Nghị định 62-HĐBT năm 1984 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trọng tài kinh tế bộ, tỉnh và huyện do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Số hiệu 62-HĐBT
Ngày ban hành 17/04/1984
Ngày có hiệu lực 17/04/1984
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Hội đồng Bộ trưởng
Người ký Tố Hữu
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 62-HĐBT

Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 1984

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 62-HĐBT NGÀY 17 THÁNG 4 NĂM 1984 QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA TRỌNG TÀI KINH TẾ BỘ, TỈNH VÀ HUYỆN

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp ngày 30 tháng 6 năm 1983;
Căn cứ Nghị định số 75-CP ngày 14 tháng 4 năm 1975 ban hành điều lệ về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế Nhà nước và Nghị định số 24-HĐBT ngày 10 tháng 8 năm 1981 sửa đổi, bổ sung một số điểm về tổ chức trọng tài kinh tế;
Căn cứ Nghị định số 35-CP ngày 9 tháng 2 năm 1981 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của bộ trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước;
Theo đề nghị của Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Trọng tài kinh tế bộ hoặc tổng cục (dưới đây gọi tắt là trọng tài kinh tế bộ), trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi tắt là trọng tài kinh tế tỉnh), trọng tài kinh tế huyện và cấp tương đương (dưới đây gọi tắt là trọng tài kinh tế huyện) là cơ quan của bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện có trách nhiệm giúp Bộ trưởng hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương quản lý công tác hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế.

Điều 2. Trọng tài kinh tế bộ, tỉnh, huyện chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ trưởng hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương và chịu sự chỉ đạo của trọng tài kinh tế cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.

Điều 3. Mọi hoạt động của trọng tài kinh tế bộ, tỉnh, huyện phải theo đúng đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Chương 2:

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TRỌNG TÀI KINH TẾ BỘ, TỈNH VÀ HUYỆN

Điều 4. Nhiệm vụ quản lý công tác hợp đồng kinh tế.

1. Từng kỳ kế hoạch, căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch của Bộ, của địa phương, nghiên cứu và trình Bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân địa phương quyết định chủ trương về việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế trong phạm vi Bộ hoặc địa phương. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành quyết định ấy.

Riêng trọng tài kinh tế bộ còn có nhiệm vụ phối hợp với các tổ chức khác trong bộ nghiên cứu xây dựng các điều lệ ký kết từng chủng loại hợp đồng kinh tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ để Bộ trưởng trình Hội đồng bộ trưởng ban hành.

2. Tham gia với cơ quan kế hoạch và các tổ chức khác thuộc bộ, địa phương trong việc dự thảo các hợp đồng nguyên tắc ký kết giữa các Bộ, giữa Bộ với Uỷ ban nhân dân tỉnh, giữa Uỷ ban nhân dân tỉnh, giữa Uỷ ban nhân dân huyện với nhau hoặc giữa Uỷ ban nhân dân huyện với các sở chuyên môn thuộc tỉnh, nhằm bảo đảm các hợp đồng nguyên tắc được xây dựng và ký kết theo đúng các quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị cơ sở ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế.

3. Tuyên truyền, phổ biến chế độ hợp đồng kinh tế trong phạm vi các cơ quan đơn vị, tổ chức thuộc bộ, hoặc địa phương quản lý.

4. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm kiểm điểm tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế với các cán bộ làm công tác hợp đồng kinh tế ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc bộ hoặc địa phương quản lý; đề ra và kiến nghị những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm chấp hành đúng đắn chế độ hợp đồng kinh tế.

5. Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ hợp đồng kinh tế ở các cơ quan quản lý và các đơn vị cơ sở. Khi phát hiện vi phạm hợp đồng kinh tế thì tiến hành thanh tra và tuỳ theo mức độ vi phạm, ra quyết định buộc bên vi phạm phải chấp hành đúng đắn chính sách, chế độ Nhà nước quy định.

6. Theo dõi, tổng hợp và định kỳ báo cáo với Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân địa phương và chủ tịch Trọng tài kinh tế cấp trên tình hình chấp hành chế độ hợp đồng kinh tế và tình hình xét xử các tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế ở cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc bộ hoặc địa phương quản lý. Kiến nghị biện pháp thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch Nhà nước, khắc phục các khâu sơ hở trong công tác quản lý kinh tế.

7. Tổ chức bồi dưỡng về nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác hợp đồng kinh tế ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức.

8. Tổng kết kinh nghiệm, kiến nghị những biện pháp cần thiết nhằm bổ sung sửa đổi, cải tiến, nâng cao công tác hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế.

Điều 5 - Nhiệm vụ xét xử các tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế.

1. Trọng tài kinh tế Bộ xét xử.

- Các vụ tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh, liên hiệp các xí nghiệp, Tổng công ty hoặc Công ty và các đơn vị khác thuộc bộ quản lý.

- Các vụ tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế được trọng tài kinh tế Nhà nước uỷ quyền.

- Các vụ tranh chấp về kinh tế khác không có hợp đồng do Bộ trưởng giao.

- Các vụ tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế mà bên thuộc bộ quản lý và một bên thuộc bộ hoặc địa phương khác quản lý, nếu các đương sự yêu cầu.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