Nghị định 73/2001/NĐ-CP về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp

Số hiệu 73/2001/NĐ-CP
Ngày ban hành 05/10/2001
Ngày có hiệu lực 20/10/2001
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Doanh nghiệp

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 73/2001/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2001

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 73/2001/NĐ-CP NGÀY 05 THÁNG 10 NĂM 2001 VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG BẢO VỆ CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nghị định này quy định về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ áp dụng đối với các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức, đơn vị kinh tế thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, doanh nghiệp).

Những mục tiêu thuộc danh mục nhà nước quy định do lực lượng quân đội và công an nhân dân bảo vệ không thuộc phạm vi điều chỉnh Nghị định này.

Điều 2. Trong Nghị định này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Nghiệp vụ bảo vệ là tổng hợp các biện pháp chuyên môn trang bị cho lực lượng bảo vệ nhằm bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn tài sản cho cơ quan, doanh nghiệp. Nghiệp vụ bảo vệ bao gồm các nội dung sau:

a) Biện pháp hành chính;

b) Biện pháp quần chúng;

c) Biện pháp tuần tra, canh gác.

Điều 3. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp:

1. Chịu trách nhiệm về hoạt động bảo vệ tại cơ quan, doanh nghiệp do mình phụ trách. Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, nội quy, bảo vệ tại cơ quan, doanh nghiệp. Đôn đốc, kiểm tra hoạt động bảo vệ tại cơ quan, doanh nghiệp;

2. Căn cứ yêu cầu, tính chất, quy mô của cơ quan, doanh nghiệp để quyết định hình thức tổ chức, bố trí lực lượng, kế hoạch huấn luyện và trang bị phương tiện nghiệp vụ, làm việc cho lực lượng bảo vệ;

3. Tổ chức thực hiện những văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Công an về công tác bảo vệ tại cơ quan, doanh nghiệp.

Điều 4. Tiêu chuẩn nhân viên bảo vệ:

1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, không có tiền án, có trình độ văn hóa phổ thông trung học và đủ sức khỏe đáp ứng công tác bảo vệ;

2. Phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ do công an cấp tỉnh trở lên tổ chức và cấp giấy chứng nhận.

Điều 5. Trách nhiệm của Bộ Công an:

1. Quy định việc phối hợp quản lý và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp;

2. Quy định nội dung huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ, mẫu giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ, mẫu trang phục, phù hiệu, biển hiệu cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.

3. Hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.

Chương 2:

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CỦA BẢO VỆ CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Điều 6. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ sau đây:

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