QUY ĐỊNH
MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, ĐỊNH MỨC CHI TIÊU PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN CÁC CẤP TRONG TỈNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 04/7/2016 của Hội
đồng nhân dân tỉnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh.
Chế độ, định mức
chi tiêu phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp
trong tỉnh, bao gồm:
1. Chi phụ cấp các chức danh không
chuyên trách;
2. Chi phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân
dân;
3. Chi hoạt động
thẩm tra, giám sát, khảo sát của các đoàn giám sát do Hội đồng nhân dân, Thường
trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và Tổ đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp thành lập theo Nghị quyết Chương trình giám sát của Hội đồng
nhân dân hoặc quyết định của Thường trực Hội đồng nhân
dân;
4. Chi tổ chức lấy ý kiến tham gia
vào các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và văn bản quy
phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân
ban hành;
5. Chi hội nghị, các phiên họp, cuộc
họp của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân
dân;
6. Chi công tác xây dựng chương
trình, kế hoạch, báo cáo công tác nhiệm kỳ, hàng năm của Hội đồng nhân dân, Đảng
đoàn Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và
các Ban của Hội đồng nhân dân;
7. Chi tiếp xúc cử tri;
8. Một số chế độ chi khác phục vụ hoạt
động của Hội đồng nhân dân các cấp.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng.
Chế độ, định mức
chi trong quy định này được áp dụng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân,
Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân
dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và các tổ chức, cá
nhân phục vụ trực tiếp hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Điều 3. Nguyên tắc
chung.
1. Việc chi tiêu tài chính đảm bảo hoạt
động của Hội đồng nhân dân các cấp phải có trong dự toán được cấp có thẩm quyền
giao; đảm bảo đúng chế độ, định mức, đối tượng quy định. Các khoản chi thuộc Hội đồng nhân dân cấp nào do ngân sách cấp đó đảm
bảo. Mức chi phụ cấp các chức danh không chuyên trách áp dụng
bằng mức chi phụ cấp chức vụ của các chức danh chuyên trách.
2. Mức chi đối với hoạt động của Hội
đồng nhân dân tổ chức, thực hiện trong một buổi (1/2 ngày) bằng 50% mức chi theo quy định.
3. Các chế độ khác đảm bảo cho hoạt động
của Hội đồng nhân dân các cấp không có trong quy định này được thực hiện theo
các quy định hiện hành của Nhà nước. Đối với các khoản chi đặc thù khác chưa được
quy định cụ thể, Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp căn
cứ dự toán ngân sách được giao hàng năm và tình hình thực tế của địa phương để
quyết định cụ thể.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Chi phụ cấp
các chức danh không chuyên trách.
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân kiêm
nhiệm các chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Trưởng Ban của Hội đồng nhân
dân thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm như sau:
a) Cấp tỉnh:
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân: 1,3 mức
lương cơ sở;
- Trưởng Ban Hội đồng nhân dân: 0,9 mức
lương cơ sở.
b) Cấp huyện:
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân: 0,7 mức
lương cơ sở;
- Trưởng Ban Hội đồng nhân dân: 0,3 mức
lương cơ sở.
c) Cấp xã:
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân: 0,25 mức
lương cơ sở;
- Trưởng Ban Hội đồng nhân dân: 0,2 mức
lương cơ sở.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân kiêm nhiệm các chức vụ Phó Trưởng Ban, Ủy viên của
các ban Ban, Tổ trưởng, Phó Tổ trưởng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân được hưởng
phụ cấp trách nhiệm công việc, như sau:
a) Cấp tỉnh:
- Phó Trưởng Ban: 0,7 mức lương cơ sở;
- Tổ trưởng Tổ đại
biểu: 0,5 mức lương cơ sở;
- Phó Tổ trưởng Tổ đại biểu và Ủy
viên của các Ban: 0,3 mức lương cơ sở.
b) Cấp huyện:
- Phó Trưởng Ban (nếu có): 0,2 mức
lương cơ sở;
- Tổ trưởng Tổ đại biểu: 0,2 mức
lương cơ sở;
- Phó Tổ trưởng Tổ đại biểu và Ủy
viên của các Ban: 0,15 mức lương cơ sở.
c) Cấp xã:
- Phó Trưởng Ban (nếu có): 0,1 mức
lương cơ sở;
- Ủy viên của các Ban: 0,05 mức lương
cơ sở.
3. Người kiêm nhiệm
chức vụ ở cơ quan khác nếu kiêm nhiệm thêm chức vụ trong Hội đồng nhân dân vẫn
được hưởng phụ cấp tại khoản 1, khoản 2 điều này. Người kiêm nhiệm nhiều công việc trong một cấp Hội
đồng nhân dân hoặc nhiều cấp Hội đồng nhân dân thì hưởng một
mức phụ cấp cao nhất.
