Nghị định 55/2005/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ

Số hiệu 55/2005/NĐ-CP
Ngày ban hành 25/04/2005
Ngày có hiệu lực 18/05/2005
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*********

Số : 55/2005/NĐ-CP

Hà Nội, ngày  25  tháng  4  năm 2005

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ

CHÍNH PHỦ

Điều 1. Vị trí và chức năng

Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ngừa, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ngừa, chống tham nhũng.

2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ngừa, chống tham nhũng.

3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ngừa, chống tham nhũng.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ngừa, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ngừa, chống tham nhũng.

5. Về thanh tra:

a) Chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ.

b) Hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi tắt là Bộ), cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương  (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của Bộ, ngành, địa phương.

c) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước của nhiều Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

d) Thanh tra vụ việc khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

đ) Đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng), Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thanh tra những vụ việc thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương.

e) Kiến nghị Bộ trưởng đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định do Bộ đã ban hành trái với các văn bản pháp luật của Nhà nước, của Tổng Thanh tra về công tác thanh tra; nếu Bộ trưởng không đình chỉ hoặc huỷ bỏ văn bản đó thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

f) Đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ những quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với văn bản pháp luật của Nhà nước, của Tổng Thanh tra về công tác thanh tra.

g) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc quyền quản lý của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.

h) Xem xét những vấn đề mà Chánh Thanh tra Bộ không nhất trí với Bộ trưởng, Chánh Thanh tra tỉnh không nhất trí với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác thanh tra và đề nghị Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét lại; trường hợp Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không xem xét hoặc đã xem xét nhưng Tổng Thanh tra không nhất trí thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

i) Chủ trì giải quyết việc trùng lặp về thời gian, nội dung thanh tra, kiểm tra của các đoàn thanh tra, kiểm tra do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

6. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo:

a) Tổ chức việc tiếp dân; tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.

b) Giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại. Quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.

c) Kiến nghị Bộ trưởng hoặc yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

d) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các Bộ giải quyết khiếu nại có liên quan đến nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước.

[...]