Nghị định 150-HĐBT năm 1983 về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng quản lý Nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Số hiệu | 150-HĐBT |
Ngày ban hành | 13/12/1983 |
Ngày có hiệu lực | 13/12/1983 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Hội đồng Bộ trưởng |
Người ký | Tố Hữu |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
HỘI
ĐỒNG BỘ TRƯỞNG |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 150-HĐBT |
Hà Nội 13 tháng 12 năm 1983 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
Bộ trưởng ngày 04/7/1981;
Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước của Bộ trưởng theo đúng quy định ở
Nghị định số 35-CP ngày 9/2/1981 của Hội đồng Chính phủ.
Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng trong phiên họp ngày 15/11/1983,
NGHỊ ĐỊNH:
Nói chung Vụ không lập ra các phòng.
Lãnh đạo Vụ có một Vụ trưởng; giúp việc Vụ trưởng có một số Phó Vụ trưởng. Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng làm việc trực tiếp với các cán bộ trong Vụ.
Vụ không có con dấu riêng.
Tuỳ theo tính chất và khối lượng công việc cụ thể, Bộ trưởng tổ chức Văn phòng thành các phòng hoặc bộ phận chuyên trách (tổng hợp, hành chính, quản trị...).
Văn phòng có con dấu riêng.
Điều 4- Cơ cấu tổ chức bộ máy của các Bộ quản lý chuyên ngành gồm:
1. Vụ kế hoạch: có nhiệm vụ căn cứ vào đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giúp Bộ trưởng nghiên cứu chính sách, xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành (bao gồm cả công tác kế hoạch động viên thời chiến, kế hoạch lao động, vật tư, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản); tổ chức hướng dẫn, kiểm tra toàn ngành và các đơn vị trực thuộc thực hiện quy hoạch và kế hoạch của Nhà nước. Hướng dẫn thống nhất việc thực hiện các chế độ, phương pháp kế hoạch hoá do Nhà nước ban hành.
2. Vụ Khoa học và kỹ thuật có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng các dự đoán về phát triển khoa học và kỹ thuật, thống nhất quản lý việc thực hiện đường lối, chính sách về khoa học và kỹ thuật của ngành. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, ứng dụng, thành tựu khoa học, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và quản lý; quản lý công tác tiêu chuẩn hoá, đo lường, chỉ đạo và kiểm tra chất lượng sản phẩm; sáng kiến, sáng chế, sở hữu công nghiệp, thông tin tư liệu khoa học, kỹ thuật của ngành. Nghiên cứu quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ của ngành.
3. Vụ tài chính - kế toán có nhiệm vụ nghiên cứu chính sách và xây dựng các dự án kế hoạch thu, chi, giá thành sản phẩm và tiền lương cho cán bộ, công nhân viên trong ngành; kế hoạch phân phối vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn lưu động và vốn sự nghiệp cho các đơn vị trực thuộc Bộ; hướng dẫn, theo dõi kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính theo đúng chế độ, thực hiện việc thanh lý tài sản, giải quyết vật tư và vốn ứ đọng theo đúng chế độ của Nhà nước, bảo đảm thực hiện đầy đủ chế độ thu và giao nộp tài chính cho ngân sách. Tổ chức và chỉ đạo công tác hạch toán của ngành; Tổ chức chỉ đạo thực hiện chế độ kế toán của Nhà nước phù hợp với đặc điểm kinh tế của ngành; thực hiện đầy đủ chức năng của kế toán, gìn giữ và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.
4. Vụ Tổ chức - Cán bộ có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ cấu tổ chức ngành theo quy chế của Nhà nước; xây dựng chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức, tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ đối với cán bộ, nhân viên trong ngành theo quy chế của Đảng và Nhà nước; tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho toàn ngành.
5. Ban Thanh tra có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng thanh tra và tổ chức thanh tra việc chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật, nghị quyết, quyết định, chỉ thị của các cơ quan Nhà nước cấp trên và của Bộ trong toàn ngành. Kiến nghị với Bộ trưởng khen thưởng những đơn vị, cá nhân làm tốt, đồng thời đề nghị phê bình, kỷ luật những đơn vị, cá nhân vi phạm chính sách, luật pháp và các quy định của Nhà nước.
6. Vụ cải tạo và hoàn thiện quan hệ sản xuất (ở một số Bộ có công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa) có nhiệm vụ nghiên cứu chính sách và tổ chức cải tạo và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; xây dựng kế hoạch và biện pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.
7. Vụ lao động tiền lương (ở các Bộ quản lý chuyên ngành kinh tế kỹ thuật có khối lượng sản xuất kinh doanh lớn) có nhiệm vụ nghiên cứu chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch lao động........................ trong ngành theo đúng chính sách, kế hoạch của Nhà nước. Cải tiến tổ chức lao động, chỉ đạo việc trang bị bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn kỹ thuật và tăng năng suất lao động trong ngành.
9. Vụ hợp tác quốc tế (ở một số Bộ có khối lượng lớn về công tác đối ngoại) có nhiệm vụ nghiên cứu chính sách và xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể thực hiện việc hợp tác với nước ngoài trong phạm vi Bộ mình phụ trách theo đúng đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đối với việc hợp tác kinh tế, văn hoá với Lào và Campuchia, những Bộ có khối lượng công việc nhiều, có thể tổ chức bộ phận chuyên trách.
1. Vụ kế hoạch.
2. Vụ chính sách và pháp chế.
3. Vụ tổ chức và cán bộ.