CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 142/2017/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 11
tháng 12 năm 2017
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY
ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI
Căn cứ Luật tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý
vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Bộ luật
Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành
chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành
vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
2. Hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực hàng hải được quy định tại Nghị định này, bao gồm:
a) Vi phạm quy định về xây dựng, quản lý và khai thác
kết cấu hạ tầng hàng hải;
b) Vi phạm quy định về xây dựng, quản lý khai thác
cảng cạn;
c) Vi phạm quy định về hoạt động của tàu thuyền tại
cảng biển;
d) Vi phạm quy định về đăng ký tàu thuyền và bố trí
thuyền viên; sử dụng chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên;
đ) Vi phạm quy định về hoa tiêu hàng hải;
e) Vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vận tải
biển, vận tải đa phương thức, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển và cung cấp dịch vụ bảo
đảm an toàn hàng hải;
g) Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở
đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu thuyền
và hoạt động phá dỡ tàu thuyền;
h) Vi phạm quy định về an toàn Công-te-nơ;
i) Vi phạm quy định về hoạt động tìm kiếm, cứu nạn
hàng hải; trục vớt tài sản chìm đắm và báo hiệu hàng hải;
k) Vi phạm quy định về đào tạo, huấn luyện thuyền
viên;
l) Vi phạm quy định về hoạt động ứng phó sự cố tràn
dầu, quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển.
3. Các hành vi vi phạm quy định
tại các điểm c, d, đ, e, i và 1 khoản 2 Điều này nếu xảy ra ở ngoài vùng nước cảng
biển mà chưa được quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trên các
vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng
bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này.
4. Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến
lĩnh vực hàng hải không được quy định tại Nghị định này thì bị xử phạt theo quy
định của các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực liên quan.
Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các Điều 60, 61, 62 và
63 của Nghị định này khi phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định
tại khoản này được xử phạt theo thẩm quyền.
5. Việc xử lý hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực hàng hải được thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các quy định có
liên quan của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực hàng hải; người có thẩm quyền lập biên bản và người
có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính
trong phạm vi lãnh thổ, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc
trên tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy
định tại Nghị định này và quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam về xử lý
vi phạm hành chính, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
3. Căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm quy
định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này, người có thẩm quyền
xác định cụ thể việc xử phạt đối với tổ chức, cá nhân để xử phạt vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm
hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
hàng hải là 01 năm; đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng cảng biển, cảng
cạn, công trình hàng hải, bảo vệ môi trường, thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Điều 4. Hình thức xử phạt vi phạm
hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực hàng hải phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây
đối với mỗi hành vi vi phạm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Cá nhân, tổ chức có hành vi
vi phạm hành chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị áp dụng hình thức
xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến
24 tháng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt
được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức có hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục
hậu quả quy định cụ thể tại Chương II của Nghị định này.
4. Đối với các hành vi vi phạm
hành chính được quy định mức xử phạt theo dung tích của tàu thuyền, tổng dung
tích (GT) là dung tích được đo theo quy định của Công ước quốc tế về đo dung
tích tàu năm 1969, được ghi trong giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp.
Trường hợp giấy chứng nhận của tàu thuyền không ghi
CT, tổng dung tích của tàu thuyền được tính quy đổi như sau:
a) Tàu biển và phương tiện thủy nội địa tự hành:
1,5 tấn trọng tải được tính bằng 01 GT;
b) Sà lan: 01 tấn trọng tải toàn phần được tính bằng
01 GT;
c) Tàu kéo, tàu đẩy, tàu chở khách (kể cả thủy phi
cơ) và cẩu nổi: 01 mã lực (HP, CV) được tính bằng 0,5 GT; 01 KW được tính bằng
0,7 GT; 01 tấn sức nâng của cẩu đặt trên tàu thuyền được tính bằng 06 GT;
d) Tàu thuyền chở khách không ghi công suất máy: 01
ghế ngồi dành cho hành khách được tính bằng 0,67 GT; 01 giường nằm được tính bằng
04 GT;
đ) Trường hợp tàu thuyền là đoàn lai kéo, lai đẩy
hoặc lai cập mạn: Được tính bằng tổng dung tích của cả đoàn bao gồm sà lan, đầu
kéo hoặc đầu đẩy;
e) Việc quy đổi quy định tại các điểm a, b, c, d và
đ khoản 4 Điều này được chọn phương thức quy đổi có tổng dung tích lớn nhất;
g) Đơn vị tính công suất máy: Công suất máy chính của
tàu thuyền được tính theo HP, CV hoặc KW; phần lẻ dưới 01 HP hoặc 01 KW được
tính tròn bằng 01 HP, 01 CV hoặc 01 KW.
Điều 5. Nguyên tắc xác định mức
phạt tiền
Mức phạt tiền của mỗi hành vi vi phạm hành chính
quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân; trường hợp có
cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần
mức phạt tiền đối với cá nhân.
Điều 6. Tạm giữ tang vật,
phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Trong những trường hợp cần thiết quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm
quyền được phép tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề
được sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại: khoản
2 Điều 7; điểm b khoản 5 Điều 14; điểm a khoản 2, điểm a khoản
4 và khoản 5 Điều 17; điểm b khoản 4 Điều 20; khoản 2 Điều
25; điểm c khoản 3 Điều 40; điểm b, c khoản 4 Điều 42; điểm b khoản 5 Điều 46 và điểm b khoản 4 Điều 47 Nghị định này.
2. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường
hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành
quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian
chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề của cá nhân, tổ chức đó.
3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch
thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định
này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm
hành chính. Trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì người có thẩm quyền quy
định tại khoản 4 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính phải
tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
4. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được thực hiện theo quy định tại Nghị định
này, Luật xử lý vi phạm hành chính và các
quy định có liên quan khác của pháp luật.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH
CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Mục 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG,
QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC KẾT CẤU HẠ TẦNG HÀNG HẢI
Điều 7. Vi phạm quy định về
công bố mở cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, cầu cảng, bến cảng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi cố tình khai báo sai lệnh thông tin trong hồ sơ
đề nghị công bố mở cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, cầu cảng, bến cảng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000
đồng đối với hành vi cố tình sử dụng giấy tờ tẩy xóa, sửa chữa, giả mạo trong hồ
sơ đề nghị công bố mở cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, cầu cảng, bến cảng.
Điều 8. Vi phạm quy định về đặt
tên, đổi tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao,
khu nước, vùng nước
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng
đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý đặt tên, đổi tên cảng biển, cảng dầu
khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước hoặc sử dụng,
giao dịch bằng tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến
phao, khu nước, vùng nước không đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
thay đổi, sửa chữa tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng,
bến phao, khu nước, vùng nước đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố đối
với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 9. Vi phạm quy định về cho
thuê lại kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến
80.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê lại kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng
khi chưa có văn bản chấp thuận của bên cho thuê.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với hành vi bên thuê lại cho thuê kết cấu hạ tầng bến cảng,
cầu cảng được thuê.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp
lại số tiền bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành
vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về bảo
đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, trật tự trong hoạt động khai thác cảng
biển
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi vào, rời
vùng đất cảng hoặc lên tàu thuyền không tuân theo chỉ dẫn của cơ quan hoặc người
có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng đối với hành vi vào, rời vùng đất cảng hoặc lên tàu thuyền không
được phép của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm quy định về dấu hiệu cảnh
báo cho tàu cập cầu an toàn theo quy định;
b) Không bố trí người buộc, cởi dây
cho tàu thuyền theo quy định;
c) Không thông báo kế hoạch điều độ
tàu thuyền vào, rời cảng cho Cảng vụ hàng hải theo quy định;
d) Để các vật trên cầu cảng hoặc chiếm
dụng không gian phía trên cầu cảng gây trở ngại cho tàu thuyền cập, rời cầu cảng
hoặc gây trở ngại cho các hoạt động khác tại cảng.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng người lao động không có giấy
phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định;
b) Không thông báo kịp thời cho Cảng vụ
hàng hải về các sự cố; tai nạn có liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng
hải và ô nhiễm môi trường tại cảng theo quy định;
c) Không cung cấp cho Cảng vụ hàng hải
số liệu độ sâu vùng nước trước cầu cảng định kỳ theo quy định;
d) Không thực hiện khảo sát định kỳ để
công bố thông báo hàng hải về độ sâu vùng nước trước cầu cảng và các khu nước,
vùng nước khác theo quy định;
đ) Thiết bị chiếu sáng tại cầu cảng
không hoạt động được hoặc hoạt động không đúng quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Cho tàu thuyền vào cảng hoặc neo đậu
tại vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;
b) Tự ý bốc, dỡ hàng hóa khi tàu thuyền
chưa hoàn thành thủ tục vào cảng theo quy định;
c) Hệ thống đệm chống va, bích buộc
tàu của cầu cảng không đủ hoặc không bảo đảm an toàn cho tàu thuyền neo đậu;
d) Không có hoặc không làm thủ tục xác
nhận hàng năm giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển theo quy định hoặc không thực
hiện đầy đủ Kế hoạch an ninh cảng biển đã được phê duyệt theo quy định;
đ) Không cung cấp hoặc cung cấp không
kịp thời, chính xác các thông tin an ninh hàng hải cho cơ quan có thẩm quyền;
không tổ chức diễn tập hoặc không thực tập kết nối thông tin an ninh hàng hải
theo quy định;
e) Không bố trí đủ cán bộ an ninh cảng
biển theo quy định;
g) Bố trí cầu cảng, bến phao cho tàu
thuyền vào, rời không bảo đảm thời gian theo kế hoạch điều động tàu thuyền của
Cảng vụ hàng hải hoặc không bảo đảm các điều kiện theo quy định;
h) Không trang bị thiết bị chiếu sáng
tại cầu cảng theo quy định.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
60.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai thác cảng không đúng với công
năng của cảng đã được cơ quan có thẩm quyền công bố;
b) Cho tàu thuyền cập cầu cảng khi cầu
cảng chưa được phép đưa vào khai thác, sử dụng;
c) Không có kế hoạch an ninh cảng biển
đã được phê duyệt theo quy định;
d) Không thực hiện kiểm định chất lượng
kết cấu hạ tầng bến cảng đúng thời hạn quy định;
đ) Không tuân thủ đúng quy định tại
các quy chuẩn kỹ thuật có liên quan trong kiểm định chất lượng kết cấu hạ tầng
bến cảng.
7. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ
việc tiếp nhận tàu thuyền hoạt động tuyến quốc tế vào cảng biển từ 01 tháng đến
03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm
d và e khoản 5 và điểm c khoản 6 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về bốc
dỡ, lưu kho, chất xếp hàng hóa
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
2.000.000 đồng đối với hành vi bốc, dỡ và lưu kho các loại hàng hóa không theo
quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi chất xếp hàng hóa trên cầu cảng quá tải trọng
cho phép.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ
bỏ phần hàng hóa chất xếp quá tải trọng cho phép đối với hành vi vi phạm quy định
tại khoản 2 Điều này.
