./.