Điều 5. Chi phục
vụ kỳ họp của Hội đồng nhân dân.
1. Chi tiền nước uống tối đa không
quá 30.000 đồng/người/ngày.
2. Cấp tiền lưu trú (bao gồm hỗ trợ
tiền ăn và tiền tiêu vặt) cho đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu khách mời dự
kỳ họp Hội đồng nhân dân cán bộ công chức, nhân viên trực
tiếp phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân:
a) Cấp tỉnh:
100% mức quy định của Bộ Tài chính;
b) Cấp huyện: 80% cấp tỉnh;
c) Cấp xã: 80% cấp huyện.
3. Chế độ bồi dưỡng Chủ tọa và Thư ký kỳ họp Hội đồng nhân
dân:
a) Chủ tọa kỳ họp:
100% mức cấp tiền lưu trú cho đại biểu cùng cấp;
b) Thư ký kỳ họp: 80% mức cấp tiền
lưu trú cho đại biểu cùng cấp.
4. Chi xây dựng và hoàn thiện nghị
quyết trình tại kỳ họp.
a) Nghị quyết quy phạm pháp luật của
Hội đồng nhân dân: áp dụng theo quy định hiện hành.
b) Nghị quyết cá biệt:
- Cấp tỉnh: 400.000 đồng/nghị quyết;
- Cấp huyện: 300.000 đồng/nghị quyết;
- Cấp xã: 200.000 đồng/nghị quyết.
Đối với nghị quyết sửa đổi, bổ sung
thì mức chi bằng 80% mức chi nói trên.
c) Chi cho việc rà soát nội dung, kỹ
thuật, hoàn thiện và phát hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân:
- Cấp tỉnh: 150.000 đồng/nghị quyết;
- Cấp huyện: 100.000 đồng/nghị quyết;
- Cấp xã: 50.000
đồng/nghị quyết.
d) Các nội dung chi thuộc điểm b, điểm
c khoản này không áp dụng đối với các nghị quyết về: xác nhận kết quả bầu cử,
miễn nhiệm, bãi nhiệm, cho thôi nhiệm vụ.
5. Chi hoạt động thẩm tra các dự thảo
nghị quyết, báo cáo, đề án trình tại kỳ họp.
a) Cấp tiền lưu trú (bao gồm hỗ trợ
tiền ăn và tiền tiêu vặt) cho thành phần dự họp thẩm tra:
- Thành phần dự
họp:
+ Cấp tỉnh: 100% mức quy định của Bộ
Tài chính;
+ Cấp huyện: 80% cấp tỉnh;
+ Cấp xã: 80% cấp
huyện.
- Bồi dưỡng thêm cho người chủ trì cuộc
họp: 100% mức chi cho thành phần dự họp.
b) Chi xây dựng và hoàn thiện báo cáo
thẩm tra:
- Cấp tỉnh: 500.000 đồng/dự thảo nghị
quyết, báo cáo cần thẩm tra;
- Cấp huyện: 300.000 đồng/dự thảo nghị
quyết, báo cáo cần thẩm tra;
- Cấp xã: 200.000 đồng/dự thảo nghị
quyết, báo cáo cần thẩm tra.
6. Chi soạn thảo các văn bản khác
trình kỳ họp Hội đồng nhân dân:
- Cấp tỉnh: 300.000 đồng/văn bản;
- Cấp huyện: 200.000 đồng/văn bản;
- Cấp xã: 100.000 đồng/văn bản.
7. Chi xây dựng, hoàn thiện bài phát
biểu tại kỳ họp Hội đồng nhân dân:
a) Phát biểu khai mạc, bế mạc:
- Cấp tỉnh: 400.000 đồng/bài phát biểu;
- Cấp huyện: 300.000 đồng/bài phát biểu;
- Cấp xã: 200.000 đồng/bài phát biểu.
b) Phát biểu khi dự kỳ họp cấp dưới
trực tiếp:
- Cấp tỉnh: 300.000 đồng/bài phát biểu;
- Cấp huyện: 200.000 đồng/bài phát biểu.
8. Chi xây dựng, tổng hợp ý kiến thảo
luận Tổ đại biểu (nếu có):
- Cấp tỉnh: 500.000 đồng/kỳ họp;
- Cấp huyện: 300.000 đồng/kỳ họp;
- Cấp xã:
150.000 đồng/kỳ họp.
Điều 6. Chi hoạt
động giám sát, khảo sát.