Điều 12. Vi phạm quy định về bảo
đảm an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường khi xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp
cảng biển hoặc khi xây dựng, lắp đặt các công trình, thiết bị khác ảnh hưởng đến
an toàn hàng hải tại vùng nước cảng biển
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi công công trình không thuộc các trường
hợp quy định tại khoản 5 Điều này khi chưa có giấy phép hoặc văn bản chấp thuận
của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có trang thiết bị cứu sinh hoặc
trang thiết bị cứu sinh không phù hợp theo quy định;
b) Không thông báo cho Cảng vụ hàng hải
biết về việc xây dựng các công trình khác trong vùng nước cảng biển;
c) Thiết lập báo hiệu hàng hải không đầy
đủ hoặc thiết lập báo hiệu hàng hải không phù hợp theo quy định hoặc báo hiệu
hàng hải không hoạt động hoặc báo hiệu sai lệch khu vực đang thi công công
trình;
d) Tàu công trình, tàu phục vụ thi
công công trình neo đậu ngoài vùng giới hạn cho phép, gây cản trở giao thông
hàng hải trên luồng hàng hải;
đ) Không ghi chép kết quả giám sát về
quá trình thi công nạo vét và chuyển đổ bùn đất nạo vét hoặc không ghi nhật ký
thi công theo quy định; không thực hiện báo cáo định kỳ với Cảng vụ hàng hải và
Cục Hàng hải Việt Nam về tình hình, kết quả thực hiện dự án nạo vét luồng hàng
hải, khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển kết hợp tận thu sản phẩm,
không sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định;
e) Đóng đăng đáy hoặc đặt các phương
tiện đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, khai thác tài nguyên trong vùng nước cảng
biển, luồng hàng hải khi chưa được sự chấp thuận của Cảng vụ hàng hải hoặc
không đúng vị trí hoặc không đúng thời gian đã được chấp thuận.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công sai vị trí được phép;
b) Thi công quá thời gian quy định ghi
trong giấy phép thi công hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo
quy định;
c) Sử dụng phương tiện, thiết bị
chuyên dùng để khảo sát, nạo vét luồng, thiết lập báo hiệu hàng hải và tiến
hành các hoạt động khác trong vùng nước cảng biển khi chưa được sự chấp thuận của
Cảng vụ hàng hải theo quy định;
d) Không thu dọn, thanh thải chướng ngại
vật phát sinh trong quá trình thi công sau khi công trình đã hoàn thành;
đ) Không thực hiện đầy đủ phương án bảo
đảm an toàn hàng hải đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
e) Tạo các chướng ngại vật trong vùng
nước cảng biển và vùng biển Việt Nam gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải;
g) Lắp đặt hệ thống giám sát nạo vét
trên phương tiện tham gia vận chuyển đổ bùn đất trong thi công nạo vét, duy tu
luồng hàng hải, khu nước, vùng nước không phù hợp theo quy định; hệ thống giám
sát nạo vét không bảo đảm thông số kỹ thuật tối thiểu hoặc không ở trạng thái sẵn
sàng hoạt động hoặc hoạt động không liên tục, ổn định theo quy định;
h) Không bố trí tư vấn giám sát trên
phương tiện tham gia vận chuyển bùn đất trong thi công nạo vét theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thiết lập báo hiệu hàng hải
theo quy định;
b) Không lắp đặt theo quy định hệ thống
giám sát nạo vét trên phương tiện tham gia vận chuyển đổ bùn đất trong thi công
nạo vét, duy tu luồng hàng hải, khu nước, vùng nước;
c) Không có hoặc không thực hiện đầy đủ
phương án bảo đảm an toàn hàng hải đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng đối với hành vi tổ chức thi công công trình thuộc trường hợp phải lập báo
cáo kinh tế-kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công
trình khi chưa có giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền
theo quy định.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến
80.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công công trình khi chưa được
phép của cơ quan có thẩm quyền và để xảy ra tai nạn;
b) Thi công sai vị trí được phép và để
xảy ra tai nạn;
c) Không có hoặc không thực hiện đầy đủ
phương án bảo đảm an toàn hàng hải đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dẫn
đến xảy ra tai nạn.
7. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ
việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp cảng biển hoặc xây dựng, lắp đặt các công
trình, thiết bị khác có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm
quy định tại điểm c khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trang bị thiết bị cứu sinh hoặc
trang bị thiết bị cứu sinh phù hợp theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định
tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc thiết lập đầy đủ, thiết lập
báo hiệu hàng hải phù hợp theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm
c khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu
đã bị thay đổi do các hành vi vi phạm quy định tại các điểm d, e khoản 2 và điểm
e khoản 3 Điều này;
d) Buộc tháo dỡ công trình, phần công
trình xây dựng trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm a khoản
3, khoản 5 và điểm a, b khoản 6 Điều này;
đ) Buộc khắc phục hệ thống giám sát nạo
vét trên phương tiện tham gia vận chuyển đổ bùn đất trong thi công phải bảo đảm
hoạt động sẵn sàng, liên tục đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản
3 Điều này;
e) Buộc lắp đặt hệ thống giám sát nạo
vét trên phương tiện tham gia vận chuyển đổ bùn đất trong thi công đối với hành
vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
g) Buộc phải có phương án bảo đảm an
toàn hàng hải đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi vi phạm
quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.
Điều 13. Vi phạm quy định về
phòng, chống cháy, nổ tại cảng biển
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có bảng nội quy, biển báo hoặc
chỉ dẫn cảnh báo ở những nơi dễ cháy, nổ theo quy định;
b) Sử dụng các trang, thiết bị chữa
cháy chuyên dùng sai mục đích.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Các trang, thiết bị chữa cháy không
đúng quy định hoặc không ở trạng thái sẵn sàng hoạt động hoặc hết hạn sử dụng
theo quy định;
b) Không đặt đúng nơi quy định hoặc
không bố trí các thiết bị phòng, chống cháy, nổ thích hợp với loại hàng hóa
đang vận chuyển, bốc dỡ.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có đủ hệ thống phòng, chống
cháy, nổ theo quy định;
b) Không báo cáo kịp thời cho các cơ
quan quản lý nhà nước có liên quan về các sự cố, tai nạn cháy, nổ;
c) Sử dụng người lao động không được
trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ hoặc không được huấn luyện về phòng, chống cháy,
nổ theo quy định;
d) Không có sơ đồ hệ thống phòng cháy,
chữa cháy được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 14. Vi phạm quy định về tải
trọng của phương tiện trong vùng đất cảng
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến
3.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện mà tổng trọng lượng (khối
lượng toàn bộ) của phương tiện vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên
10% đến 20%, trừ trường hợp có quy định khác.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu,
đường theo quy định;
b) Điều khiển phương tiện vượt quá khổ
giới hạn của cầu, đường theo quy định;
c) Điều khiển phương tiện mà tổng trọng
lượng (khối lượng toàn bộ) của phương tiện hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng
hóa xếp trên phương tiện, người được chở trên phương tiện) vượt quá tải trọng
cho phép của cầu, đường trên 20% đến 50%, trừ trường hợp có quy định khác.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
7.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện mà tổng trọng lượng (khối
lượng toàn bộ) của phương tiện hoặc tải trọng trục phương tiện (bao gồm cả hàng
hóa xếp trên phương tiện, người được chở trên phương tiện) vượt quá tải trọng
cho phép của cầu, đường trên 50% đến 100%, trừ trường hợp có quy định khác.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến
8.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện mà tổng trọng lượng (khối
lượng toàn bộ) của phương tiện hoặc tải trọng trục phương tiện (bao gồm cả hàng
hóa xếp trên phương tiện, người được chở trên phương tiện) vượt quá tải trọng
cho phép của cầu, đường trên 100% đến 150%, trừ trường hợp có quy định khác.
5. Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến
16.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển phương tiện mà tổng trọng
lượng (khối lượng toàn bộ) của phương tiện hoặc tải trọng trục phương tiện (bao
gồm cả hàng hóa xếp trên phương tiện, người được chở trên phương tiện) vượt quá
tải trọng cho phép của cầu, đường trên 150%;
b) Không chấp hành việc kiểm tra tải
trọng, khổ giới hạn phương tiện khi có tín hiệu, hiệu lệnh yêu cầu kiểm tra tải
trọng, khổ giới hạn phương tiện; chuyển tải hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn
tránh việc phát hiện phương tiện chở quá tải, quá khổ.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe
(khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng
kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng)
có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại
các khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe
(khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng
kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng)
có thời hạn từ 02 tháng đến 04 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản
4 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe
(khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng
kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng)
có thời hạn từ 03 tháng đến 05 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản
5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ
phần hàng quá khổ theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi
phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu
đã bị thay đổi do các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều
này.
Điều 15. Vi phạm quy định về
cân xác nhận khối lượng toàn bộ đối với mỗi Công-te-nơ vận tải biển quốc tế
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi không cần xác nhận khối lượng toàn bộ
Công-te-nơ hoặc cân xác nhận khối lượng toàn bộ Công-te-nơ không đúng phương
pháp theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi không xác nhận hoặc xác nhận không đúng khối lượng
toàn bộ Công-te-nơ theo quy định.
Điều 16. Vi phạm quy định về xếp
hàng hóa lên xe ô tô trong vùng đất cảng
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Xếp hàng hóa lên mỗi xe ô tô (kể cả
rơ moóc và sơ mi rơ moóc) vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho
phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 50%;
b) Xếp hàng hóa lên xe ô tô mà không
ký xác nhận việc xếp hàng hóa vào Giấy vận tải theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
2.000.000 đồng đối với hành vi xếp hàng hóa lên mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và
sơ mi rơ moóc) vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham
gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường của xe trên 50% đến 100%.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
4.000.000 đồng đối với hành vi xếp hàng hóa lên mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và
sơ mi rơ moóc) vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham
gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường của xe trên 100%.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải
hạ phần hàng xếp vượt quá tải trọng cho phép chở của xe ô tô trong trường hợp
xe ô tô được xếp hàng chưa rời khỏi khu vực xếp hàng đối với hành vi vi phạm
quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 17. Vi phạm quy định đối
với người điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô trong vùng đất
cảng
1. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến
800.000 đồng đối với người điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô
tô chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/giờ đến dưới 10 km/giờ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến
3.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô
tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển ô tô và các loại phương
tiện tương tự ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá
50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/01 lít khí thở;
b) Điều khiển ô tô và các loại phương
tiện tương tự ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/giờ đến 20 km/giờ.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000
đồng đối với người điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô chạy
quá tốc độ quy định trên 20 km/giờ đến 35 km/giờ.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến
8.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô
tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển ô tô và các loại phương
tiện tương tự ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam
đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/01
lít khí thở;
b) Điều khiển ô tô và các loại phương
tiện tương tự ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/giờ.
5. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến
18.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự
ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít
máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/01 lít khí thở.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe
có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm
a khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe
có thời hạn từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm
a khoản 2 mà gây tai nạn giao thông hoặc hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản
4 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe
có thời hạn từ 03 tháng đến 05 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm
a khoản 4 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe
từ có thời hạn 04 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản
5 Điều này.
Điều 18. Vi phạm quy định về bảo
vệ môi trường do hoạt động khai thác cảng biển
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đầy đủ kế hoạch ứng phó sự cố
tràn dầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến
60.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí phương tiện, thiết bị để tiếp nhận
rác thải, nước thải và chất lỏng độc hại khác từ tàu thuyền theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực
hiện đầy đủ kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối
với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 19. Vi phạm quy định về bảo
vệ công trình hàng hải
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau:
a) Không kịp thời khắc phục, sửa chữa
hư hỏng của công trình hàng hải theo quy định;
b) Không xây dựng phương án bảo vệ
công trình hàng hải theo quy định hoặc không tổ chức thực hiện phương án bảo vệ
công trình hàng hải đã được phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Xây dựng và khai thác trái phép các
công trình cảng biển, công trình khác trong phạm vi quy hoạch cảng biển đã được
phê duyệt, trong luồng hàng hải và phạm vi bảo vệ công trình hàng hải hoặc xây
dựng công trình làm giảm hoặc mất tác dụng của công trình hàng hải;
b) Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản
trong vùng nước trước cầu, bến cảng, khu nước, vùng nước, luồng hàng hải, hành
lang an toàn bảo vệ luồng hàng hải và những khu vực khác trong phạm vi bảo vệ
công trình hàng hải;
c) Lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình
hàng hải;
d) Thực hiện các hành vi gây cản trở
việc quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ công trình hàng hải.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến
60.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Phá hủy, làm hư hỏng, tháo gỡ, trộm
cắp cấu kiện, phụ kiện và các thiết bị của công trình hàng hải mà chưa đến mức
bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Làm hư hỏng, phá hủy, tự ý di chuyển
hoặc làm giảm hiệu lực của các thiết bị báo hiệu hàng hải;
c) Điều khiển tàu thuyền và phương tiện
khác sai quy định gây đâm va ảnh hưởng đến chất lượng công trình hàng hải.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Nổ mìn hoặc các vật liệu nổ khác trong
phạm vi cảng biển, vùng nước cảng biển, luồng hàng hải khi chưa được phép của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Xếp, chứa các chất dễ cháy nổ, các
chất nguy hại trái quy định có khả năng gây ăn mòn hoặc hư hỏng công trình hàng
hải khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Khai thác khoáng sản, nạo vét trái
phép trên luồng hàng hải, phạm vi bảo vệ luồng hàng hải, vùng nước cảng biển;
d) Thải các chất thải làm hư hại, ảnh
hưởng đến độ bền và tuổi thọ của công trình hàng hải;
đ) Nạo vét trái phép trên luồng hàng
hải, phạm vi bảo vệ luồng hàng hải, vùng nước cảng biển hoặc nạo vét không đúng
yêu cầu kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xây dựng phương án bảo vệ công
trình hàng hải hoặc buộc tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình hàng hải
đã được phê duyệt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu
đã bị thay đổi do các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 20. Vi phạm quy định về sử
dụng giấy chứng nhận và điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
3.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán, thuê, cho thuê, cho mượn giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh khai thác cảng biển không đúng giấy
chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có phương án bảo đảm an toàn,
vệ sinh lao động theo quy định;
b) Không có đủ điều kiện an toàn về
phòng cháy, chữa cháy hoặc không có phương án chữa cháy theo quy định;
c) Không có đủ hồ sơ về bảo vệ môi trường,
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
d) Không có đủ cơ sở vật chất, kho,
bãi, trang thiết bị cần thiết phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với
cảng biển hoặc không có hợp đồng thuê kho, bãi với thời gian thuê kho, bãi tối
thiểu là 05 năm đối với trường hợp cảng biển không có đủ kho, bãi theo quy định;
đ) Không có đủ phương tiện tiếp nhận,
thu hồi các chất thải từ tàu để xử lý theo quy định;
e) Không có đủ nhân lực hoặc hệ thống,
công trình hoặc thiết bị quản lý, xử lý chất thải phát sinh tại khu vực cảng biển
theo quy định;
g) Kinh doanh khai thác cảng biển
không có giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội
dung ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển;
b) Cố tình sử dụng một trong các giấy
tờ bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh khai thác cảng biển.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển có thời hạn từ 01 tháng đến 03
tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh khai thác cảng biển đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản
4 Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định về
công khai thông tin về giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa
Công-te-nơ bằng đường biển, giá dịch vụ tại cảng biển
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết giá vận chuyển bằng
đường biển, phụ thu, giá dịch vụ tại cảng biển trên trang thông tin điện tử hoặc
tại trụ sở của doanh nghiệp theo quy định;
b) Niêm yết giá vận chuyển bằng đường
biển, phụ thu, giá dịch vụ tại cảng biển không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách
hàng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường
hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm.
Điều 22. Vi phạm quy định về kê
khai giá dịch vụ tại cảng biển
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
3.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đủ các nội dung của văn bản kê
khai giá sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận kê khai giá đã có văn
bản nhắc nhở, yêu cầu nộp lại văn bản kê khai giá.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo bằng văn bản về mức
giá điều chỉnh tăng hoặc giảm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường
hợp phải thực hiện thông báo giá theo quy định của pháp luật về giá;
b) Áp dụng mức giá kê khai không đúng
thời hạn theo quy định của pháp luật về giá kể từ ngày thực hiện kê khai giá với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 23. Vi phạm quy định về
giá dịch vụ tại cảng biển
1. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ tại cảng biển không đúng với mức
giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp
hơn mức giá tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả
lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định và mọi
chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra tại khoản 1 Điều này, trong trường
hợp khó thực hiện hoặc không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp toàn bộ
số tiền chênh lệch vào ngân sách nhà nước.
Mục 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG,
QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG CẠN
Điều 24. Vi phạm quy định về đầu
tư xây dựng cảng cạn
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi công công trình không thuộc các trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều này khi chưa có giấy phép hoặc văn bản chấp thuận
của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công sai vị trí được phép;
b) Thi công quá thời gian quy định ghi
trong giấy phép thi công hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền;
c) Không thu dọn, thanh thải chướng ngại
vật phát sinh trong quá trình thi công sau khi công trình đã hoàn thành;
d) Không thực hiện đầy đủ phương án bảo
đảm an toàn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi công công trình thuộc trường hợp phải
lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng
công trình khi chưa có giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm
quyền theo quy định.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến
80.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công công trình khi chưa có giấy
phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền và để xảy ra tai nạn;
b) Thi công sai vị trí được phép và để
xảy ra tai nạn;
c) Không có hoặc không thực hiện đầy đủ
phương án bảo đảm an toàn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dẫn đến xảy
ra tai nạn;
d) Kết cấu hạ tầng cảng cạn được đầu
tư xây dựng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cảng cạn để
thực hiện các chức năng của cảng cạn.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
tháo dỡ công trình, phần công
trình xây dựng trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; điểm a,
b khoản 2; khoản 3; điểm a, b khoản 4 Điều này.
Điều 25. Vi phạm quy định về
công bố mở cảng cạn
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi cố tình khai báo sai lệnh thông tin trong hồ sơ
đề nghị công bố mở cảng cạn.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi cố tình sử dụng giấy tờ tẩy xóa, sửa chữa, giả
mạo trong hồ sơ đề nghị công bố mở cảng cạn.
Điều 26. Vi phạm quy định về đặt
tên, đổi tên cảng cạn
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý đặt tên, đổi tên cảng cạn không đúng với
tên do cơ quan có thẩm quyền công bố.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thay
đổi, sửa chữa tên cảng cạn đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố đối với
hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 27. Vi phạm quy định về
cho thuê lại kết cấu hạ tầng cảng cạn
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến
80.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê lại kết cấu hạ tầng cảng cạn khi chưa
có văn bản chấp thuận của bên cho thuê.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với hành vi bên thuê lại cho thuê kết cấu hạ tầng cảng cạn
được thuê.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp
lại số tiền bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành
vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 28. Vi phạm quy định về bảo
đảm an toàn, an ninh, trật tự và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong hoạt động
khai thác cảng cạn
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng người lao động không có giấy
phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định;
b) Không thông báo kịp thời cho cơ
quan có thẩm quyền khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về bảo đảm an ninh,
trật tự, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ theo quy
định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi không ban hành Nội quy cảng cạn theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có cơ sở vật chất kỹ thuật
thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải hoặc có nhưng không đầy đủ hoặc không đáp ứng
tiêu chuẩn theo quy định;
b) Không có phương án khai thác bảo đảm
các yếu tố về an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường theo quy định.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
60.000.000 đồng đối với hành vi khai thác cảng cạn không đúng với chức năng của
cảng đã được cơ quan có thẩm quyền công bố.
Điều 29. Vi phạm quy định về bốc
dỡ, lưu kho hàng hóa
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối
với hành vi bốc dỡ và lưu kho các loại hàng hóa không theo quy định.
Điều 30. Vi phạm quy định về
phòng, chống cháy, nổ tại cảng cạn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có bảng nội quy, biển báo hoặc
chỉ dẫn cảnh báo ở những nơi dễ cháy, nổ;
b) Sử dụng các trang, thiết bị chữa
cháy chuyên dùng sai mục đích.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Các trang, thiết bị chữa cháy không
đúng quy định hoặc không ở trạng thái sẵn sàng hoạt động hoặc hết hạn sử dụng
theo quy định;
b) Không đặt đúng nơi quy định hoặc
không bố trí các thiết bị phòng, chống cháy, nổ thích hợp với loại hàng hóa
đang vận chuyển, bốc, dỡ.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có đủ hệ thống phòng, chống
cháy, nổ theo quy định;
b) Sử dụng người lao động không được
trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ hoặc không được huấn luyện về phòng, chống cháy,
nổ theo quy định;
c) Không có sơ đồ hệ thống phòng cháy,
chữa cháy được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi không có phương án khai thác bảo đảm phòng, chống
cháy, nổ theo quy định.
