Nghị định 22-HĐBT năm 1984 về việc thành lập Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Số hiệu 22-HĐBT
Ngày ban hành 08/02/1984
Ngày có hiệu lực 23/02/1984
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Hội đồng Bộ trưởng
Người ký Tố Hữu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 22-HĐBT

Hà Nội, ngày 08 tháng 2 năm 1984

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 22-HĐBT NGÀY 8-2-1984 VỀ VIỆC THÀNH LẬP TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG THUỘC UỶ BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 192-CP ngày 13-10-1975 của Hội đồng Chính phủ;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước,

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1 - Nay thành lập Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước trên cơ sở Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Nhà nước hiện nay.

Điều 2 - Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng có trách nhiệm giúp chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước thống nhất quản lý về tiêu chuẩn hoá, đo lường, chất lượng của các sản phẩm và hàng hoá (kể cả hàng xuất nhập khẩu) trong cả nước, theo những quy định hiện hành của Nhà nước.

Cụ thể là giúp chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước:

- Nghiên cứu trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định những phương hướng, chủ trương về tiêu chuẩn hoá, đo lường, kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm và hàng hoá.

- Nghiên cứu đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành các chế độ, thể lệ quản lý tiêu chuẩn hoá, đo lường, kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm và hàng hoá, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các quy định đó. - Tổ chức nghiên cứu xây dựng hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn Nhà nước (TCVN), tiêu chuẩn quốc tế (SEV, ISO); tham gia ý kiến với các ngành, các địa phương về việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn ngành (TCN), tiêu chuẩn địa phương (TCV). Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra việc áp dụng các tiêu chuẩn Nhà nước đã ban hành.

- Giữ chuẩn đo lường cấp cao nhất của Nhà nước; công nhận tính hợp pháp của các chuẩn đo lường cấp dưới, tiến hành kiểm định các thiết bị và dụng cụ đo lường; xét duyệt và cho phép sản xuất những thiết bị, dụng cụ đo lường mới.

- Tổ chức việc kiểm tra, đánh giá, chứng nhận chất lượng đối với những sản phẩm do Nhà nước thống nhất quản lý; quyết định cấp giấy chứng nhận và dấu chất lượng Nhà nước.

- Chỉ đạo và hướng dẫn về tổ chức và nghiệp vụ cho các tổ chức tiêu chuẩn hoá, đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá trong các ngành, các địa phương và cơ sở.

- Làm trọng tài giám định trong trường hợp có tranh chấp về tiêu chuẩn hoá, đo lường, kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm và hàng hoá.

- Tổ chức việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, nghiệp vụ về tiêu chuẩn hoá đo lường, kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm và hàng hoá. Nghiên cứu chế tạo chuẩn đo lường, thiết bị kiểm nghiệm và xác định những phương pháp đo chính xác.

- Tổ chức việc đào tạo, bỗi dưỡng nghiệp vụ và kỹ thuật cho cán bộ chuyên trách công tác tiêu chuẩn hoá, đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá.

- Tiến hành các công tác hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn, đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá, theo quy định chung của Nhà nước.

Điều 3 - Trong phạm vi được chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước uỷ quyền, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng có các quyền hạn sau đây:

- Ban hành các quy định về nghiệp vụ và kỹ thuật phục vụ việc thống nhất quản lý của Nhà nước về tiêu chuẩn hoá, đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá và tổ chức thực hiện những quy định đó.

- Quyết định tạm ngừng xuất xưởng và phân phối những sản phẩm hàng hoá không đạt yêu cầu chất lượng theo quy định. Trường hợp khẩn cấp ra quyết định tạm ngừng sản xuất những sản phẩm có yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng và an toàn kỹ thuật (theo danh mục do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quy định). Đình chỉ không cho sử dụng những thiết bị, dụng cụ đo không bảo đảm yêu cầu chính xác quy định.

- áp dụng những hình thức xử phạt và kiến nghị các hình thức xử phạt với các cơ quan có thẩm quyền, theo những quy định hiện hành của Nhà nước.

- Thống nhất chỉ đạo về tổ chức, nghiệp vụ kỹ thuật đối với các cơ quan tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng của các ngành, các địa phương, các cơ sở.

- Công nhận và uỷ quyền kiểm định Nhà nước về đo lường và kiểm tra Nhà nước về chất lượng sản phẩm và hàng hoá; công nhận là cơ sở tiêu chuẩn hoá đối với các cơ quan, đơn vị thuộc các ngành, các địa phương.

- Cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận và dấu chất lượng Nhà nước; thu lệ phí kiểm định đo lường và kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm và hàng hoá theo thể lệ đã quy định.

- Yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các cơ quan có liên quan cung cấp mẫu sản phẩm, hàng hoá, mẫu thiết bị dụng cụ đo lường, các tài liệu và phương tiện cần thiết khác cho việc kiểm tra thực hiện tiêu chuẩn, kiểm tra tình trạng đo lường và chất lượng sản phẩm và hàng hoá.

- Chỉ thị trực tiếp cho người phụ trách các cơ quan tiêu chuẩn, đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá của các Bộ, Tổng cục, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các xí nghiệp quốc doanh Trung ương và địa phương thuộc diện quản lý thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Tham gia ý kiến về việc bổ nhiệm, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật đối với các cán bộ phụ trách tiêu chuẩn, đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá ở các Bộ, Tổng cục, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các xí nghiệp quốc doanh Trung ương và địa phương (theo danh mục thoả thuận giữa Tổng cục với các cơ quan nói trên).

Điều 4 - Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng gồm:

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