HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
03/2016/NQ-HĐND
|
Cần
Thơ, ngày 22 tháng 7 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ HAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành quy chế đặt
tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
Căn cứ Thông tư số
36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn một số điều của Quy chế đặt tên, đổi
tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số
91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ;
Xét Tờ trình số 47/TTr-UBND
ngày 09 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về đặt tên, đổi tên đường
và công trình công cộng; Báo cáo thẩm tra của Ban văn hóa - xã hội; ý kiến thảo
luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất đặt
tên 08 tuyến đường, đổi tên 01 tuyến đường và 01 công trình công cộng trên địa
bàn thành phố Cần Thơ, cụ thể:
1. Đặt tên 08 tuyến đường
trên địa bàn 05 quận, huyện
a) Quận Ninh Kiều (03 tuyến đường):
Lê Chân, Ngô Sĩ Liên, Lý Chính Thắng
b) Quận Cái Răng (01 tuyến đường):
Bùi Quang Trinh
c) Quận Bình Thủy (02 tuyến đường):
Nguyễn Thị Tạo, Đinh Công Chánh
d) Quận Ô Môn (01 tuyến đường):
Trần Ngọc Hoằng
đ) Huyện Vĩnh Thạnh (01 tuyến
đường): Phù Đổng Thiên Vương
2. Đổi tên đường, tên công
trình công cộng trên địa bàn 02 quận, huyện
a) Quận Bình Thủy: 01 tuyến đường
Đường Hồ Trung Thành (tên cũ:
Đường Công Binh)
b) Huyện Phong Điền: 01 công
trình công cộng
Cầu Tây Đô (tên cũ: Cầu Phong
Điền)
Kèm theo:
- Phụ lục I: Thuyết minh vị trí
các tuyến đường và công trình công cộng;
- Phụ lục II: Tóm tắt tiểu sử
danh nhân và ý nghĩa địa danh.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân
dân thành phố tổ chức triển khai và thực hiện việc gắn biển tên đường và công
trình công cộng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực thi
hành.
Giao Thường trực Hội đồng nhân
dân, các Ban của Hội đồng nhân dân thành phố và đại biểu Hội đồng nhân dân
thành phố kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân thành phố Cần Thơ khóa IX, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 22 tháng 7
năm 2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2016./.
PHỤ LỤC I
THUYẾT MINH QUY MÔ, VỊ TRÍ CÁC TUYẾN ĐƯỜNG VÀ CÔNG
TRÌNH CÔNG CỘNG
(Kèm theo Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND ngày 22 tháng 7 năm 2016 của
Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ)
A. ĐƯỜNG (09 tuyến)
STT
|
TÊN ĐƯỜNG
|
CHIỀU DÀI (m)
|
LÒNG ĐƯỜNG (m)
|
LỘ GIỚI (m)
|
SỐ LÀN XE
|
PHÂN NHÓM
|
GIỚI HẠN (Điểm
đầu - điểm cuối)
|
TÊN TẠM GỌI
HIỆN NAY
|
GHI CHÚ
|
I
|
QUẬN NINH KIỀU (03 tuyến)
|
1
|
Lê Chân
|
460
|
9
|
20
|
2
|
IV
|
Đường số 39 - Đường số 23, khu dân cư 91B
|
Đường A2, khu dân cư 91B
|
|
2
|
Ngô Sĩ Liên
|
380
|
9
|
20
|
2
|
IV
|
Đường Nguyễn Văn Linh - Đường số 3, khu dân cư
Metro
|
Đường số 1, khu dân cư Metro
|
|
3
|
Lý Chính Thắng
|
355
|
4 - 7
|
4 - 19
|
2
|
IV
|
Đường 3 tháng 2 - Đường Nguyễn Văn Linh