Mục 3. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT
ĐỘNG CỦA TÀU THUYỀN TẠI CẢNG BIỂN
Điều 31. Vi phạm quy định về
thủ tục đến cảng biển hoặc quá cảnh
1. Đối với hành vi vi phạm của tàu thuyền
khi đến cảng hoặc quá cảnh không thực hiện việc thông báo, xác báo theo quy định
hoặc thực hiện việc thông báo, xác báo chậm hơn thời gian quy định; tàu thuyền
đến vị trí dự kiến đến cảng hoặc đến vị trí đón, trả hoa tiêu để vào cảng hoặc
quá cảnh chậm hơn thời gian đã xác báo; tàu thuyền đến cảng không thực hiện
khai báo an ninh tàu biển cho Cảng vụ hàng hải theo quy định hoặc thực hiện việc
khai báo an ninh tàu biển chậm hơn thời gian quy định sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
2.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000
GT;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
2. Đối với hành vi tàu thuyền đến cảng
hoặc quá cảnh mà không làm thủ tục theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000
GT;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
Điều 32. Vi phạm quy định về
thủ tục vào, rời cảng biển hoặc quá cảnh
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
3.000.000 đồng đối với hành vi khai báo không đủ hoặc sai một trong các thông
tin trong thông báo, xác báo tàu đến, rời cảng hoặc bản khai chung hoặc danh
sách thuyền viên, danh sách hành khách theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với hành vi làm thủ tục cho tàu thuyền vào, rời cảng biển hoặc
quá cảnh chậm hơn thời gian quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Thiếu một trong các giấy tờ khi làm
thủ tục vào, rời cảng hoặc quá cảnh theo quy định;
b) Không cung cấp hoặc cung cấp không
đầy đủ giấy tờ về hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển trên tàu theo quy định;
c) Không có bản chính hoặc bản sao
công chứng bảo lãnh ngân hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đối với tàu biển để chi trả chi phí hồi hương cho thuyền viên theo quy định;
d) Không cung cấp hoặc cung cấp không
đầy đủ thông tin về vũ khí, vật liệu nổ, người trốn trên tàu theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi tự ý bốc dỡ hàng hóa hoặc cho thuyền viên, hành
khách hoặc những người không có nhiệm vụ lên tàu trước khi tàu làm xong thủ tục
nhập cảnh hoặc rời tàu sau khi đã làm xong thủ tục xuất cảnh theo quy định.
5. Đối với hành vi không có giấy phép rời
cảng cuối cùng theo quy định hoặc cố tình rời cảng khi chưa được phép của cơ
quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000
GT;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến
80.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với hành vi của tàu thuyền nước ngoài tham gia vận tải nội
địa hoặc thực hiện các hoạt động đặc thù khi chưa được cơ quan có thẩm quyền
cho phép theo quy định.
7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền
sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn từ 01
tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khai báo bổ sung và đính chính
thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thanh toán phí, lệ phí hàng hải
và các khoản tiền liên quan khác theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định
tại khoản 5 Điều này.
Điều 33. Vi phạm quy định về
an toàn, an ninh, trật tự, vệ sinh đối với các hoạt động liên quan đến tàu thuyền
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi bơi lội hoặc làm mất trật tự công
cộng trong khu vực cảng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Kéo còi hoặc dùng loa điện để thông
tin cho trường hợp không phải là cấp cứu hoặc báo động khẩn cấp theo quy định;
b) Tàu thuyền nước ngoài treo cờ lễ, cờ
tang hoặc kéo còi trong các dịp nghi lễ của quốc gia tàu mang cờ mà không thông
báo trước cho Cảng vụ hàng hải;
c) Tổ chức bơi lội trong vùng nước cảng
khi chưa được chấp thuận của Cảng vụ hàng hải;
d) Treo cờ hiệu không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến
4.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không treo hoặc treo Quốc kỳ Việt
Nam không đúng quy định;
b) Không ghi hoặc không ghi đầy đủ,
chính xác nội dung của nhật ký hàng hải, nhật ký máy hoặc các loại nhật ký khác
theo quy định.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến
6.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Để các trang thiết bị, tài sản của
tàu thuyền hoặc của thuyền viên trên mặt cầu cảng không đúng nơi quy định;
b) Tiến hành sửa chữa, thử máy, thử
còi khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;
c) Không trực kênh VHF hoặc sử dụng
kênh VHF sai quy định;
d) Tiến hành hun chuột, khử trùng
không đúng nơi quy định;
đ) Không có dụng cụ chắn chuột theo
quy định hoặc sử dụng dụng cụ chắn chuột không đúng quy định;
e) Sử dụng xuồng, phao bè của tàu khi
chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;
g) Không thực hiện chế độ trực ca theo
quy định;
h) Không bố trí hoặc bố trí sĩ quan an
ninh tàu biển không đúng quy định;
i) Không duy trì cấp độ an ninh tàu
theo quy định;
k) Không duy trì hoạt động 24/24 giờ của
thiết bị an ninh tàu theo quy định; thông báo hoặc phát không đúng với tình trạng
an ninh thực tế của tàu biển;
l) Không có kế hoạch an ninh tàu biển
theo quy định đối với tàu biển chở khách, tàu biển chở hàng từ 500 GT trở lên
và giàn di động mang cờ quốc tịch Việt Nam chạy tuyến quốc tế;
m) Để tàu thuyền rê neo, kéo neo ngầm
dưới nước khi đang hoạt động trong luồng, kênh đào, vùng nước trước cầu cảng.
5. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều động tàu thuyền vào, rời cảng
biển hoặc cập, rơi cầu cảng mà thuyền trưởng không có mặt ở buồng lái theo quy
định;
b) Tiến hành các hoạt động mò, lặn hoặc
các công việc khác ngầm dưới nước tại vùng nước cảng biển khi chưa được phép của
Cảng vụ hàng hải hoặc tiến hành các công việc đó không có báo hiệu cảnh báo
theo quy định;
c) Tổ chức thi đấu thể thao hoặc các
hoạt động tập trung nhiều phương tiện trong vùng nước cảng biển khi chưa được
phép của Cảng vụ hàng hải;
d) Sử dụng tàu thuyền thể thao, du lịch
hoạt động trong vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;
đ) Không sử dụng hoặc sử dụng không
phù hợp các báo hiệu theo quy định;
e) Tàu thuyền không ghi rõ tên hoặc số
hiệu, số IMO, cảng đăng ký, vạch mơn nước theo quy định;
g) Không lắp đặt, duy trì tình trạng kỹ
thuật của thiết bị giám sát hành trình của tàu cao tốc hoặc lắp đặt mà không bật
thiết bị giám sát hành trình của tàu cao tốc theo quy định.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo cho Cảng vụ hàng hải
về sự cố, tai nạn hàng hải do tàu mình gây ra hoặc vi phạm quy định khác về báo
cáo và điều tra tai nạn hàng hải;
b) Không trang bị đủ trang thiết bị
hàng hải trên tàu thuyền theo quy định hoặc có nhưng không hoạt động, không sử
dụng được;
c) Không duy trì liên lạc với Cảng vụ
hàng hải qua VHF trên kênh đã được thông báo hoặc các thiết bị thông tin liên lạc
khác;
d) Không duy trì hoạt động của thiết bị
nhận dạng tự động (AIS) theo quy định;
đ) Không duy trì hoạt động của thiết
bị nhận dạng và truy theo tầm xa (LRIT) theo quy định;
e) Không duy trì hoạt động của phao vô
tuyến định vị vị trí khẩn cấp (EPIRB), thiết bị phát đáp radar hỗ trợ tìm kiếm
cứu nạn (SART) theo quy định; phao EPIRB không hoạt động hoặc báo hiệu sai lệch
dữ liệu, thông tin đã được đăng ký;
g) Thiếu hoặc không có trang thiết bị
cứu sinh hoặc bố trí, lắp đặt trang thiết bị cứu sinh của tàu thuyền không đúng
quy định hoặc trang thiết bị cứu sinh không ở trạng thái sẵn sàng hoạt động
theo quy định;
h) Không tuân theo quy định khi tàu
thuyền hành trình hoặc tránh, vượt nhau trên luồng quy định cấm tránh, vượt;
i) Điều động tàu thuyền chạy quá tốc độ
cho phép tại khu vực có quy định giới hạn tốc độ;
k) Điều động tàu thuyền chạy thử mà
chưa được phép của cảng vụ hàng hải;
l) Khai không đúng nội dung yêu cầu
ghi tại giấy đăng ký của tàu thuyền.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
25.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều động tàu thuyền vào, rời cảng
biển hoặc cập, rời cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước gây tai nạn hàng hải
ít nghiêm trọng mà thuyền trưởng không có mặt ở buồng lái hoặc tàu thuyền không
tuân theo quy định khi hành trình, tránh, vượt nhau trên luồng hàng hải gây tai
nạn hàng hải ít nghiêm trọng;
b) Đi ngược chiều trong luồng quy định
một chiều.
8. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến
35.000.000 đồng đối với hành vi điều động tàu thuyền vào, rời cảng biển hoặc cập,
rời cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước gây tai nạn hàng hải nghiêm trọng
mà thuyền trưởng không có mặt ở buồng lái hoặc tàu thuyền không tuân theo quy định
khi hành trình, tránh, vượt nhau trên luồng hàng hải gây tai nạn hàng hải
nghiêm trọng.
9. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến
45.000.000 đồng đối với hành vi điều động tàu thuyền vào, rời cảng biển hoặc cập,
rời cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước gây tai nạn hàng hải đặc biệt
nghiêm trọng mà thuyền trưởng không có mặt ở buồng lái theo quy định hoặc tàu
thuyền không tuân theo quy định khi hành trình, tránh, vượt nhau trên luồng
hàng hải gây tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng.
10. Đối với hành vi tàu thuyền hoạt động
không đúng vùng được phép hoạt động theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000
GT;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
11. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến
60.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Bỏ trốn sau khi gây tai nạn hàng hải;
b) Không cung cấp hoặc cung cấp không
đầy đủ, không trung thực các tài liệu, vật chứng liên quan khi có yêu cầu của
cơ quan có thẩm quyền trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải.
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận
khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối
với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận
khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối
với hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận
khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối
với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 và điểm a khoản 11 Điều này.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc di chuyển chướng ngại vật do
vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Buộc di rời khỏi vùng hoạt động
cho phù hợp với cấp tàu hoạt động đối với hành vi được quy định tại khoản 10 Điều
này.