1. Chi xây dựng kế hoạch, báo cáo kết
quả giám sát, khảo sát:
a) Chi xây dựng kế hoạch giám sát, khảo
sát:
- Cấp tỉnh: 300.000 đồng/văn bản;
- Cấp huyện: 200.000 đồng/văn bản;
- Cấp xã: 100.000 đồng/văn bản.
b) Chi xây dựng và hoàn thiện báo cáo
kết quả giám sát, khảo sát:
- Cấp tỉnh: 500.000 đồng/báo cáo;
- Cấp huyện: 300.000 đồng/báo cáo;
- Cấp xã: 150.000 đồng/báo cáo.
2. Cấp tiền lưu trú (bao gồm hỗ trợ
tiền ăn và tiền tiêu vặt) cho thành phần đoàn giám sát, khảo sát:
a) Thành phần đoàn:
- Cấp tỉnh: 100% mức quy định của Bộ
Tài chính;
- Cấp huyện: 80% cấp tỉnh;
- Cấp xã: 80% cấp huyện.
b) Bồi dưỡng thêm cho Trưởng đoàn hoặc
người chủ trì: 100% mức chi cho thành phần đoàn.
Điều 7. Chi tổ chức
lấy ý kiến tham gia vào các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp
trên và văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân ban hành.
1. Chi tổ chức họp lấy ý kiến:
a) Người chủ trì cuộc họp:
- Cấp tỉnh: 150.000
đồng/người/cuộc họp;
- Cấp huyện:
120.000 đồng/người/cuộc họp;
- Cấp xã: 100.000 đồng/người/cuộc họp.
b) Các thành viên tham dự cuộc họp
(theo danh sách dự họp):
- Cấp tỉnh: 100.000 đồng/người/cuộc họp;
- Cấp huyện: 80.000 đồng/người/cuộc họp;
- Cấp xã: 60.000 đồng/người/cuộc họp.
2. Chi góp ý kiến bằng văn bản (chỉ
thực hiện trong trường hợp không tổ chức họp):
a) Các dự án luật, pháp lệnh và văn bản
quy phạm pháp luật khác của Trung ương.
- Cấp tỉnh: 400.000 đồng/văn bản;
- Cấp huyện: 200.000 đồng/văn bản;
- Cấp xã: 100.000 đồng/văn bản.
b) Văn bản quy phạm pháp luật do Hội
đồng nhân dân ban hành:
- Cấp tỉnh: 100% mức quy hiện hành;
- Cấp huyện: 80% cấp tỉnh;
- Cấp xã: 80% cấp huyện.
3. Chi viết báo cáo tổng hợp ý kiến
góp ý: 100% mức quy định tại khoản 2, Điều này.
Điều 8. Chi hội
nghị, các phiên họp, cuộc họp của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng
nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân.
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân và người
được mời tham gia hội nghị, các phiên họp, cuộc họp của Thường trực Hội đồng
nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng
nhân dân được chi tiền lưu trú để hỗ trợ tiền ăn như sau:
- Cấp tỉnh: 100% mức quy định của Bộ
Tài chính;
- Cấp huyện: 80% cấp tỉnh;
- Cấp xã: 80% cấp huyện.
2. Bồi dưỡng thêm cho người chủ trì:
100% mức quy định tại khoản 1 điều này.
3. Chi xây dựng báo cáo tham luận, bài
phát biểu tại các hội nghị, hội thảo do Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc cơ
quan cấp trên tổ chức (không áp dụng
đối với cấp xã). Tùy phạm vi và mức độ, Thường trực Hội đồng
nhân dân cấp triệu tập quyết định mức chi cụ thể, nhưng tối đa không quá 500.000 đồng/báo cáo hoặc bài phát biểu đối với cấp tỉnh; 300.000 đồng/báo cáo hoặc bài
phát biểu đối với cấp huyện.
Điều 9. Chi công
tác xây dựng chương trình, kế hoạch, báo cáo công tác nhiệm kỳ, hàng năm của Hội
đồng nhân dân, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và
các Ban của Hội đồng nhân dân.
Tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ
xây dựng chương trình, kế hoạch, báo cáo công tác của Hội đồng nhân dân, Thường
trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân được chi bồi dưỡng, mức chi tối đa như sau:
- Cấp tỉnh: 500.000 đồng/văn bản;
- Cấp huyện:
300.000 đồng/văn bản;
- Cấp xã: 150.000 đồng/văn bản.
