Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực

Số hiệu 05/2022/NQ-HĐND
Ngày ban hành 06/07/2022
Ngày có hiệu lực 01/08/2022
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Ngọc Tuấn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2022/NQ-HĐND

Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH VIỆC XỬ LÝ CÁC CƠ SỞ KHÔNG ĐẢM BẢO YÊU CẦU VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐƯỢC ĐƯA VÀO SỬ DỤNG TRƯỚC KHI LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY SỐ 27/2001/QH10 CÓ HIỆU LỰC

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ BẢY

Căn cứ Luật Tchức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thủ đô ngày 21 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;

Xét Tờ trình số 166/TTr-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vviệc đề nghị ban hành Nghị quyết quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy s27/2001/QH10 có hiệu lực; Báo cáo thm tra s36/BC-PC ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Ban pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội; Báo cáo s 232/BC-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc giải trình, tiếp thu ý kiến báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế; ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Nghị quyết này quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy (dưới đây viết tắt là PCCC) được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 (dưới đây viết tắt là Luật PCCC năm 2001) có hiệu lực; kho chứa và công trình chế biến sản phẩm du mỏ, khí đt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Cơ sở không đảm bảo yêu cầu về PCCC là cơ sở không đáp ứng ít nhất một trong các yêu cầu quy định tại Điều 20 Luật PCCC.

2. Đối tượng áp dụng: cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có cơ sở thuộc phạm vi điều chỉnh tại khoản 1 Điều này được đưa vào sử dụng tại thời điểm trước ngày 04/10/2001 và các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Nguyên tắc áp dụng và trình tự thực hiện

1. Nguyên tắc áp dụng:

a) Tuân thủ việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về PCCC; trường hợp không thể thực hiện đầy đủ các yêu cầu về PCCC theo quy định hiện hành thì được áp dụng quy định tại Nghị quyết này.

b) Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động ổn định; hạn chế việc gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

c) Đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước về PCCC theo hướng n định phục vụ phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, con người, tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức và nhân dân.

d) Cơ sở trong quá trình thực hiện cải tạo, sửa chữa hoặc chờ di chuyển phải tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn về PCCC.

e) Phương án di chuyển các kho chứa và công trình chế biến sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch xây dựng, phát triển của Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

2. Trình tự thực hiện:

a) Người đứng đầu cơ sở, chủ đầu tư có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, cam kết lộ trình, thời hạn khắc phục các nội dung tồn tại đối với cơ sở thuộc đối tượng quy định của Nghị quyết này và được UBND cấp huyện quản lý theo địa giới hành chính phê duyệt.

b) Người đứng đầu cơ sở, chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ thiết kế cải tạo gửi Công an Thành phố tham gia ý kiến bằng văn bản trước khi thi công.

c) Sau khi thi công hoàn thiện, người đứng đầu cơ sở, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu đối với công trình và có văn bản đề nghị, kèm theo hồ sơ nghiệm thu gửi cơ quan Công an theo địa bàn, phân cấp quản lý để kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành các nội dung tn tại.

d) Cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá việc hoàn thành các nội dung tn tại của cơ sở theo địa bàn, phân cấp quản lý.

e) Căn cứ kết quả kiểm tra, đánh giá của cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về việc khắc phục hoàn thành các nội dung tồn tại về PCCC đối với cơ sở.

[...]