Điều 34. Vi phạm quy định về
phòng, chống cháy, nổ đối với tàu thuyền
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng đối với hành vi hút thuốc ở nơi cấm hút thuốc hoặc đối với các
hành vi vô ý có thể gây cháy, nổ trên tàu thuyền.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có các dấu hiệu cảnh báo hoặc
chỉ dẫn ở những nơi dễ cháy, dễ nổ theo quy định;
b) Không có sơ đồ hệ thống kiểm soát
cháy, bảng phân công chữa cháy hoặc bảng chỉ dẫn thao tác ở những vị trí trên
tàu theo quy định;
c) Trang thiết bị chữa cháy đặt không
đúng vị trí quy định trên tàu thuyền;
d) Thuyền viên không sử dụng thành thạo
các trang thiết bị chữa cháy của tàu thuyền;
đ) Sử dụng trang thiết bị chữa cháy của
tàu không đúng quy định;
e) Không thực hiện đúng quy trình bảo
quản, bảo dưỡng trang thiết bị phòng chống cháy, nổ.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không trang bị đầy đủ các trang thiết
bị phòng, chống cháy nổ theo quy định hoặc trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ
không sử dụng được hoặc hết hạn sử dụng;
b) Không có kế hoạch ứng cứu phòng, chống
cháy, nổ trong trường hợp khẩn cấp;
c) Tiến hành các công việc có phát ra
tia lửa ở trên boong tàu, hầm hàng, buồng máy khi chưa được phép của Cảng vụ
hàng hải;
d) Sử dụng phương tiện chuyên dùng chữa
cháy vào mục đích khác;
đ) Không có trang thiết bị chữa cháy
hoặc trang thiết bị chữa cháy không phù hợp hoặc không ở trạng thái sẵn sàng hoạt
động hoặc hết hạn sử dụng theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện chậm trễ hoặc không thực hiện mệnh lệnh
của Cảng vụ hàng hải về tham gia chữa cháy ở cầu cảng, vùng nước cảng biển.
Điều 35. Vi phạm quy định về bảo
vệ môi trường do tàu thuyền gây ra
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến
3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không trang bị các thiết bị chứa,
phân loại rác theo quy định hoặc không dự trữ rác đúng nơi quy định;
b) Gõ rỉ, sơn tàu thuyền khi chưa được
phép của Cảng vụ hàng hải.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí hoặc bố trí người trực không đủ
tiêu chuẩn để tiếp nhận nhiên liệu trên tàu.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Bơm, xả các loại rác hoặc nước dằn
tàu, nước có cặn bẩn từ tàu xuống cầu cảng hoặc vùng nước cảng biển không đúng
quy định;
b) Tiến hành bơm chuyển nhiên liệu giữa
tàu thuyền và phương tiện khác khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải theo quy
định;
c) Không có đủ các trang thiết bị phân
ly dầu nước theo quy định hoặc có trang thiết bị nhưng không sử dụng được;
d) Không chấp hành một trong những quy
trình, quy tắc an toàn kỹ thuật khi tiếp nhận nhiên liệu;
đ) Cho tàu thuyền khác cập mạn khi
đang trong quá trình tiếp nhận nhiên liệu giữa hai tàu;
e) Sử dụng lò đốt rác, lò đốt chất thải
trong khu vực cảng biển hoặc sử dụng dầu nhiên liệu chạy máy chính, máy đèn có
hàm lượng lưu huỳnh vượt quá chỉ số mức Nox, SO2 cho phép.
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến
90.000.000 đồng đối với hành vi đổ bùn, đất, chất thải từ nạo vét không đúng vị
trí quy định.
5. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với hành vi đổ bùn đất, chất thải từ nạo vét không đúng vị
trí quy định trong phạm vi luồng hàng hải, vùng nước trước cầu, bến cảng, khu
neo đậu, khu chuyển tải, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận
khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối
với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận
khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối
với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực
hiện những biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường theo quy định đối với các
hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3; khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Điều 36. Vi phạm quy định về
an toàn sinh mạng trên tàu thuyền
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có bảng phân công nhiệm vụ
trong tình huống khẩn cấp tại các vị trí theo quy định hoặc có bảng phân công
nhiệm vụ nhưng không phù hợp với thuyền bộ của tàu hoặc bảng quy định đã bị hư
hỏng;
b) Không có các bảng chỉ dẫn thao tác
các thiết bị cứu sinh, cứu thủng tàu theo quy định hoặc các bảng chỉ dẫn đã bị
hư hỏng;
c) Không có phiếu trách nhiệm cá nhân
khi báo động ở những nơi quy định trên tàu hoặc phiếu trách nhiệm cá nhân không
phù hợp với thuyền bộ của tàu;
d) Thuyền viên không sử dụng thành thạo
các trang thiết bị cứu sinh, cứu thủng của tàu;
đ) Thuyền trưởng không tổ chức thực tập
cứu sinh, chữa cháy theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Cầu thang mạn không có lưới bảo hiểm
hoặc đèn chiếu sáng theo quy định;
b) Sử dụng trang thiết bị cứu sinh, cứu
thủng, phòng, chống cháy, nổ của tàu không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với thuyền viên trong ca trực có nồng độ cồn trong máu hoặc
hơi thở vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam/01 lít
khí thở hoặc có sử dụng các chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng.
4. Đối với hành vi tàu thuyền không bố
trí đủ định biên an toàn tối thiểu hoặc vượt quá mức cho phép của trang thiết bị
cứu sinh trên tàu theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000
GT;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
5. Đối với hành vi chở hàng quá tải trọng
quy định của tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi chở
hàng vượt đến dưới 01% so với trọng tải cho phép;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đống đến
3.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 01% đến dưới 05% so với trọng tải
cho phép;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 05% đến dưới 10% so với trọng tải
cho phép;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt trên từ 10% trở lên so với trọng
tải cho phép.
6. Đối với hành vi chở hàng vượt quá tải
trọng quy định của tàu thuyền có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT sẽ bị
xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi chở
hàng vượt đến dưới 01% so với trọng tải cho phép;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 01% đến dưới 05% so với trọng tải
cho phép;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 05% đến dưới 10% so với trọng
tải cho phép;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt trên từ 10% trở lên so với trọng
tải cho phép.
7. Đối với hành vi chở hàng vượt quá tải
trọng quy định của tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT sẽ
bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi chở
hàng vượt đến dưới 01% so với trọng tải cho phép;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 01% đến dưới 05% so với trọng
tải cho phép;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 05% đến dưới 10% so với trọng
tải cho phép;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt trên từ 10% trở lên so với trọng
tải cho phép.
8. Đối với hành vi chở hàng vượt quá tải
trọng quy định của tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên sẽ bị xử phạt
như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi chở
hàng vượt đến dưới 1% so với trọng tải cho phép;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 01% đến dưới 05% so với trọng
tải cho phép;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
60.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 05% đến dưới 10% so với trọng
tải cho phép;
d) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến
80.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt trên từ 10% trở lên so với trọng
tải cho phép.
9. Đối với hành vi chở khách quá số lượng
quy định của tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt đến 5 người so với số lượng cho
phép;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt từ 6 đến 10 người so với số lượng
cho phép;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt trên 10 người so với số lượng
cho phép.
10. Đối với hành vi chở khách quá số
lượng quy định của tàu thuyền có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT sẽ bị
xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt đến 05 người so với số lượng cho
phép;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt từ 06 đến 10 người so với số lượng
cho phép;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt trên 10 người so với số lượng
cho phép.
11. Đối với hành vi chở khách vượt quá
số lượng quy định của tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT
sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt đến 10 người so với số lượng cho
phép;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt từ 11 người đến 20 người so với
số lượng cho phép;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt trên 20 người so với số lượng
cho phép.
12. Đối với hành vi chở khách vượt quá
số lượng quy định của tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên sẽ bị xử
phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt đến 20 người so với số lượng cho
phép;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến
60.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt từ 21 người đến 30 người so với
số lượng cho phép;
c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến
80.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt trên 30 người so với số lượng
cho phép.
13. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước
quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn
từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm được quy định tại các điểm c
và d khoản 7; các điểm c và d khoản 8; các khoản 9, 10, 11 và 12 Điều này.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
cho rời tàu thuyền số người hoặc dỡ lên khỏi tàu thuyền số lượng hàng hóa
chuyên chở vượt quy định đối với các hành vi vi phạm được quy định tại các khoản
5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều này.
Điều 37. Vi phạm quy định về
neo đậu, neo chờ, cập cầu, cập mạn, lai dắt của tàu thuyền trong vùng nước cảng
biển
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Neo đậu, neo chờ, cập cầu, cập mạn,
di chuyển vị trí hoặc tiến hành các hoạt động tương tự khác trong vùng nước cảng
biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải theo quy định;
b) Không bố trí đủ đèn chiếu sáng, tín
hiệu, báo hiệu, dấu hiệu cảnh báo theo quy định khi tàu làm hàng, neo đậu, cập
cầu, cập mạn, di chuyển vị trí;
c) Không có đệm chống va theo quy định;
d) Không thông báo kịp thời cho Cảng vụ
hàng hải khi phát hiện thấy sự sai lệch, hư hỏng của các báo hiệu hàng hải tại
vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hoặc thực hiện sai
kế hoạch, lệnh điều động của Cảng vụ hàng hải;
b) Buộc tàu thuyền vào các báo hiệu
hàng hải hoặc các kết cấu khác không dùng để buộc tàu theo quy định.
3. Đối với hành vi tàu thuyền vào neo đậu,
làm hàng, đón trả hành khách hoặc thực hiện các dịch vụ hàng hải khác tại vị
trí chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000
GT;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến
60.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với hành vi tàu thuyền neo chờ nhưng không bảo đảm một
trong các điều kiện neo chờ theo quy định.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu lai dắt, hỗ trợ không theo quy định.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng tàu lai dắt, hỗ trợ theo quy định.
7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền
sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn từ 01
tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm được quy định tại điểm a khoản 2 và
các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tàu thuyền phải rời khỏi vị
trí đối với các hành vi vi phạm được quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều
này;
b) Buộc khôi phục nguyên trạng vị trí
báo hiệu, kết cấu công trình nếu làm di chuyển vị trí hoặc ảnh hưởng đến kết cấu
công trình báo hiệu đối với hành vi vi phạm quy định điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 38. Vi phạm quy định về xếp,
chằng buộc hàng hóa trên tàu thuyền
1. Đối với hành vi xếp, chằng buộc hàng
hóa của tàu thuyền không đúng quy định sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000
GT;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
2. Đối với hành vi tự ý xếp, chằng buộc
hàng hóa của tàu thuyền sau khi đã hoàn thành thủ tục rời cảng theo quy định sẽ
bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
7.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000
GT;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
25.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
Điều 39. Vi phạm quy định về vận
chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng mà
không có phương án bảo đảm an toàn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền
sử dụng bằng thuyền trưởng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng
có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản
1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực
hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều
này.