|
Đường nội bộ khu dân cư 178, đường 3 tháng 2
|
|
II
|
QUẬN CÁI RĂNG (01 tuyến)
|
1
|
Bùi Quang Trinh
|
500
|
8 x 2
|
28
|
4
|
IV
|
Đường Võ Nguyên Giáp (đấu nối với đường Bùi Quang
Trinh hiện hữu) - Đường A5, khu đô thị Phú An
|
Đường A2, khu đô thị Phú An
|
Đường Bùi Quang Trinh (mới) có chiều dài toàn
tuyến 1.439 m
|
III
|
QUẬN BÌNH THỦY (03 tuyến)
|
1
|
Hồ Trung Thành
|
1.200
|
8
|
16
|
2
|
IV
|
Đường Lê Hồng Phong - Đường Huỳnh Phan Hộ
|
Đường Công Binh
|
Đổi tên đường
|
2
|
Nguyễn Thị Tạo
|
1.192
|
4
|
4
|
1
|
IV
|
Nối tiếp đường Nguyễn Thị Tạo hiện hữu - Đường
Võ Văn Kiệt
|
Đoạn đường Nguyễn Thị Tạo - Võ Văn Kiệt
|
Đường Nguyễn Thị Tạo (mới) có chiều dài toàn
tuyến là 2.392 m
|
3
|
Đinh Công Chánh
|
1.465
|
4
|
4
|
1
|
IV
|
Nối tiếp đường Đinh Công Chánh hiện hữu - Đường
Võ Văn Kiệt
|
Đoạn đường Đinh Công Chánh - Đường Võ Văn Kiệt
|
Đường Đinh Công Chánh (mới) có chiều dài toàn
tuyến là 5.365 m
|
IV
|
QUẬN Ô MÔN (01 tuyến)
|
1
|
Trần Ngọc Hoằng
|
1.000
|
5
|
6
|
2
|
IV
|
Quốc lộ 91 - Giáp ranh xã Thới Hưng, huyện Cờ
Đỏ
|
Đoạn đường vào Nông trường Sông Hậu
|
|
V
|
HUYỆN VĨNH THẠNH (01 tuyến)
|
1
|
Phù Đổng Thiên Vương
|
3.083
|
12
|
42
|
2
|
II
|
Quốc lộ 80 - Cầu Láng Chim
|
Đoạn đường Bốn Tổng - Một Ngàn
|
|
B. CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (01 công trình)
STT
|
TÊN CÔNG
TRÌNH CÔNG CỘNG
|
ĐỊA CHỈ
|
QUY MÔ
(Thông số mô tả quy mô theo quy định chuyên môn đối với từng loại
công trình cụ thể)
|
PHÂN NHÓM
|
TÊN TẠM GỌI
HIỆN NAY
|
GHI CHÚ
|
I
|
HUYỆN PHONG ĐIỀN (01 công trình)
|
1
|
Cầu Tây Đô
|
Thị trấn Phong Điền - Xã Nhơn Ái
|
Bê tông cốt thép, dài 85m, rộng 5m, tải trọng
13 tấn
|
IV
|
Cầu Phong Điền
|
Đổi tên cầu
|
PHỤ LỤC II
TÓM TẮT TIỂU SỬ DANH NHÂN VÀ Ý NGHĨA ĐỊA DANH
(Kèm theo Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND ngày 22 tháng 7 năm 2016 của
Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ)
A. ĐƯỜNG (09 tuyến)
I. QUẬN NINH KIỀU (03 tuyến)
1. Lê Chân (20 - 43)
Lê Chân là nữ tướng thời Trưng Vương, quê ở làng
An Biên, huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương. Thân phụ của Bà bị Thái thú Tô Định giết,
vì quyết báo thù nhà nợ nước, Bà cùng các nữ tướng theo giúp Hai Bà Trưng khởi
nghĩa. Trong các trận đánh, Bà thường được cử đi tiên phong, dũng cảm có tiếng.
Đuổi được quân xâm lược, Trưng Nữ Vương rất trọng
vọng Bà, giao cho Bà coi việc quốc phòng. Để nung chí chiến đấu của dân quân,
Bà thường mở cuộc thi võ và diễn võ hai, ba ngày liên tiếp, tương truyền Bà là
người nghĩ ra môn thể thao đánh phết còn lưu truyền đến ngày nay. Năm Tân Sửu
41, nhà Hán sai Mã Viện sang xâm chiếm nước ta, Bà quyết chiến với giặc nhiều
trận ác liệt, cuối cùng Bà tử trận tại cánh đồng làng Mai Động. Về sau, dân
làng lập đền thờ Bà, các triều vua đều có ban sắc, phong Bà là Thượng đẳng phúc
thần công chúa. Hàng năm, Nhân dân vẫn mở hội tưởng niệm Bà vào các ngày 4, 5,
6 tháng Giêng.
(Cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công
trình công cộng thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Từ điển nhân vật lịch sử Việt
Nam/Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thế - Thành phố Hồ Chí Minh: Tổng hợp, 2006 -
1690 tr; 24 cm).
2. Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV)
Ngô Sĩ Liên là nhà Sử học lớn, quê ở làng Chúc
Lý, huyện Chương Đức (Chương Mỹ, Hà Tây), đỗ Tiến sĩ năm 1442, làm quan ở Viện
Hàn lâm, sau thăng Đô ngự sử, thọ 99 tuổi.
Vào thời Hồng Đức (1470 - 1497), Ông làm việc ở
Viện Quốc sử, được giao biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư (15 quyển). Trong
bộ sử, Ông đề cao tinh thần dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, song cũng khẳng định
tư tưởng phong kiến Nho giáo trong tiến trình phát triển lịch sử.
(Cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công
trình công cộng thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Từ điển nhân vật lịch sử Việt
Nam/Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh chủ biên, Phan Đại Doãn....- H.: Giáo dục,
2006- 648 tr; 24 cm).
3. Lý Chính Thắng (1917 - 1946)
Lý Chính Thắng tên thật là Nguyễn Đức Huỳnh, quê
ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông có thời gian theo học Trường Trung học tỉnh
Thanh Hóa, sau vào hoạt động trong Nam, tham gia Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn và
gây cơ sở Đảng ở khu vực Đa Kao (Đất Hộ).
Tháng 3/1945, Ông được phái ra Bắc để bắt liên lạc
với Trung ương, sau đó lên đường vào Nam đem theo quyết định khởi nghĩa vũ
trang cho Xứ ủy Nam Kỳ. Cách mạng tháng Tám thành công, rồi kháng chiến toàn quốc
bùng nổ, ông hoạt động trong ngành giao thông liên lạc tại vùng Sài Gòn bị giặc
chiếm. Bị giặc Pháp bắt và tra tấn dã man, ông mất tại Bệnh viện Chợ Rẫy ngày
30/9/1946.
Ông đã được truy tặng Huân chương Độc lập hạng
Nhì.
(Cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công
trình công cộng thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Từ điển nhân vật lịch sử Việt
Nam/Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh chủ biên, Phan Đại Doãn....- Hương.- H.:
Giáo dục, 2006- 648 tr; 24 cm).
II. QUẬN CÁI RĂNG (01 tuyến)
1. Bùi Quang Trinh (1923 - 1945)
Liệt sỹ Bùi Quang Trinh quê gốc ở Chợ Mới, tỉnh
An Giang. Năm 1940 gia đình anh về sống ở Cần Thơ. Cụ thân sinh là người lao động
giỏi, biết nhiều nghề. Anh được đồng chí Ung Văn Khiêm - một trong những đồng
chí lãnh đạo An Nam Cộng sản Đảng giác ngộ cách mạng.
Anh là con lớn nhất trong gia đình gồm 10 anh
em. Sau khi đỗ bằng Thành Chung ở Cần Thơ, Anh lên Sài Gòn học hội họa ở Trường
Mỹ thuật Gia Định, đồng cảm với nỗi khổ của người dân, có ý thức phản kháng cường
quyền, bất công xã hội và trước thái độ cửa quyền, hách dịch, hà khắc của viên
Bố Chánh, Anh quyết định bỏ việc khi đang làm “Quan phán” ở tòa Bố chánh Hà
Tiên.
Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, anh về Cần Thơ
tham gia cướp chính quyền. Sau đó gia nhập lực lượng Quốc gia tự vệ cuộc (tiền
thân của Công an Nam bộ). Ít ngày sau khi tái chiếm thị xã Cần Thơ, giặc Pháp đổ
quân về Cái Răng, âm mưu từ “bàn đạp” này để có thể “nống” ra đánh phá các cơ sở
kháng chiến, các cơ quan đầu não của Cần Thơ. “Nhà việc” của xã Thường Thạnh được
chúng chọn làm trụ sở của Ban chỉ huy quân sự Pháp do tên quan ba Ru-ăng làm chỉ
huy trưởng.
Ngày 12 tháng 11 năm 1945, Anh là Phó chỉ huy
trưởng chỉ huy trận đánh Cái Răng, là một trong 5 chiến sĩ của “Đội cảm tử Quốc
gia tự vệ cuộc” do đồng chí Lê Bình chỉ huy đã “Hóa trang kỳ tập” vào Ban Chỉ
huy cánh quân Pháp đặt tại Cái Răng, giết hơn 20 tên giặc. Đây là trận đánh có
tiếng vang lớn rất đáng ghi nhớ của quân dân Cần Thơ kể từ khi quân Pháp tái
chiếm Cần Thơ được ít ngày. Anh đã anh dũng hy sinh trong trận đánh này.
(Cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công
trình công cộng thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Bình Minh - Tiếng súng Cái
Răng: Ký sự - Lịch sử/Phương Hạnh - Cần Thơ, 1992 - 35tr).
III. QUẬN BÌNH THỦY (03 tuyến)
1. Hồ Trung Thành (1952 - 1978)
Hồ Trung Thành là Anh hùng Lực lượng
vũ trang nhân dân, còn được gọi là Hồ Thành Lân, quê ở xã Phú Mỹ, huyện Cái Nước,
tỉnh Cà Mau. Ông nhập ngũ năm 1970, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm
1972. Từ năm 1970 - 1972, Ông là chiến sĩ đặc công Quân khu 9, tham gia đánh 10
trận, diệt nhiều địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Trong hai trận
đánh sân bay Trà Nóc (Cần Thơ) đêm 16/5/1972 và đêm 11/9/1972, Ông điều tra
nghiên cứu và chỉ huy tổ đặc công phá hủy 15 máy bay; trong đó, Ông trực tiếp
phá hủy 09 máy bay. Còn trong hai trận đánh kho Vị Thanh và Rạch Giá đêm
15/10/1972 và đêm 14/11/1972, Hồ Trung Thành sử dụng mìn hẹn giờ phá hủy 27 xe
quân sự, 03 kho đạn (15.000 tấn), 01 kho xăng (1.000 tấn), diệt 47 tên địch.
Qua nhiều trận chiến đấu, Ông được
tặng thưởng 01 Huy chương Chiến công hạng Nhì, 03 Huy chương Chiến công hạng
Ba. Ông được phong quân hàm Thượng úy năm 1978. Khi được tuyên dương Anh hùng Lực
lượng vũ trang nhân dân, Ông là Đại đội trưởng Đại đội đặc công 19, Đoàn 8,
quân giải phóng miền Nam Việt Nam.
(Cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường
và công trình công cộng thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Từ điển bách khoa
quân sự Việt Nam/Bộ Quốc phòng.- H.: Quân đội nhân dân, 2004.- 1295 tr; 27 cm).
2. Nguyễn Thị Tạo (1916 - 1994)
Mẹ Nguyễn Thị Tạo quê ở Long Hòa,
thành phố Cần Thơ, có 03 con là liệt sĩ. Bằng Luật 10/59, Mỹ - Diệm lê máy chém
khắp miền Nam tàn sát đồng bào, căm thù quân cướp nước, Mẹ Nguyễn Thị Tạo hăng
hái tham gia hoạt động cách mạng và lần lượt tiễn 03 người con lên đường nhập
ngũ, các anh chiến đấu và hy sinh rất dũng cảm.
Ngày 20/4/1963, Mẹ chính thức đứng
vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam. Không ngại khó khăn, nguy hiểm, Mẹ tích cực
bảo vệ, nuôi chứa và vận động quần chúng ủng hộ, giúp đỡ cán bộ, bộ đội. Mẹ còn
lãnh đạo đội quân chính trị đấu tranh trực diện với địch tại thành phố Cần Thơ.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải
phóng, Mẹ tuy tuổi cao nhưng là tấm gương tiêu biểu, cùng với các đồng chí cán
bộ trẻ ở địa phương lao vào công tác không mệt mỏi, giải quyết, khắc phục mọi hậu
quả chiến tranh để lại. Mẹ đảm nhận Ban Cán sự Phụ nữ Khóm VI, phường Bình Thủy.
