Nghị định 51/2005/NĐ-CP về nguồn tài chính và quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa
Số hiệu | 51/2005/NĐ-CP |
Ngày ban hành | 11/04/2005 |
Ngày có hiệu lực | 03/05/2005 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Phan Văn Khải |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước,Giao thông - Vận tải |
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2005/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2005 |
NGHỊ ĐỊNH
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm
2001;
Căn cứ Luật Giao thông đường thuỷ nội địa
ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16
tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh phí, lệ phí ngày 28 tháng
8 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định về nguồn tài chính và quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động và đóng góp để hình thành nguồn tài chính, quản lý và sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa phải tuân thủ theo quy định Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm và quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa
Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa phải được bảo đảm đầy đủ, ổn định để quản lý, duy trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa, phục vụ giao thông đường thuỷ nội địa thông suốt, an toàn, thuận lợi. Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa chỉ được sử dụng vào những công việc, hoạt động có liên quan đến quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa.
Điều 4. Phân định nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa
1. Nguồn tài chính cho việc quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa quốc gia được bố trí từ ngân sách trung ương và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Nguồn tài chính cho việc quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa địa phương được bố trí từ ngân sách địa phương và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
3. Nguồn tài chính cho việc quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa chuyên dùng hoặc đường thuỷ nội địa được đầu tư bằng các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước do tổ chức, cá nhân quản lý đường thuỷ nội địa chuyên dùng hoặc chủ đầu tư tự đảm bảo trong quá trình khai thác theo quy định của pháp luật.
NGUỒN TÀI CHÍNH CHO QUẢN LÝ BẢO TRÌ ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Điều 5. Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa
1. Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương);
b) Nguồn thu phí sử dụng đường thuỷ nội địa đối với đường đầu tư ngoài ngân sách nhà nước;
c) Nguồn đóng góp của tổ chức, cá nhân;
d) Nguồn tài chính của chủ đầu tư đối với đường thuỷ nội địa được đầu tư ngoài ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng đề án tạo vốn ngoài ngân sách nhà nước cho quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 6. Lập dự toán thu, chi nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa
1. Đối với nguồn tài chính do ngân sách nhà nước đảm bảo: hàng năm, căn cứ vào yêu cầu quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa quốc gia, Bộ Giao thông vận tải lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi trực tiếp quản lý, gửi Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; căn cứ vào yêu cầu quản lý đường thuỷ nội địa địa phương được phân cấp, cơ quan giao thông vận tải các cấp ở địa phương (hoặc cơ quan được uỷ quyền) lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý, gửi cơ quan tài chính cùng cấp xem xét, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.