Mục 4. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG
KÝ TÀU THUYỀN VÀ BỐ TRÍ THUYỀN VIÊN; SỬ DỤNG CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN, SỐ THUYỀN
VIÊN
Điều 40. Vi phạm quy định về
đăng ký tàu thuyền
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Đăng ký tàu thuyền không đúng thời
hạn theo quy định;
b) Thiếu một trong các loại giấy chứng
nhận, tài liệu của tàu thuyền hoặc một trong các loại giấy chứng nhận, tài liệu
đó hết giá trị sử dụng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai thác tàu thuyền khi chưa được
cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;
b) Không thực hiện đăng ký thay đổi chủ
tàu thuyền theo quy định khi tàu thuyền đã được mua, bán, chuyển quyền sở hữu;
c) Không thực hiện đăng ký thay đổi
theo quy định khi tàu thuyền có sự thay đổi tên tàu, địa chỉ chủ tàu, thông số
kỹ thuật, công dụng của tàu thuyền, tổ chức đăng kiểm tàu biển;
d) Không thực hiện xóa đăng ký tàu
theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho
mượn một trong các giấy chứng nhận của tàu thuyền;
b) Sử dụng một trong các giấy chứng nhận
của tàu thuyền khác, giấy chứng nhận bị tẩy xóa, sửa chữa sai lệch nội dung hoặc
giấy chứng nhận giả;
c) Cố tình khai báo sai lệnh thông
tin; sử dụng giấy tờ tẩy xóa, sửa chữa, giả mạo trong hồ sơ xin cấp giấy chứng
nhận của tàu thuyền.
4. Đối với hành vi không có hoặc có giấy
chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính đối với tàu thuyền chở khách, chở dầu
mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác nhưng đã hết hạn sử dụng
theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000
đồng đối với tàu thuyền chở khách dưới 50 người; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm
từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích dưới 200 GT;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách từ 50 người đến dưới 100 người;
tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng
dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
80.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách từ 100 người đến dưới 300 người;
tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng
dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách từ 300 người trở lên; tàu thuyền
chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung
tích từ 3.000 GT trở lên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu
tang vật vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản
3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc làm
thủ tục xóa đăng ký tàu theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm
d khoản 2 Điều này.
Điều 41. Vi phạm quy định về
niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa khi vào, rời và hoạt động tại cảng
biển
1. Đối với hành vi khai thác tàu thuyền
quá niên hạn sử dụng sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến
55.000.000 đồng đối với phương tiện chở hàng nguy hiểm, chở dầu, chở khí hóa lỏng,
tàu đệm khí;
b) Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến
65.000.000 đồng đối với phương tiện chuyên vận tải hành khách có sức chở trên
12 người mà không phải là tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, khách sạn nổi, nhà
hàng nổi, tàu đệm khí;
c) Phạt tiền từ 65.000.000 đồng đến
75.000.000 đồng đối với nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện lưu trú du lịch
ban đêm.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền
sử dụng bằng thuyền trưởng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyện môn của thuyền
trưởng có thời hạn từ 02 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định
tại khoản 1 Điều này.
Điều 42. Vi phạm quy định về bố
trí thuyền viên, cấp và sử dụng chứng chỉ hành nghề, sổ thuyền viên
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với hành vi không ghi hoặc ghi không đầy đủ thông tin trong
sổ thuyền viên hoặc không khai báo hoặc khai báo không đầy đủ thông tin vào Cơ
sở dữ liệu quản lý thuyền viên của Cục Hàng hải Việt Nam theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Bố trí thuyền viên làm việc trên
tàu thuyền không có đủ chứng chỉ hành nghề, sổ thuyền viên hoặc có chứng chỉ
hành nghề nhưng hết hiệu lực hoặc bố trí chức danh thuyền viên không phù hợp với
chứng chỉ hành nghề của thuyền viên;
b) Giao nhiệm vụ cho thuyền viên làm
việc trên tàu thuyền không phù hợp với chức danh trong sổ thuyền viên trái quy
định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn chứng
chỉ hành nghề, số thuyền viên.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng chứng chỉ hành nghề, sổ
thuyền viên giả mạo hoặc đã bị sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung trái quy
định;
b) Sử dụng chứng chỉ hành nghề, sổ
thuyền viên của người khác để làm việc trên tàu;
c) Cố tình khai báo sai lệch thông tin
hoặc sử dụng giấy tờ sửa chữa, giả mạo trong hồ sơ xin cấp, cấp lại chứng chỉ
hành nghề, sổ thuyền viên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành
nghề có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản
3 Điều này;
b) Tịch thu chứng chỉ hành nghề, sổ
thuyền viên đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
Mục 5. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOA
TIÊU HÀNG HẢI
Điều 43. Vi phạm quy định về sử
dụng hoa tiêu hàng hải của tàu thuyền
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000
đồng đối với hành vi tàu thuyền không treo cờ hiệu hoặc sử dụng đèn hiệu theo
quy định khi xin hoa tiêu hoặc khi hoa tiêu có mặt trên tàu.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến
6.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo hoặc thông báo
không chính xác cho hoa tiêu hàng hải biết về đặc điểm và tính năng điều động của
tàu thuyền;
b) Không có thang hoa tiêu hoặc thang
hoa tiêu không bảo đảm an toàn theo quy định hoặc thang hoa tiêu được bố trí tại
nơi không phù hợp hoặc không có các biện pháp bảo đảm an toàn khác cho hoa tiêu
lên, rời tàu;
c) Đình chỉ hoặc yêu cầu thay thế hoa
tiêu mà không có lý do chính đáng;
d) Đón trả hoa tiêu không đúng địa điểm
theo quy định.
3. Đối với hành vi điều khiển tàu vào,
rời cảng và di chuyển mà không sử dụng hoa tiêu hàng hải theo quy định sẽ bị xử
phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 1.000 GT;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 1.000 GT đến dưới 3.000
GT;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
Điều 44. Vi phạm quy định về điều
động và bố trí hoa tiêu hàng hải
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Gửi kế hoạch hoa tiêu dẫn tàu hàng
ngày chậm hơn thời gian quy định hoặc không thông báo về sự thay đổi đột xuất kế
hoạch hoa tiêu dẫn tàu cho Cảng vụ hàng hải;
b) Bố trí hoa tiêu không đúng với kế
hoạch điều động của Cảng vụ hàng hải mà không báo trước cho Cảng vụ hàng hải biết.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Bố trí hoa tiêu hàng hải dẫn tàu
không phù hợp với giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải hoặc giấy
chứng nhận vùng hoạt động của hoa tiêu hàng hải;
b) Không cung cấp đầy đủ, kịp thời dịch
vụ hoa tiêu dẫn tàu trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc hoặc trên tuyến dẫn
tàu được giao mà không có lý do chính đáng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng hoặc không bố trí đủ phương tiện
đưa, đón hoa tiêu theo quy định hoặc sử dụng phương tiện đưa, đón hoa tiêu
không bảo đảm điều kiện an toàn.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với hành vi không có đủ số lượng hoa tiêu hoặc phương tiện
tối thiểu theo quy định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ
một phần hoạt động dẫn tàu của tổ chức hoa tiêu có thời hạn từ 03 tháng đến 12
tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 45. Vi phạm quy định
trong khi dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây của hoa tiêu:
a) Không thông báo kịp thời cho Cảng vụ
hàng hải khi phát hiện tai nạn, sự cố hay những thay đổi của luồng hàng hải và
báo hiệu hàng hải trong thời gian dẫn tàu;
b) Không thông báo, xác báo cho Cảng vụ
hàng hải về thời gian, địa điểm lên tàu, rời tàu hoặc tình hình dẫn tàu theo
quy định;
c) Không thông báo kịp thời cho Cảng vụ
hàng hải việc tàu thuyền chạy quá tốc độ cho phép tại khu vực có quy định giới
hạn tốc độ và chạy ngược chiều tại luồng một chiều hoặc tránh vượt nhau tại khu
vực cấm tránh vượt;
d) Lên tàu chậm hơn thời gian quy định
hoặc lên, xuống tàu không đúng địa điểm quy định mà không có lý do chính đáng;
đ) Dẫn tàu vào, rời cảng hoặc di chuyển
không đúng theo kế hoạch điều động tàu của Cảng vụ hàng hải hoặc không đúng với
tàu được phân công dẫn mà không có lý do chính đáng;
e) Tự ý rời tàu khi chưa có sự đồng ý
của thuyền trưởng;
g) Không sử dụng trang phục hoa tiêu
theo quy định khi dẫn tàu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Hoa tiêu hàng hải dẫn tàu vào neo đậu,
cập cầu hoặc di chuyển trong vùng nước cảng khi chưa có lệnh điều động hoặc sai
vị trí chỉ định của Cảng vụ hàng hải;
b) Từ chối dẫn tàu mà không có lý do
chính đáng hoặc không thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng hải hoặc tổ chức hoa
tiêu hàng hải về việc từ chối dẫn tàu;
c) Tự ý dẫn tàu không đúng tuyến luồng
hàng hải đã được công bố;
d) Hoa tiêu dẫn tàu có lỗi dẫn đến tai
nạn hàng hải ít nghiêm trọng;
đ) Hoa tiêu có nồng độ cồn trong máu
hoặc hơi thở vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam/01
lít khí hoặc có sử dụng các chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng khi dẫn
tàu.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Hoa tiêu dẫn tàu có lỗi dẫn đến tai
nạn hàng hải nghiêm trọng;
b) Chỉ dẫn cho thuyền trưởng điều động
tàu thuyền được dẫn chạy quá tốc độ cho phép từ 01 hải lý/giờ đến 02 hải lý/giờ.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Hoa tiêu dẫn tàu có lỗi dẫn đến tai
nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng;
b) Chỉ dẫn cho thuyền trưởng điều động
tàu thuyền được dẫn chạy quá tốc độ cho phép trên 02 hải lý/giờ hoặc chạy ngược
chiều hoặc tránh vượt nhau tại khu vực cấm tránh vượt.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận
khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối
với các hành vi vi phạm được quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận
khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải của hoa tiêu hàng hải có thời hạn từ 06
tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm được quy định tại điểm a khoản 4 Điều
này.
Mục 6. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI BIỂN, VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC, DỊCH VỤ HỖ TRỢ VẬN TẢI BIỂN
VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI
Điều 46. Vi phạm quy định về sử
dụng giấy phép và điều kiện kinh doanh vận tải biển, vận tải đa phương thức và
dịch vụ hỗ trợ vận tải biển
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
3.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn giấy
phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ kinh doanh có điều
kiện.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh vận tải đa phương thức
không đúng nội dung ghi trong giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định;
b) Kinh doanh dịch vụ vận tải biển
không đúng nội dung ghi trong giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp theo
quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh vận tải đa phương thức
không có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định;
b) Kinh doanh dịch vụ vận tải biển
không có giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định;
c) Kinh doanh dịch vụ vận tải biển, dịch
vụ đại lý tàu biển, dịch vụ lai dắt tàu biển nhưng không đáp ứng các điều kiện
theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh, tước quyền sử dụng
giấy phép hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội
dung ghi trong giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với dịch
vụ kinh doanh có điều kiện;
b) Cố tình sử dụng một trong các giấy
tờ bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo trong hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh,
giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh
doanh có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại
điểm a khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm
quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc
tái phạm;
c) Tịch thu giấy phép, giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều
này.
