Nghị định 75-CP năm 1995 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ kế hoạch và Đầu tư
Số hiệu | 75-CP |
Ngày ban hành | 01/11/1995 |
Ngày có hiệu lực | 01/11/1995 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Võ Văn Kiệt |
Lĩnh vực | Đầu tư,Bộ máy hành chính |
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 75-CP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 1995 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định quyết kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá IX ngày 21 tháng 10 năm
1995;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức
- Cán bộ Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
1/ Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ. Xác định phương hướng và cơ cấu gọi vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, đảm bảo sự cân đối giữa đầu tư trong nước và ngoài nước để trình Chính phủ quyết định.
2/ Trình Chính phủ các dự án luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp quy có liên quan đến cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để ổn định và phát triển kinh tế xã hội.
Nghiên cứu, xây dựng các quy chế và phương pháp kế hoạch hoá, hướng dẫn các bên nước ngoài và Việt Nam trong việc đầu tư vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài.
3/ Tổng hợp các nguồn lực của cả nước kể cả các nguồn từ nước ngoài để xây dựng trình Chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển kinh tế-xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân: giữa tích luỹ và tiêu dùng, tài chính tiền tệ, hàng hoá vật tư chủ yếu của nền kinh tế, xuất nhập khẩu, vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc phân bổ kế hoạch thu chi ngân sách Nhà nước cho các bộ, ngành và địa phương để trình Chính phủ.
4/ Hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và cân đối tổng hợp kế hoạch, kể cả kế hoạch thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, ngành kinh tế và vùng lãnh thổ đã được phê duyệt.
5/ Hướng dẫn, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; các chương trình, chính sách của Nhà nước đối với việc đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt nam và của Việt Nam ra nước ngoài.
Điều hoà và phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân; chịu trách nhiệm điều hành thực hiện kế hoạch về một số lĩnh vực do Chính phủ giao; làm đầu mối phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc xử lý các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư trên.
6/ Làm Chủ tịch các Hội đồng cấp Nhà nước: Xét duyệt định mức kinh tế-kỹ thuật, xét thầu quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp Nhà nước; là cơ quan thường trực hội đồng thẩm định dự án đầu tư trong nước và ngoài nước; là cơ quan đầu mối trong việc điều phối quản lý và sử dụng nguồn ODA, quản lý đăng ký kinh doanh; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án hợp tác, liên doanh, liên kết của nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài. Quản lý Nhà nước đối với các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư.
7/ Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước.
8/ Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập xử lý các thông tin về phát triển kinh tế-xã hội trong nước và nước ngoài phục vụ cho việc xây dựng và điều hành kế hoạch.
9/ Tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công chức, viên chức thuộc Bộ quản lý.
10/ Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chiến lược phát triển, chính sách kinh tế, quy hoạch và kế hoạch hoá phát triển kinh tế-xã hội, hỗ trợ phát triển và hợp tác đầu tư.
Điều 3.- Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm:
a) Các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:
1- Vụ Pháp luật đầu tư nước ngoài.
2- Vụ Quản lý dự án đầu tư nước ngoài.
3- Vụ Quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp.
4- Vụ Đầu tư nước ngoài.
5- Vụ tổng hợp Kinh tế quốc dân.
6- Vụ Kinh tế đối ngoại.
7- Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ.