Nghị định 32-CP năm 1979 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục du lịch Việt Nam do Chính phủ ban hành
Số hiệu | 32-CP |
Ngày ban hành | 23/01/1979 |
Ngày có hiệu lực | 07/02/1979 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Phạm Văn Đồng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32-CP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 1979 |
\VỀ VIỆC QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA TỔNG CỤC DU LỊCH VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng
Chính phủ ngày
Căn cứ nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 262-NQ/QHK6 ngày
Căn cứ Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chính phủ (ban hành kèm
theo nghị định số 172-CP ngày 1-11-1973) và bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm của chính quyền Nhà nước cấp tỉnh trong lĩnh lực quản lý kinh tế
(ban hành kèm theo nghị định số 24-CP của Hội đồng Chính phủ),
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2.
- Tổng cục du lịch Việt
1. Nghiên cứu và xây dựng chính sách, chế độ, thể lệ về công tác du lịch trình Hội đồng chính phủ ban hành, hoặc do Tổng cục ban hành trong phạm vi được Hội đồng Chính phủ uỷ nhiệm, đồng thời hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở của ngành du lịch thi hành đúng các chính sách, chế độ, thể lệ ấy.
2. Căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch của Nhà nước, xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm về kinh doanh du lịch về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của ngành du lịch và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được Hội đồng Chính phủ phê chuẩn.
3.Chỉ đạo các cơ sở kinh doanh du lịch (bao gồm các cơ sở do Tổng cục trực tiếp quản lý và các cơ sở do địa phương quản lý) Nhằm khai thác có hiệu quả các tổ chức, phương tiện hiện có và tạo điều kiện để mở rộng từng bước vững chắc ngành du lịch theo quy hoạch và kế hoạch.
4.Nghiên cứu thị trường, giá cả kinh doanh du lịch quốc tế, các hình thức hoạt động và nghiệp vụ kinh doanh, các tiến bộ về kỹ thuật của ngành du lịch nước ngoài; vận dụng những kinh nghiệm quốc tế vào điều kiện cụ thể của ngành du lịch Việt Nam, phát huy những thuận lợi và thế mạnh của Việt Nam nhằm bảo đảm kinh doanh du lịch ngày càng phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao.
5.Căn cứ kế hoạch kinh doanh, phương hướng phát triển của ngành du lịch, đề xuất với các ngành kinh tế và văn hoá có liên quan xây dựng một số cơ sở chuyên phục vụ khách du lịch để có nguồn hàng bảo đảm cung cấp theo yêu cầu của ngành du lịch.
6.Giới thiệu về đất nước và nhân
dân Việt
7.Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nhân viên nghiệp vụ về công tác du lịch, xây dựng một đội ngũ cán bộ, công nhân và nhân viên có phẩm chất chính trị tốt, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ giỏi.
8.Tổng cục du lịch phối hợp với Tổng công đoàn và các ngành có liên quan để tổ chức phục vụ công nhân, cán bộ và nhân dân đi du lịch trong nước đồng thời để sử dụng hợp lý các cơ sở kinh doanh du lịch.
9.Quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động của ngành du lịch theo đúng chính sách và chế độ của Nhà nước.
a. Các cơ quan chức năng của Tổng cục gồm có:
- Văn phòng,
- Vụ kế hoạch, tài vụ, kế toán và xây dựng cơ bản,
- Vụ tổ chức, lao động, tiền lương và đào tạo,
- Phòng nghiệp vụ du lịch và khách sạn,
- Phòng giao dịch quốc tế.
b)Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, sự nghiệp gồm có:
- Ban điều hành việc đưa đón khách,
- Các công ty du lịch khu vực,
- Công ty vật tư,