Điều 47. Vi phạm quy định về sử
dụng giấy phép và điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
3.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn giấy phép
nhập khẩu pháo hiệu hàng hải.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu pháo hiệu hàng hải không đúng nội dung
ghi trong giấy phép nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Xưởng sản xuất, bảo trì báo hiệu
không đủ một trong các trang thiết bị phù hợp theo quy định;
b) Không có tàu thuyền chuyên dùng có
tính năng phù hợp hoặc không có hợp đồng thuê tàu thuyền chuyên dùng có tính
năng phù hợp theo quy định để phục vụ công tác thiết lập, vận hành, bảo trì, sửa
chữa, giám sát hoạt động liên tục của hệ thống báo hiệu hàng hải;
c) Không có tàu chuyên dùng theo quy định
hoặc không có hợp đồng thuê tàu chuyên dùng theo quy định để phục vụ công tác
khảo sát phục vụ công bố thông báo hàng hải;
d) Không có tàu khảo sát chuyên dùng để
phục vụ công tác khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ trong vùng nước cảng biển,
luồng hàng hải và tuyến hàng hải theo quy định;
đ) Không có trạm điều tiết chuyên
dùng hoặc có trạm điều tiết nhưng không có đủ biên chế hoặc không có ca nô có
tính năng phù hợp hoặc không có hợp đồng thuê canô có tính năng phù hợp để phục
vụ công tác điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải theo quy định;
e) Không có đủ phương tiện hoặc trang
thiết bị phù hợp để thanh thải chướng ngại vật và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
theo quy định;
g) Không có đủ trang thiết bị đo đạc,
khảo sát, bản đồ phù hợp theo quy định;
h) Không đáp ứng các điều kiện về nhân
lực hoặc bộ phận chuyên trách đối với hoạt động dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải
theo quy định;
i) Nhập pháo hiệu hàng hải không có giấy
phép nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội
dung ghi trong giấy phép nhập khẩu pháo hiệu hàng hải;
b) Cố tình sử dụng một trong các giấy
tờ bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo trong hồ sơ đề nghị giao tuyến dẫn tàu hoặc
hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu pháo hiệu hàng hải.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép nhập
khẩu pháo hiệu hàng hải có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi
phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu giấy phép nhập khẩu pháo
hiệu hàng hải đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số lượng pháo hiệu
hàng hải đã được nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và điểm
i khoản 3 Điều này.
Điều 48. Vi phạm quy định về
trách nhiệm của chủ tàu, người quản lý, khai thác tàu đối với tàu thuyền và
thuyền viên
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
60.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không bố trí thời gian nghỉ ngơi
cho thuyền viên làm việc trên tàu theo quy định;
b) Không bố trí cho thuyền viên nghỉ đủ
số ngày nghỉ hằng năm theo quy định;
c) Không thực hiện khai báo, điều tra,
thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp theo quy định.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến
80.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cung cấp nhu yếu phẩm, lương
thực, thực phẩm cho thuyền viên làm việc trên tàu theo quy định;
b) Không cung cấp kinh phí cho thuyền
viên hồi hương theo quy định;
c) Không thanh toán phần chi phí đồng
chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả gồm điều
trị y tế, phẫu thuật, nằm viện, các loại thuốc, trang thiết bị điều trị cần thiết,
chi phí ăn, ở của thuyền viên từ khi sơ cứu đến khi thuyền viên bình phục hoặc
đến khi xác định là mãn tính; không trả đủ tiền lương ghi trong hợp đồng lao động
thuyền viên trong thời gian điều trị;
d) Không thanh toán chi phí mai táng
trong trường hợp thuyền viên bị tử vong trên tàu hoặc trên bờ trong thời gian
đi tàu;
đ) Không mua bảo hiểm bắt buộc cho
thuyền viên làm việc trên tàu theo quy định.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp đầy đủ nguyên, nhiên, vật liệu
bảo đảm duy trì hoạt động cho tàu khi đang khai thác tàu.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ
hoạt động kinh doanh có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm
quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bố trí thời gian nghỉ ngơi cho
thuyền viên theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều
này;
b) Buộc cung cấp nhu yếu phẩm, lương
thực thực phẩm cho thuyền viên làm việc trên tàu đối với hành vi vi phạm quy định
tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Buộc cung cấp kinh phí cho thuyền
viên hồi hương đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
d) Buộc thực hiện trách nhiệm của chủ
tàu đối với thuyền viên bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với hành vi
vi phạm quy định tại các điểm c, d khoản 2 Điều này;
đ) Buộc mua bảo hiểm bắt buộc cho
thuyền viên làm việc trên tàu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản
2 Điều này.
Mục 7. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU
KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, HOÁN CẢI, SỬA CHỮA TÀU THUYỀN VÀ HOẠT ĐỘNG
PHÁ DỠ TÀU THUYỀN
Điều 49. Vi phạm quy định về điều
kiện kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải tàu thuyền
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thiết lập và duy trì áp dụng
hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý an toàn và môi trường theo quy định
đối với cơ sở đóng tàu loại 1;
b) Không thiết lập các quy trình công
việc đóng mới và hoán cải tàu phù hợp vơi quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về phân cấp và đóng tàu đối với cơ sở đóng tàu loại 2.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có phương án bảo đảm an toàn,
vệ sinh lao động theo quy định;
b) Không có đủ điều kiện an toàn về
phòng cháy, chữa cháy hoặc không có phương án chữa cháy theo quy định;
c) Không có đủ hồ sơ về bảo vệ môi trường
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
d) Không có đủ cơ sở vật chất hoặc thiếu
một trong những trang thiết bị phục vụ nhu cầu đóng mới, sửa chữa tàu hoặc
trang thiết bị không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới,
sửa chữa tàu theo quy định;
đ) Không có đủ phương tiện tiếp nhận,
thu hồi các chất thải từ tàu để xử lý theo quy định;
e) Không có đủ nhân lực hoặc hệ thống,
công trình hoặc thiết bị quản lý, xử lý chất thải phát sinh tại cơ sở theo quy
định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với mỗi hành vi thiếu từ 01 cán bộ kỹ thuật hoặc cán bộ kiểm
tra chất lượng hoặc thợ đóng tàu theo quy định.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi thiếu từ 02 cán bộ kỹ thuật hoặc cán bộ kiểm
tra chất lượng hoặc thợ đóng tàu theo quy định.
Điều 50. Vi phạm quy định về điều
kiện kinh doanh dịch vụ sửa chữa tàu thuyền
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng đối với hành vi không thiết lập các quy trình công việc sửa chữa
tàu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có phương án bảo đảm an toàn,
vệ sinh lao động theo quy định;
b) Không có đủ điều kiện an toàn về
phòng cháy, chữa cháy hoặc không có phương án chữa cháy theo quy định;
c) Không có đủ hồ sơ về bảo vệ môi trường
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
d) Không có đủ cơ sở vật chất hoặc thiếu
một trong những trang thiết bị phục vụ nhu cầu đóng mới, sửa chữa tàu thuyền hoặc
trang thiết bị không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới,
sửa chữa tàu thuyền theo quy định;
đ) Không có đủ phương tiện tiếp nhận,
thu hồi các chất thải từ tàu để xử lý theo quy định;
e) Không có đủ nhân lực hoặc hệ thống,
công trình hoặc thiết bị quản lý, xử lý chất thải phát sinh tại cơ sở theo quy
định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với mỗi hành vi thiếu từ 01 cán bộ kỹ thuật hoặc cán bộ kiểm
tra chất lượng hoặc thợ sửa chữa tàu theo quy định.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi thiếu từ 02 cán bộ kỹ thuật hoặc cán bộ kiểm
tra chất lượng hoặc thợ sửa chữa tàu theo quy định.
Điều 51. Vi phạm các quy định
về hoạt động phá dỡ tàu thuyền
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
60.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện phá dỡ tàu biển trong thời hạn
quy định.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến
80.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lập kế hoạch thu gom, lưu giữ,
vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động phá dỡ đối với từng tàu hoặc
không có hợp đồng với doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ này về việc thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động phá dỡ từng tàu;
b) Không bố trí các khu vực để lưu giữ
an toàn các loại chất thải phát sinh từ hoạt động phá dỡ tàu thuyền trước khi xử
lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Không xây dựng phương án khắc phục
sự cố về môi trường xảy ra trong hoạt động phá dỡ tàu thuyền;
d) Thực hiện phá dỡ tàu thuyền khi
chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ
hoạt động kinh doanh có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với cơ sở có hành
vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Mục 8. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN
TOÀN CÔNG-TE-NƠ
Điều 52. Vi phạm quy định về
an toàn Công-te-nơ
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không gắn Biển chứng nhận an toàn
Công-te-nơ hoặc gắn biển không đúng quy cách hoặc làm sai lệch thông tin ghi
trên Biển chứng nhận an toàn Công-te-nơ;
b) Kích thước và nội dung của Biển chứng
nhận an toàn Công-te-nơ không đầy đủ hoặc không đúng quy định;
c) Không có giấy chứng nhận chất lượng
an toàn kỹ thuật cho Công-te-nơ do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định hoặc
giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật cho Công-te-nơ được cấp đã hết hạn
sử dụng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Công-te-nơ không được kiểm tra, bảo
dưỡng đúng hạn;
b) Sử dụng Công-te-nơ bị hư hỏng, có
nguy cơ gây mất an toàn theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Đình chỉ
hoạt động của Công-te-nơ có thời hạn từ 02 tháng đến 06 tháng đối với các hành
vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Mục 9. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT
ĐỘNG TÌM KIẾM, CỨU NẠN HÀNG HẢI; TRỤC VỚT TÀI SẢN CHÌM ĐẮM VÀ BÁO HIỆU HÀNG HẢI
Điều 53. Vi phạm quy định về
hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng hải
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Phát tín hiệu cấp cứu trong khi
phương tiện, con người vẫn đang trong tình trạng an toàn mà không có biện pháp
cải chính ngay sau đó;
b) Không cung cấp thông tin, dữ liệu về
phao Cospas-Sarsat chính xác, đầy đủ và kịp thời phục vụ cho công tác tìm kiếm,
cứu nạn theo quy định;
c) Không tham gia diễn tập và thực hiện
đầy đủ phương án phối hợp tìm kiếm, cứu nạn theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện nghĩa vụ theo quy định
về tìm kiếm, cứu nạn hàng hải;
b) Thực hiện chậm trễ lệnh điều động của
cơ quan có thẩm quyền để tìm kiếm, cứu nạn theo quy định.