Tháng 6/1976, Mẹ được Đảng, Nhà nước cho về hưu, cư ngụ ấp Bình Nhựt A, xã Long
Hòa.
Với thành tích của Mẹ và sự hy
sinh các con của Mẹ cho Tổ quốc, Chủ tịch nước đã khen tặng Mẹ Huân chương
kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì và danh hiệu cao quý Bà mẹ Việt Nam anh
hùng.
(Cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường
và công trình công cộng thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Bà mẹ Việt Nam anh
hùng tỉnh Cần Thơ/Ban Tuyên Giáo tỉnh ủy Cần Thơ.- 2008.- tr. 79 -Sách dày 693
trang khổ giấy 19,5 x 27,5 cm).
3. Đinh Công Chánh (1839 -
1899)
Đinh Công Chánh là con của ông
Đinh Công Điển và bà Huỳnh Thị Hiệu. Lúc nhỏ, ông học tại gia, khi lên 7 tuổi,
ông theo học trường chữ Nho ở xóm Bà Đồ do bà giáo Nguyễn Thị Nguyệt dạy, không
lâu sau, bà giáo qua đời, ông trở về tiếp tục học tại gia.
Ông là người tham gia vào Tao đàn
văn học đầu tiên của làng Bình Hưng (tên trước của làng Bình Thủy). Ông được
Bùi Hữu Nghĩa dạy làm thơ, Bùi Hữu Sanh truyền dạy nghề thuốc Bắc, thuốc Nam và
được vị lão sư Nguyễn Giác Nguyên tin yêu, hướng dẫn đi theo con đường của các
sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Ông tham gia phong trào vận động Đông Du (do Phan
Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo) tại làng Bình Thủy. Ông được Ban Tế tự Đình thần
Bình Thủy giao việc trông coi Đình và cất miếu thờ Thần Nông, Sơn Quân và nhà
Võ Ca (sân khấu). Ông đã hoàn thành tốt các công việc được giao và được nhân
dân hết lòng khen ngợi.
Đương thời, ông được xem là nhà
Nho, thường kêu gọi nhân dân làm điều lành, tránh làm điều dữ; đồng thời, ông
cũng là một danh y, tu hành đức độ và giỏi về thiên văn, địa lý. Năm 1887, ông
là Trưởng Ban Bảo tự chùa Long Quang. Sau đó, ông được bầu giữ chức Bồi Bái ở
Đình thần Bình Thủy - Long Tuyền (chức việc này được xem như hộ vệ của thần).
Ông mất năm 1899, sau một tai nạn
khi tham gia trùng hưng chùa Long Quang. Ông mất đi để lại niềm thương cảm vô hạn
trong nhân dân làng cổ Bình Thủy - Long Tuyền, người ta thường nhắc đến ngày mất
của ông bằng câu ca dao: Ngày ba, tháng tý, giờ thìn/Nhằm năm Kỷ Hợi, đế kinh
triệu hồi.
(Theo nguồn dữ liệu Ngân hàng
tên đường, Nguồn trích dẫn: Chuyện làng cổ Bình Thủy - Long Tuyền/Nguyễn Sương
- Cần Thơ, Nxb Đại học Cần Thơ, năm 2011 - 150 trang).
IV. QUẬN Ô MÔN (01 tuyến)
1. Trần Ngọc Hoằng (1925 -
2000)
Trần Ngọc Hoằng là Anh hùng Lao động,
sinh ngày 06/8/1925, tại phường An Hòa, thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ.
Tham gia cách mạng tháng 7/1944, đến
tháng 8/1945, tham gia cướp chính quyền tại thị xã Bạc Liêu. Ngày 02/9/1945,
ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong 09 năm kháng chiến chống
Pháp kiên cường, Ông sống trong lòng địch. Năm 1954, Ông tập kết ra Bắc và được
đi học tại Học viện Quân chính cấp cao khóa I tại Hà Nội. Năm 1963, Ông là Thượng
úy, Bí thư Đảng ủy chính trị viên Tiểu Đoàn H27, vượt Trường Sơn vào Nam đánh Mỹ.
Năm 1975, Ông mang Quân hàm Thiếu
tá, giữ chức Chính ủy Trường Quân chính quân khu 9. Năm 1976, Ông chuyển ngành
về làm Phó Trưởng ty Nông nghiệp Hậu Giang (nay là thành phố Cần Thơ). Tháng
4/1979, Ông tình nguyện xây dựng nông trường và làm Giám đốc Nông trường Sông Hậu,
kiêm Giám đốc Nông trường 30 tháng 4, tỉnh Sóc Trăng. Nông trường Sông Hậu do
Ông xây dựng từ vùng đất hoang hóa đã trở thành đơn vị 02 lần đạt Anh hùng Lao
động (năm 1985 và 1999).
Với công lao to lớn, thành tích đặc
biệt xuất sắc, ông Trần Ngọc Hoằng đã được khen thưởng: Huy hiệu Thành đồng Tổ
quốc; Huân chương Chiến công hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Nhì,
Ba; Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Độc lập hạng
Nhì; Anh hùng Lao động; Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ hai giỏi toàn quốc;
Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương chuyên ngành các loại.
Ông từ trần vào 19 giờ 20 phút,
ngày 15/7/2000. Ghi nhận công lao to lớn của Ông với việc khai mở phát triển sự
nghiệp giáo dục trong Nông trường Sông Hậu, Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ đã ký
Quyết định số 885/QĐ-CTUB ngày 16/4/2001 đổi tên Trường THPT Nông trường Sông Hậu
thành Trường THPT Trần Ngọc Hoằng.
(Cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường
và công trình công cộng thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu do Trường THPT Trần Ngọc
Hoằng, huyện Cờ Đỏ cung cấp).
V. HUYỆN VĨNH THẠNH (01 tuyến)
1. Phù Đổng Thiên Vương
Phù Đổng Thiên Vương là người anh
hùng nhỏ tuổi thời Hùng Vương, có tên Thánh Gióng. Theo truyền thuyết, Thánh
Gióng xuất thân từ một gia đình nghèo ở làng Gióng (Gia Lâm - Hà Nội), ba tuổi
vẫn chưa biết nói, biết cười. Bấy giờ, vào đời Vua Hùng Vương thứ 6, giặc Ân từ
phương Bắc tràn xuống đánh phá nước Văn Lang, quân ta chống đỡ rất khó khăn.
Vua Hùng lo lắng, cho người đi các nơi cầu người tài giỏi đánh giặc. Sứ của vua
đến làng Gióng, rao lời cầu. Cậu bé Gióng ba tuổi bỗng biết nói, nhờ mẹ gọi sứ
vào và nhờ sứ về đóng cho mình 01 con ngựa sắt, 01 cái nón sắt và 01 chiếc roi
sắt để đi đánh giặc. Sứ về tâu vua, vua Hùng liền sai người rèn ngựa, nón, roi
sắt chở đến làng. Cậu bé làng Gióng bỗng vươn mình đứng dậy thành người khổng lồ.
Dân làng nấu cơm, cậu đã ăn liền một lúc hết "bảy nong cơm, ba nong cà - Uống
một hớp nước, cạn đà khúc sông". Sau đó, cậu nhảy lên mình ngựa sắt, đội
nón, cầm roi, thúc ngựa lên đường. Ngựa sắt bỗng hí vang, phun lửa cháy cả một
vùng rồi phi nhanh về phía giặc. Cậu vung roi sắt quật chết nhiều tên giặc, chẳng
may roi gãy, cậu bèn nhổ các bụi tre ngà ven đường để đánh. Thây giặc ngổn
ngang, đất nước sạch bóng quân thù. Cậu quay ngựa, phi về núi Sóc ở quê nhà, cởi
áo sắt treo trên cành cây rồi bay về trời.
