Nghị quyết 04/2007/NQ-HĐND về phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới Bưu chính, Viễn thông tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2015

Số hiệu 04/2007/NQ-HĐND
Ngày ban hành 02/02/2007
Ngày có hiệu lực 12/02/2007
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Mai Trực
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2007/NQ-HĐND

Nha Trang, ngày 02 tháng 02 năm 2007

 

NGHỊ QUYẾT

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2015

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
KHÓA IV, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 2

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông số 43/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 5 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 236/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Bưu chính Việt Nam đến năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg ngày 31/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010;

Sau khi xem xét Tờ trình số 449/TTr-UBND ngày 24/01/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh, Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế và ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới Bưu chính, Viễn thông tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2015” với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. Quan điểm phát triển

- Bưu chính, Viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân. Mạng lưới Bưu chính, Viễn thông được phát triển đồng bộ với cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh và là điều kiện phát triển cho các ngành kinh tế khác.

- Phát triển cơ sở hạ tầng Bưu chính, Viễn thông với công nghệ hiện đại, đa dịch vụ, hoạt động hiệu quả, an toàn và tin cậy, phủ rộng đến khắp các vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

- Phát triển Bưu chính, Viễn thông đi đôi với việc bảo đảm an ninh, an toàn thông tin quốc gia và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển một cách bền vững.

- Bưu chính, viễn thông đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng GDP của tỉnh, chiếm tỷ trọng từ 6% đến 8% trong GDP.

II. Mục tiêu phát triển

1. Về Bưu chính

- Mạng bưu chính công cộng được phát triển rộng khắp trên toàn tỉnh; Đảm bảo cung cấp dịch vụ bưu chính công ích đến tất cả các điểm phục vụ, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của mọi người dân và thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ thông tin của Đảng, và chính quyền các cấp. Đến năm 2010, chỉ tiêu phục vụ bình quân đạt 3.000 dân trên một điểm phục vụ, bán kính phục vụ bình quân dưới 2 km; 100% số xã có điểm phục vụ bưu chính hoạt động; 100% bưu cục trên toàn tỉnh đều có cung cấp đầy đủ tất cả các dịch vụ giá trị gia tăng.

2. Về Viễn thông

- Phát triển viễn thông trở thành ngành kinh tế mạnh, có tỷ trọng đóng góp cho tăng trưởng GDP ngày càng tăng. Tốc độ tăng trưởng đạt 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

- Đến năm 2010, các chỉ tiêu viễn thông đều đạt mức cao so với cả nước: Mật độ điện thoại toàn tỉnh phấn đấu ở mức 70 máy/100 dân, trong đó mật độ điện thoại cố định là 28 máy/100 dân và điện thoại di động là 42 máy/100 dân; Mật độ thuê bao Internet đạt gấp 1,5 lần so với mức trung bình của cả nước; Hoàn thành phố cập dịch vụ viễn thông công ích cho toàn tỉnh. Đến năm 2015, các dịch vụ viễn thông và Internet đảm bảo đáp ứng đủ theo nhu cầu của xã hội.

- Quang hóa thay thế dần cáp đồng và ngầm hóa mạng cáp viễn thông tại các đô thị. Đến 2010, 100% số xã đều có cáp quang đến trung tâm; Ngầm hóa các tuyến cáp của thành phố Nha Trang và các trung tâm huyện, đối với các tuyến cáp treo không thể ngầm hóa thì thực hiện cải tạo theo các phương án kỹ thuật phù hợp để đảm bảo an toàn thông tin và mỹ quan đô thị.

- Cơ sở hạ tầng thông tin duyên hải đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu phát triển kinh tế biển và công tác phòng chống lũ lụt, tìm kiếm cứu nạn, an ninh quốc phòng.

III. Phương hướng phát triển

1. Về Bưu chính

[...]