3. Đối với hành vi không thực hiện lệnh
điều động của cơ quan có thẩm quyền để tìm kiếm, cứu nạn theo quy định sẽ bị xử
phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000
GT;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến
80.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền
sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn từ 03
tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và khoản
3 Điều này.
Điều 54. Vi phạm quy định về
trục vớt tài sản chìm đắm tại cảng biển
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin, thông báo, báo cáo hoặc
cung cấp thông tin, thông báo, báo cáo không đúng theo quy định về tài sản chìm
đắm tại cảng biển.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi không lập hoặc không trình phương án trục vớt
tài sản chìm đắm đúng thời hạn theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lắp đặt hoặc lắp đặt không kịp
thời báo hiệu phù hợp với vị trí tài sản bị chìm đắm;
b) Thực hiện việc trục vớt hoặc kết
thúc việc trục vớt tài sản bị chìm đắm quá thời gian quy định;
c) Trục vớt tài sản chìm đắm khi chưa
được phép của cơ quan có thẩm quyền;
d) Không bàn giao hoặc bàn giao không
đầy đủ tài sản chìm đắm ngẫu nhiên trục vớt được theo quy định;
đ) Không thanh toán các chi phí liên
quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định;
e) Trục vớt tài sản chìm đắm mà không
thực hiện đầy đủ phương án thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm đã được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với hành vi không trục vớt tài sản chìm đắm cấp độ 1 theo
quy định.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng đối với hành vi không trục vớt tài sản chìm đắm cấp độ 2 theo
quy định.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được
sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 3 Điều
này;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn đối
với hoạt động thăm dò, trục vớt tài sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành
vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
hoàn trả chi phí trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định đối với các hành vi vi
phạm được quy định tại điểm đ khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Điều 55. Vi phạm quy định về
báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với hành vi làm che khuất, làm nhiều hoặc làm suy giảm hiệu lực của
báo hiệu hàng hải.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Thiết lập báo hiệu hàng hải sai vị
trí quy định;
b) Không thiết lập báo hiệu hàng hải
hoặc thiết lập không kịp thời khi có chướng ngại vật gây nguy hiểm;
c) Không kịp thời sửa chữa, khôi phục
lại các báo hiệu hàng hải bị hư hỏng hoặc bị trôi dạt;
d) Làm dịch chuyển hoặc hư hỏng báo hiệu
hàng hải;
đ) Làm mất hiệu lực hoặc thay đổi đặc
tính báo hiệu hàng hải;
e) Thiết lập báo hiệu hàng hải không
đúng quy định;
g) Báo hiệu hàng hải đưa vào hoạt động
không được công bố Thông báo hàng hải theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau:
a) Tự ý dịch chuyển báo hiệu hàng hải
khác với vị trí ban đầu khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, chấp thuận;
b) Sửa chữa, thay thế báo hiệu hàng hải
không đúng với thiết kế được duyệt, trừ trường hợp xử lý sự cố đột xuất theo quy
định;
c) Không có hồ sơ thiết kế kỹ thuật của
báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải tại đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành báo hiệu
hàng hải, luồng hàng hải.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi hoặc điều chỉnh, bổ sung cho
phù hợp với quy định do các hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1, điểm d
và điểm đ khoản 2, điểm a khoản 3 Điều này.
Mục 10. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO
TẠO, HUẤN LUYỆN THUYỀN VIÊN
Điều 56. Vi phạm quy định về
đào tạo, huấn luyện thuyền viên
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho
học viên thực tập trên tàu biển theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện đúng quy chế tuyển
sinh;
b) không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ nội dung, chương đào tạo, huấn luyện theo khung chương trình được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
c) Tài liệu giảng dạy, hướng dẫn thực
hành không đúng quy định;
d) Thiếu một trong những trang, thiết
bị phục vụ huấn luyện, đào tạo theo quy định hoặc trang, thiết bị không bảo đảm
quy chuẩn kỹ thuật;
đ) Không thực hiện đúng quy chế thi,
kiểm tra đối với học viên;
e) Tổ chức đào tạo tại địa điểm không
được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau:
a) Thiếu 01 giảng viên hoặc huấn luyện
viên hoặc giảng viên, huấn luyện viên không có Giấy chứng nhận huấn luyện viên
chính hoặc chứng chỉ tương đương theo quy định;
b) Tỷ lệ học viên/giảng viên, huấn luyện
viên vượt quá quy định cho phép đến 20%.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau:
a) Thiếu từ 02 giảng viên hoặc huấn
luyện viên hoặc giảng viên, huấn luyện viên không có Giấy chứng nhận huấn luyện
viên chính hoặc chứng chỉ tương đương trở lên theo quy định;
b) Tỷ lệ học viên/giảng viên, huấn luyện
viên vượt quá quy định cho phép trên 20%.
5. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt
động đào tạo, huấn luyện thuyền viên có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với
hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Mục 11. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT
ĐỘNG ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU, QUẢN LÝ TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI LỎNG CÓ DẦU TỪ
TÀU BIỂN TẠI CẢNG BIỂN
Điều 57. Vi phạm quy định về
hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đầy đủ kế hoạch ứng phó sự cố
tràn dầu; kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc; kế hoạch hoạt động chuyển tải dầu
giữa tàu với tàu trên biển theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng nguồn lực ứng phó sự cố tràn dầu
theo quy định.
Điều 58. Vi phạm quy định về
hoạt động quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng
biển
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo kết quả giao, nhận, xử lý chất thải
lỏng có dầu tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
8.000.000 đồng đối với hành vi tàu biển vào cảng biển không khai báo hoặc khai
báo không đúng cho Cảng vụ hàng hải tại khu vực về số lượng nước thải lẫn dầu
có trên tàu khi cập cảng.
3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải
lỏng có dầu từ tàu biển mà không có kế hoạch giao, nhận chất thải lỏng được Cảng
vụ hàng hải tại khu vực chấp thuận.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi cảng biển, bến cảng không trang bị phương tiện
tiếp nhận hoặc trạm xử lý chất thải lỏng có dầu hoặc không có danh mục các tổ
chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu do Cảng
vụ hàng hải tại khu vực cung cấp theo quy định.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tới
phương tiện tiếp nhận khi chưa được chấp thuận của Cảng vụ hàng hải tại khu vực.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải
lỏng có dầu từ tàu biển mà không được cấp phép hành nghề theo quy định.
Chương III
THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN
VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Mục 1. THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN
VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 59. Thẩm quyền lập biên bản
vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và
công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính quy định tại các Điều 60, 61, 62, 63, 64, 65 và 66 của Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ
thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực hàng hải phải kịp thời ngăn chặn và lập biên bản vi phạm hành chính
theo quy định. Đối với hành vi vi phạm hành chính xảy ra trên tàu biển thì thuyền
trưởng hoặc người được thuyền trưởng giao có trách
nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính khi tàu biển về đến bến cảng.
Mục 2. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 60. Thẩm quyền của Thanh
tra
1. Thanh tra viên thuộc thanh tra Bộ
Giao thông vận tải, Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải, người được giao thực
hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hàng hải đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của
Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt
Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Hàng hải Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm
hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
khác quy định tại Chương II của Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ
Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 70.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm
hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
khác quy định tại Chương II của Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải
có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm
hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
khác quy định tại Chương II của Nghị định này.
Điều 61. Thẩm quyền của Cảng vụ
hàng hải
1. Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng.
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Trưởng
đoàn thanh tra chuyên ngành của Cảng vụ hàng hải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
các điểm a, b, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm
hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II của
Nghị định này.
Điều 62. Thẩm quyền của Cục
trưởng Cục Hàng hải Việt Nam
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam có quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
4. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
5. Áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm
hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
khác quy định tại Chương II của Nghị định này.
Điều 63. Thẩm quyền của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
4. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
5. Áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm
hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
khác quy định tại Chương II của Nghị định này.
Điều 64. Thẩm quyền của lực lượng
Công an nhân dân
1. Lực lượng Công an nhân dân có quyền xử phạt đối
với những hành vi vi phạm hành chính có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực ngành
mình quản lý được quy định tại: điểm d và điểm e khoản 2 Điều
12; các Điều 13, 18, 28, 30; các khoản
1, khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 10 Điều 33; điểm a khoản
3, khoản 4 và khoản 5 Điều 35 của Nghị định này.
2. Mức phạt tiền tối đa và thẩm quyền xử phạt của lực
lượng Công an nhân dân được thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản
1 Điều 24 và Điều 39 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 65. Thẩm quyền của lực lượng
Bộ đội biên phòng
1. Lực lượng Bộ đội biên phòng có quyền xử phạt đối
với những hành vi vi phạm hành chính phát hiện ngoài vùng nước cảng biển có
liên quan trực tiếp đến lĩnh vực ngành mình quản lý được quy định tại các khoản 3, 4 Điều 19; khoản 1, khoản 2, điểm a
khoản 3, điểm e khoản 5 và khoản 10 Điều 33; các Điều 34,
35, 36, 37, 40 và 42 của Nghị định này.
2. Mức phạt tiền tối đa và thẩm quyền xử phạt của lực
lượng Bộ đội biên phòng thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản
1 Điều 24 và Điều 40 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 66. Thẩm quyền của lực lượng
Cảnh sát biển
1. Lực lượng Bộ đội biên phòng có quyền xử phạt đối
với những hành vi vi phạm hành chính phát hiện ngoài vùng nước cảng biển có
liên quan trực tiếp đến lĩnh vực ngành mình quản lý được quy định tại các khoản 4, điểm e khoản 5 và khoản 6 Điều 33; các Điều
34, 35, 36, 37, 40 và 42 của Nghị định này.
2. Mức phạt tiền tối đa và thẩm quyền xử phạt của lực
lượng Cảnh sát biển thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều
24 và Điều 41 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 67. Hướng dẫn về thu, nộp,
quản lý sử dụng khoản tiền buộc nộp lại của tổ chức, cá nhân
Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ
Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể việc thu, nộp và quản lý sử dụng khoản tiền
buộc nộp lại của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hành vi vi phạm hành chính
quy định tại Nghị định này.
Điều 68. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
hàng hải xảy ra trước ngày có hiệu lực thi hành nhưng được phát hiện, xử lý sau
ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định này thì áp dụng các quy định xử phạt
theo nguyên tắc có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
Điều 69. Hiệu lực thi hành.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng
02 năm 2018 và thay thế Nghị định số 93/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải,
đường thủy nội địa.
Điều 70. Tổ chức thực hiện
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ
chức, hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2b).KN 204
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|