Ghi nhớ công ơn người anh hùng nhỏ
tuổi, quên mình vì nước, Nhân dân đã lập đền thờ cậu bé Gióng, tôn làm Phù Đổng
Thiên Vương. Hàng năm, ngày cậu bé Gióng ra đi, dân làng lại tổ chức Hội Gióng,
diễn lại cuộc chiến ngày xưa, ghi nhắc chiến tích anh hùng của cậu bé Gióng.
(Cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường
và công trình công cộng thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Từ điển nhân vật lịch
sử Việt Nam/Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh chủ biên, Phan Đại Doãn....- H.:
Giáo dục, 2006.- 648 tr; 24 cm).
B. CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (01
công trình)
I. HUYỆN PHONG ĐIỀN (01 công
trình)
1. Tây Đô
Tây Đô là tên gọi của Cần Thơ xưa.
Trước nay chưa có một văn bản nhà nước nào chính thức gọi Cần Thơ là Tây đô (thủ
đô miền Tây). Tuy nhiên, do vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, thương mại,
công kỹ nghệ và cả quân sự đều ở trung tâm khu vực châu thổ sông Cửu Long nên từ
trước đến nay Cần Thơ được coi là vị trí trung tâm của vùng.
Từ tháng 02/1919, trên tạp chí Nam
Phong đã đăng loạt bài du ký Một tháng ở Nam kỳ của ông Phạm Quỳnh. Đây là nhà
văn, nhà báo đầu tiên ở miền Bắc vào viếng miền Nam. Bài báo có đoạn viết
"Cần Thơ có cái vẻ mỹ miều xinh xắn, sạch sẽ phong quang, thật xứng tên
làm tỉnh đầu miền Tây (La capitale de L'Ouest - Tây Đô). Đường phố thênh thang,
nhà cửa san sát, các nhà buôn Tây cũng nhiều hơn, có chỗ coi xinh đẹp hơn ở Sài
Gòn” (Theo bài báo “Cần Thơ xưa” của nhà nghiên cứu Sơn Nam đăng liên tiếp
nhiều kỳ trên báo Cần Thơ năm 1994).
Chính hoàn cảnh địa lý, lịch sử,
kinh tế, văn hóa, chính trị, văn hóa, xã hội của Cần Thơ đã từng tồn tại, phát
triển qua các thời kỳ, tạo cơ sở để trước nay không ai bảo ai mà nhiều người ở
nhiều nơi vẫn thường gọi Cần Thơ là Tây Đô.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, trọng tâm là giai đoạn cuối của chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ, nhu
cầu tác chiến và quy mô tác chiến rất cao, tỉnh Cần Thơ cần phải có đơn vị tập
trung cấp tiểu đoàn để tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch, làm nòng cốt cho toàn
dân đánh giặc. Ngày 24/6/1964, giữa lúc cuộc chiến đấu của Nhân dân ta chống Mỹ
xâm lược ngày một trở nên quyết liệt thì tại xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp,
tỉnh Cần Thơ tiểu đoàn bộ binh đầu tiên mang tên Tây Đô được thành lập. Tiểu
đoàn Tây Đô, một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân Cần Thơ đã đóng góp
nhiều công lao, xương máu, lập nhiều chiến công tạo nên Vòng Cung rực lửa, Xà
No dậy sóng, đánh thắng nhiều đơn vị sừng sỏ của Mỹ - ngụy. “Ra đi là chiến thắng,
đánh là tiêu diệt” là truyền thống, là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến
sĩ, là niềm tin của Đảng bộ và nhân dân Cần Thơ. Tiểu đoàn Tây Đô đã được Đảng,
Nhà nước tuyên dương hai lần danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân. Ngày 20/6/1995, tiểu đoàn Tây Đô chính thức đóng tại doanh trại thuộc xã
Nhơn Ái (gần chợ Phong Điền), huyện Châu Thành A (nay là huyện Phong Điền,
thành phố Cần Thơ).
(Cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường
và công trình công cộng thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Địa chí Cần Thơ/Ủy ban nhân dân tỉnh Cần
Thơ - Cần Thơ, 2002).