Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Nghị quyêt 03/2006/NQ-HĐND về phương hướng nhiệm vụ năm 2006 do tỉnh Long An ban hành

Số hiệu 03/2006/NQ-HĐND
Ngày ban hành 13/01/2006
Ngày có hiệu lực 23/01/2006
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Long An
Người ký Trương Văn Tiếp
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03 /2006/NQ-HĐND

Tân an, ngày 13 tháng 01 năm 2006

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2006

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
KHÓA VII - KỲ HỌP THỨ 9

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Trên cơ sở xem xét các báo cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân, thông báo của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

Điều 1. Về hoạt động của HĐND, UBND, Viện Kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân tỉnh.

Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí thông qua báo cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân về kết quả hoạt động năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ năm 2006; báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; báo cáo kiểm điểm sự chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân; báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân và báo cáo thẩm tra của các Ban của Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp thứ 9.

Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân tiếp thu những ý kiến đóng góp của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu dự kỳ họp để bổ sung hoàn chỉnh các báo cáo.

Điều 2. Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2006.

Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2005, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2006 của tỉnh, với mục tiêu, các chỉ tiêu, giải pháp được nêu trong báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh và báo cáo của các cơ quan chức năng đã trình tại kỳ họp. Cụ thể:

A. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2005:

Năm 2005 trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức về thời tiết, dịch bệnh gia cầm, giá cả thị trường trong và ngoài nước tăng cao, nhưng với sự tập trung lãnh đạo của Tỉnh ủy và các cấp ủy Đảng trong tỉnh; sự chỉ đạo điều hành tích cực của Ủy ban nhân dân các cấp; sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh; sự giám sát, kiểm tra thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm của Hội đồng nhân dân các cấp; sự chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh ta đã cơ bản đạt được mục tiêu và hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm của năm 2005.

Năm 2005 nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng ở mức cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,9% (kế hoạch 10,5%), nhiều chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch. Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có hiệu quả. Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển nhanh, công tác xây dựng cơ bản có tiến bộ, các nguồn lực cho đầu tư phát triển được huy động tốt hơn, tập trung đầu tư nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trọng điểm bức xúc. Hoạt động thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu đều vượt kế hoạch. Thu ngân sách nhà nước vượt dự toán. Các lĩnh vực văn hóa-xã hội có sự chuyển biến tích cực, công tác xây dựng nhà tình nghĩa, giải quyết việc làm và giảm nghèo được triển khai thực hiện có kết quả; các vấn đề xã hội bức xúc được giải quyết tốt hơn. Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, ổn định, trật tự xã hội có chuyển biến tốt.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2005 còn một số hạn chế, yếu kém như: tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng của tỉnh, chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm và chưa thật vững chắc. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất còn nhiều hạn chế. Huy động nguồn vốn đầu tư phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu. Phát triển văn hoá chưa ngang tầm với phát triển kinh tế. Cơ sở vật chất phục vụ họat động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của người dân còn hạn chế, nhất là khu vực nông thôn. Năng lực quản lý, điều hành chương trình giải quyết việc làm và giảm nghèo chưa đáp ứng yêu cầu, số hộ ngưỡng nghèo còn nhiều. Kết quả cải cách hành chính chưa cao, thủ tục hành chính trên một số mặt còn rườm rà, nhất là trong công tác xúc tiến đầu tư,xúc tiến thương mại.

B. Mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế-xã hội năm 2006:

1. Mục tiêu tổng quát:

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và bền vững, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh lĩnh vực công nghiệp và thương mại-dịch vụ. Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, nhất là các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Huy động tốt các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế và nhân dân cho phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước. Chuẩn bị các điều kiện để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ cao. Đẩy mạnh xã hội hóa trên các lĩnh vực văn hóa-xã hội; tăng cường giải quyết việc làm, giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân, giải quyết tốt các vấn đề xã hội; phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ổn định, vững chắc.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: từ 12% trở lên

Trong đó:

- Khu vực nông lâm ngư nghiệp: 5,0%

- Khu vực công nghiệp - xây dựng: 23,5%

- Khu vực thương mại dịch vụ: 10,5%

GDP bình quân/đầu người/năm 9,850 triệu đồng

Tổng sản lượng lương thực: 1,900 triệu tấn

Tổng kim ngạch xuất khẩu: 465 triệu USD

Tổng thu ngân sách trên địa bàn: 1.376 tỷ đồng

- Nội địa: 1.300 tỷ đồng

[...]