Điều 10. Chi tiếp
xúc cử tri.
a) Hỗ trợ mỗi đơn vị hành chính cấp
xã 10.000.000 đồng/năm để phục vụ công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp.
b) Cấp tiền lưu trú (bao gồm hỗ trợ
tiền ăn và tiền tiêu vặt) cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, người chủ trì
Hội nghị tiếp xúc cử tri: đại diện Ban Thường trực Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đại biểu được bầu (đối với
tiếp xúc cử tri ở đơn vị bầu cử); đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi đại biểu
cư trú (đối với tiếp xúc cử tri nơi cư trú); đại diện Ban chấp hành Công đoàn
(đối với tiếp xúc cử tri nơi làm việc) và thành phần được
mời tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri:
- Cấp tỉnh: 100% mức quy định của Bộ
Tài chính;
- Cấp huyện: 80% cấp tỉnh;
- Cấp xã: 80% cấp huyện.
d) Chi xây dựng và hoàn thiện báo cáo
tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri:
- Cấp tỉnh: 500.000 đồng/báo cáo;
- Cấp huyện:
300.000 đồng/báo cáo;
- Cấp xã: 150.000 đồng/báo cáo.
e) Trong trường hợp, có sự phối hợp
tiếp xúc cử tri đại biểu Hội đồng nhân dân hai cấp thì áp dụng mức chi ở cấp cao nhất. Đối với nội dung chi
quy định tại điểm c, khoản này thì thành
phần do Hội đồng nhân dân cấp nào mời thì cấp đó đảm bảo.
Điều 11. Một số
chế độ chi tiêu khác phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.
1. Chế độ thanh toán tiền phương tiện
công tác.
Đại biểu Hội đồng nhân dân không hưởng
lương hoặc sinh hoạt phí từ ngân sách Nhà nước khi tham gia các hoạt động của Hội
đồng nhân dân được Văn phòng Hội đồng nhân dân thanh toán tiền xe theo giá phương tiện công cộng.
2. Chế độ chi hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ:
a) Hỗ trợ tiền mua sắm trang phục cho đại biểu Hội đồng nhân dân (nếu tham gia ở
nhiều cấp thì hưởng ở cấp cao nhất),
mức hỗ trợ như sau:
- Cấp tỉnh: 5.000.000 đồng/người/nhiệm
kỳ;
- Cấp huyện:
4.000.000 đồng/người/nhiệm kỳ;
- Cấp xã: 3.000.000 đồng/người/nhiệm
kỳ.
b) Hỗ trợ đại biểu Hội đồng nhân dân các
cấp để truy cập thông tin, tài liệu phục vụ hoạt động:
- Cấp tỉnh: 200.000 đồng/đại biểu/tháng;
- Cấp huyện:
150.000 đồng/đại biểu/tháng;
- Cấp xã: 100.000 đồng/đại biểu/tháng.
c) Thường trực Hội đồng nhân dân, Trưởng
Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh có thể quyết định việc thuê tư vấn về kỹ thuật,
chuyên môn để tham gia thẩm tra, giám sát những vấn đề thuộc
thẩm quyền khi thấy cần thiết. Mức thuê không quá 4.000.000 đồng/01 lần đến
xong việc.
3. Chế độ thăm hỏi ốm đau, trợ cấp đối
với đại biểu Hội đồng nhân dân.
a) Đại biểu Hội đồng nhân dân khi bị
đau ốm nằm viện được chi thăm hỏi: Cấp tỉnh 800.000 đồng/người/lần;
cấp huyện 600.000 đồng/người/lần; cấp xã 400.000 đồng/người/lần. Trường hợp bị
bệnh hiểm nghèo thì mức chi tối đa không quá: Cấp tỉnh
4.000.000 đồng/người/lần; cấp huyện 3.000.000 đồng/người/lần; cấp xã: 2.000.000
đồng/người/Iần.
b) Đại biểu Hội đồng nhân dân và thân
nhân của đại biểu Hội đồng nhân dân gồm: Cha, mẹ đẻ; cha, mẹ vợ (chồng); vợ (chồng),
con từ trần, được Thường trực Hội đồng nhân dân tổ chức thăm viếng, mức chi tối đa không quá:
- Cấp tỉnh: 1.500.000 đồng/người;
- Cấp huyện: 1.000.000 đồng/người;
- Cấp xã: 500.000 đồng/người.
c) Chi thăm hỏi ốm đau, thăm viếng
các vị nguyên là Thường trực Hội đồng nhân dân, lãnh đạo Ban của Hội đồng nhân
dân, mức chi tối đa không quá:
- Cấp tỉnh: 800.000 đồng/người;
- Cấp huyện: 600.000 đồng/người;
- Cấp xã: 400.000 đồng/người.
d) Những trường hợp đặc biệt khác do
Thường trực Hội đồng nhân dân cấp đó xem xét, quyết định.
4. Chế độ chi
cho phóng viên Báo, Đài, cán bộ, công chức phục vụ các hoạt
động của Hội đồng nhân dân:
a) Phóng viên Báo, Đài và cán bộ,
công chức là thành viên tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân nói ở Điều
5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 10 trên đây được hưởng chế độ như đại biểu Hội
đồng nhân dân cùng cấp.
b) Cán bộ, công chức thực hiện các
công việc có liên quan đến phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân nói ở Điều 5
(trừ khoản 2), Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 10 trên đây được hưởng chế độ bằng
50% mức của đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp.